Giải bài Tờ báo tường của tôi trang 24, 25, 26 Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thứcViết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết. Trên con đường đến nhà bạn, cậu bé đã nhìn thấy sự việc gì? Cậu bé có cảm xúc thế nào khi nhìn thấy cảnh tượng đó? Để cứu người bị nạn, cậu bé đã làm gì? Tìm những chi tiết miêu tả khó khăn mà cậu bé đã vượt qua. Nội dung chính Tờ báo tường của tôi: Văn bản đề cập đến nhân vật tôi khi đang trên đường xuống nhà bạn để bàn về tờ báo tường đón tết Trung thu thì bất ngờ gặp một người bị nạn kêu cứu. Ngay lập tức cậu đã băng qua rừng đến đồn biên phòng để báo với các chú bộ đội. Hành động gan dạ và tốt bụng của cậu được lan truyền khắp nơi và cậu cũng đã tìm được nhan đề cho tờ báo tường. * Khởi động Câu hỏi trang 24 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 - Kết nối tri thức: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết.
Phương pháp: Em nói về tấm gương trẻ em làm việc tốt mà em biết. Lời giải: Anh Kim Đồng là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, anh Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin. * Đọc văn bản Tờ báo tường của tôi Chiều nay, tôi phải xuống nhà thằng Eng để bàn với nó về tên tờ báo tường đón tết Trung thu. Con đường đến nhà Eng đi qua một con dốc. Đang đi, tôi bỗng khựng lại, suýt nữa hét toáng lên vì sợ hãi. Ngay trước mặt tôi, có người nằm bên gốc cây. Bên cạnh chiếc xe máy, ngổn ngang những bao hàng. Người bị nạn kêu yếu ớt: - Cháu ơi, gọi người cứu bác với! Tôi đứng ngây ra, tim đập thình thịch. Cố trấn tĩnh, tôi đáp: - Bác đợi cháu nhé! “Phải đến đồn biên phòng”... Thoáng nghĩ thế, tôi liền chạy theo con đường gần nhất. Trời bắt đầu nhá nhem tối. Khu rừng âm u. Tiếng mấy con chim kêu “túc... túc...” không ngớt. Tôi chạy nhanh hơn. Gió thổi vù vù bên tai, bàn chân đau nhói vì giẫm lên đá răng mèo. “Phải cố lên! Người bị nạn nguy mất...”. Cuối cùng, cánh cổng của đồn biên phòng cũng hiện ra. Một chú bộ đội đứng gác cất tiếng hỏi tôi: - Có việc gì thế cháu? - Cháu thấy người bị tai nạn bên đường nên tới báo cho các chú ạ. Nhìn khuôn mặt đỏ bừng, nhễ nhại mồ hôi của tôi, chú như đoán được câu chuyện. Nhấc điện thoại lên, chú liên lạc với đồng đội đang đi tuần tra địa bàn để thông báo sự việc. Xong xuôi, chú vỗ vai tôi cười bảo: - Cháu gan dạ và tốt bụng quá! Hi vọng, người gặp nạn sẽ được cứu kịp thời. Ngày hôm sau, câu chuyện tôi giúp các chú bộ đội biên phòng cứu được người bị nạn lan đi khắp nơi. Tôi thấy rất vui. Tôi còn vui hơn khi tìm được nhan đề “Trăng Rằm yêu thương” cho tờ báo tường. Thằng Eng chắc hẳn sẽ rất thích cái tên đó. (Nguyễn Luân) Từ ngữ - Biên phòng: phòng thủ và bảo vệ vùng biên giới. - Đá răng mèo: đá nhỏ, nhọn, lởm chởm giống như răng mèo - Tuần tra địa bàn: đi để xem xét trong một khu vực nhằm giữ gìn trật tự. * Trả lời câu hỏi Câu 1 trang 25 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 - Kết nối tri thức: Trên con đường đến nhà bạn, cậu bé đã nhìn thấy sự việc gì? Cậu bé có cảm xúc thế nào khi nhìn thấy cảnh tượng đó? Phương pháp: Em đọc câu văn thứ 3, 4 và 5 trong đoạn 1 của bài đọc để tìm