Giải SBT Toán 10 trang 27 Chân trời sáng tạo tập 1Giải bài 1, 2, 3, 4, trang 27, SBT Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1. Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn sau trên mặt phẳng tọa độ Oxy Bài 1 trang 27 SBT Toán 10 - Chân trời sáng tạo Cho bất phương trình bậc nhất hai ẩn: \(2x - 5y + 10 > 0\) a) Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình trên mặt phẳng Oxy b) \(\left( {1;3} \right)\) có phải là nghiệm của bất phương trình trên không? c) Chỉ ra 2 cặp số thỏa mãn bất phương trình trên Phương pháp: a) Bước 1: Vẽ đường thẳng của phương trình \(2x - 5y + 10 = 0\) Bước 2: Xét 1 điểm bất kỳ thay vào bất phương trình và kết luận b) Thay tọa độ điểm \(\left( {1;3} \right)\) vào bất phương trình và kiểm tra c) Chọn x (hoặc y) bất kỳ và tìm ẩn còn lại thỏa mãn Lời giải: a) Vẽ đường thẳng 2x – 5y + 10 = 0. Cho x = 0, khi đó 2 . 0 – 5y + 10 = 0, suy ra y = 2. Cho y = 0, khi đó 2x – 5 . 0 + 10 = 0, suy ra x = – 5. Do đó, đường thẳng 2x – 5y + 10 = 0 đi qua hai điểm (0; 2) và (– 5; 0). Lấy điểm O(0; 0) không thuộc đường thẳng 2x – 5y + 10 = 0. Ta có: 2 . 0 – 5 . 0 + 10 = 10 > 0, do đó tọa độ điểm O thỏa mãn bất phương trình 2x – 5y + 10 > 0. Vậy miền nghiệm của bất phương trình 2x – 5y + 10 > 0 là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng 2x – 5y + 10 = 0, chứa gốc O và không kể đường thẳng 2x – 5y + 10 = 0 (miền không bị gạch trong hình dưới đây). b) Thay x = 1, y = 3 vào biểu thức 2x – 5y + 10, ta được: 2 . 1 – 5 . 3 + 10 = – 3 < 0 Do đó, cặp số (1; 3) không thỏa mãn bất phương trình 2x – 5y + 10 > 0. Vậy (1; 3) không là nghiệm của bất phương trình đã cho. c) Ta chọn cặp số (x; y) tùy ý sao cho 2x – 5y + 10 > 0. Chẳng hạn các cặp số (1; 2) và (3; 3) thỏa mãn bất phương trình đã cho. Do 2 . 1 – 5 . 2 + 10 = 2 > 0 và 2 . 3 – 5 . 3 + 10 = 1 > 0. Bài 2 trang 27 SBT Toán 10 - Chân trời sáng tạo Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn sau trên mặt phẳng tọa độ Oxy a) \(x + y - 1 > 0\) b) \(x - 1 \ge 0\) c) \( - y + 2 \le 0\) Phương pháp: Bước 1: Vẽ đường thẳng của phương trình \(2x - 5y + 10 = 0\) Bước 2: Xét 1 điểm bất kỳ thay vào bất phương trình và kết luận Lời giải: a) Vẽ đường thẳng x + y – 1 = 0. Cho x = 0, khi đó 0 + y – 1 = 0, suy ra y = 1. Cho y = 0, khi đó x + 0 – 1 = 0, suy ra x = 1. Do đó, đường thẳng x + y – 1 = 0 đi qua hai điểm (0; 1) và (1; 0). Lấy điểm O(0; 0) không thuộc đường thẳng x + y – 1 = 0. Ta có: 0 + 0 – 1 = – 1 < 0, do đó tọa độ điểm O không thỏa mãn bất phương trình x + y – 1 > 0. Vậy miền nghiệm của bất phương trình x + y – 1 > 0 là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng x + y – 1 = 0, không chứa gốc O và không kể đường thẳng x + y – 1 = 0 (miền không bị gạch trong hình dưới đây). b) Vẽ đường thẳng x – 1 = 0. (chính là đường thẳng x = 1, đi qua điểm (1; 0) và song song với trục Oy). Lấy điểm O(0; 0) không thuộc đường thẳng x – 1 = 0. Ta có: 0 – 1 = – 1 < 0, do đó tọa độ điểm O không thỏa mãn bất phương trình x – 1 ≥ 0. Vậy miền nghiệm của bất phương trình x – 1 ≥ 0 là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng x – 1 = 0, không chứa gốc O và kể cả đường thẳng x – 1 = 0 (miền không bị gạch trong hình dưới đây). c) Vẽ đường thẳng – y + 2 = 0. (chính là đường thẳng y = 2, đi qua điểm (0; 2) và song song với trục Ox). Lấy điểm O(0; 0) không thuộc đường thẳng – y + 2 = 0. Ta có: – 0 + 2 = 2 > 0, do đó tọa độ điểm O không thỏa mãn bất phương trình – y + 2 ≤ 0. Vậy miền nghiệm của bất phương trình – y + 2 ≤ 0 là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng – y + 2 = 0, không chứa gốc O và kể cả đường thẳng – y + 2 = 0 (miền không bị gạch trong hình dưới đây). Bài 3 trang 27 SBT Toán 10 - Chân trời sáng tạo Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình sau trên mặt phẳng Oxy a) \(3x + 2y < x - y + 8\) b) \(2\left( {x - 1} \right) + 3\left( {y - 2} \right) > 2\) Phương pháp: Bước 1: Rút gọn về dạng bất phương trình bậc nhất hai ẩn Bước 2: Vẽ đường thẳng của phương trình \(2x - 5y + 10 = 0\) Bước 3: Xét 1 điểm bất kỳ thay vào bất phương trình và kết luận Lời giải: a) 3x + 2y < x – y + 8 ⇔ 3x – x + 2y + y < 8 ⇔ 2x + 3y < 8. Vẽ đường thẳng 2x + 3y = 8. Lấy điểm O(0; 0) không thuộc đường thẳng 2x + 3y = 8. Ta có: 2 . 