câu trả lời. “Đang đi, tôi bỗng khựng lại, suýt nữa hét toáng lên vì sợ hãi. Ngay trước mặt tôi, có người nằm bên gốc cây. Bên cạnh chiếc xe máy, ngổn ngang những bao hàng.” Lời giải: Trên đường đến nhà bạn, cậu bé đã nhìn thấy một người bị nạn nằm bên gốc cây, bên cạnh chiếc xe máy ngổn ngang những bao hàng. Cậu bé cảm thấy sợ hãi, suýt hét toáng lên. Câu 2 trang 25 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 - Kết nối tri thức: Để cứu người bị nạn, cậu bé đã làm gì? Tìm những chi tiết miêu tả khó khăn mà cậu bé đã vượt qua. Phương pháp: Em đọc kĩ đoạn văn thứ 2 của bài đọc để tìm câu trả lời. Lời giải: Để cứu người bị nạn, cậu bé đã chạy theo con đường gần nhất để đến đồn biên phòng. Những chi tiết miêu tả khó khăn mà cậu bé đã vượt qua: + Trời bắt đầu nhá nhem tối. + Khu rừng âm u. Tiếng mấy con chim kêu “túc... túc...” không ngớt. + Bàn chân đau nhói vì giẫm lên đá răng mèo. Câu 3 trang 25 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 - Kết nối tri thức: Nêu cảm nghĩ của em về việc làm của cậu bé trong câu chuyện. Phương pháp: Em đọc kĩ bài đọc và nêu cảm nghĩ về việc làm của cậu bé. Lời giải: Em thấy cậu bé là một người rất tốt bụng và gan dạ. Để cứu người mà cậu không màng đến đến bản thân, chạy thật nhanh nhằm giúp người bị nạn có thể được cứu kịp thời. Câu 4 trang 25 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 - Kết nối tri thức: Vì sao cậu bé lại dùng từ yêu thương đặt tên cho tờ báo tường? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em. A. Vì cậu bé đã hiểu được ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống. B. Vì cậu bé đã làm được một việc thể hiện tình yêu thương với người gặp hoạn nạn. C. Vì cậu bé muốn lan toả tình yêu thương đến các bạn của mình. Phương pháp: Em suy nghĩ và chọn đáp án đúng. Lời giải: C. Vì cậu bé muốn lan toả tình yêu thương đến các bạn của mình. Câu 5 trang 26 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 - Kết nối tri thức: Sắp xếp các ý dưới đây cho đúng với trình tự các sự việc trong câu chuyện.
Phương pháp: Em dựa vào nội dung bài đọc và sắp xếp các ý đúng trình tự các sự việc trong câu chuyện. Lời giải: - Nhìn thấy người bị nạn. - Tìm cách giúp đỡ. - Chạy đến đồn biên phòng. - Báo tin cho các chú bộ đội. - Cứu được người bị nạn. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 5. Tờ báo tường của tôi
|
Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu dưới đây: a. Mây đen che kín bầu trời. b. Cánh cổng đồn biên phòng hiện ra trước mắt tôi. c. Một chú bộ đội đang đứng gác trước cổng.
Dựa vào các ý đã tìm trong hoạt động Viết ở Bài 4, viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài. Tự làm một tấm thiệp, viết lời nhắn yêu thương tặng mẹ nhân ngày 8 tháng 3.
Chia sẻ một bài học cuộc sống mà em nhận được từ người thân. Chia sẻ một bài học cuộc sống mà em nhận được từ người thân. Bài thơ là lời của ai, nói với ai? Từ ngữ nào cho em biết điều đó?
Đọc hoặc nghe bài viết của bạn, nêu những điều em muốn học tập. Chỉnh sửa bài viết. Sửa lỗi trong bài viết của em theo nhận xét của thầy cô. Viết lại những câu văn mà em muốn chỉnh sửa cho hay hơn.