0 + 3 . 0 = 0 < 8, do đó tọa độ điểm O thỏa mãn bất phương trình 2x + 3y < 8. Vậy miền nghiệm của bất phương trình 2x + 3y < 8 là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng 2x + 3y = 8, chứa gốc O và không kể đường thẳng 2x + 3y = 8 (miền không bị gạch trong hình dưới đây). b) 2(x – 1) + 3(y – 2) > 2 ⇔ 2x – 2 + 3y – 6 > 2 ⇔ 2x + 3y > 10. Vẽ đường thẳng 2x + 3y = 10. Lấy điểm O(0; 0) không thuộc đường thẳng 2x + 3y = 10. Ta có: 2 . 0 + 3 . 0 = 0 < 10, do đó tọa độ điểm O không thỏa mãn bất phương trình 2x + 3y > 10. Vậy miền nghiệm của bất phương trình 2x + 3y > 10 là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng 2x + 3y = 10, không chứa gốc O và không kể đường thẳng 2x + 3y = 10 (miền không bị gạch trong hình dưới đây). Bài 4 trang 27 SBT Toán 10 - Chân trời sáng tạo Bạn Nga muốn pha 2 loại nước rửa xe. Để pha 1 lít loại I cần 600 ml dung dịch chất tẩy rửa, còn loại II chỉ cần 400 ml. Gọi x và y lần lượt là số lít nước rửa xe loại I và loại II pha chế được và biết rằng Nga chỉ còn 2 400ml chất tẩy rửa, hãy lập các bất phương trình mô tả số lít nước rửa xe loại I và II mà bạn Nga có thể pha chế được và biểu diễn miền nghiệm của từng bất phương trình đó trên mặt phẳng tọa độ Oxy Lời giải: Do x, y lần lượt là số lít nước rửa xe loại I và II pha chế được nên x ≥ 0, y ≥ 0. Để pha chế x lít nước rửa xe loại I, Nga cần số ml dung dịch chất tẩy rửa là: 600x (ml). Để pha chế y lít nước rửa xe loại II, Nga cần số ml dung dịch chất tẩy rửa là: 400y (ml). Tổng số ml dung dịch chất tẩy rửa Nga dùng để pha chế x lít nước rửa xe loại I và y lít nước rửa xe loại II là 600x + 400y. Mà Nga chỉ có 2 400 ml dung dịch chất tẩy rửa nên 600x + 400y ≤ 2 400 ⇔ 3x + 2y ≤ 12. Vậy các bất phương trình mô tả số lít nước rửa xe loại I và loại II mà bạn Nga có thể pha chế được là: x ≥ 0, y ≥ 0, 3x + 2y ≤ 12. Ta biểu diễn miền nghiệm của các bất phương trình trên. + Bất phương trình x ≥ 0: Miền nghiệm của bất phương trình này chính là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng Oy, nằm bên phải trục Oy, bao gồm cả đường thẳng Oy (miền không bị gạch trong hình dưới đây). + Bất phương trình y ≥ 0: Miền nghiệm của bất phương trình này chính là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng Ox, nằm bên trên trục Ox, bao gồm cả đường thẳng Ox (miền không bị gạch trong hình dưới đây).
+ Bất phương trình 3x + 2y ≤ 12: Vẽ đường thẳng 3x + 2y = 12. Cho x = 0, khi đó 3 . 0 + 2y = 12, suy ra y = 6. Cho y = 0, khi đó 3x + 2 . 0 = 12, suy ra x = 4. Do đó, đường thẳng 3x + 2y = 12 đi qua hai điểm (0; 6) và (4; 0). Lấy điểm O(0; 0) không thuộc đường thẳng 3x + 2y = 12. Ta có: 3 . 0 + 2 . 0 = 0 < 12, do đó tọa độ điểm O thỏa mãn bất phương trình 3x + 2y ≤ 12. Vậy miền nghiệm của bất phương trình 3x + 2y ≤ 12 là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng 3x + 2y = 12, chứa gốc O và kể cả đường thẳng 3x + 2y = 12 (miền không bị gạch trong hình dưới đây). Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 1. Bất phương trình bậc nhất hai ẩn - SBT Toán 10 CTST
|
Giải bài 1, 2, 3, trang 33, bài 4, trang 34 SBT Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1. Biểu diễn miền nghiệm của mỗi hệ bất phương trình sau đây: