Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Giải SBT Toán 10 trang 63 Kết nối tri thức tập 2

Bài 9.1, 9.2, 9.3, 9.4, 9.5, 9.6 trang 63 SBT Toán 10 KNTT tập 2. Gieo một con xúc xắc đồng thời rút ngẫu nhiên một thẻ từ một hộp chứa 4 thẻ A, B, C, D. Có ba chiếc hộp. Hộp thứ nhất chứa 5 tấm thẻ đánh số từ 1 đến 5. Hộp thứ hai chứa 6 tấm thẻ đánh số từ 1 đến 6. Hộp thứ ba chứa 7 tấm thẻ đánh số từ 1 đến 7.

Bài 9.1 trang 63 SBT Toán 10 tập 2 Kết nối tri thức

Gieo một con xúc xắc liên tiếp hai lần.

a) Mô tả không gian mẫu. 

b) Gọi A là biến cố: “Tổng số chấm xuất hiện lớn hơn hay bằng 8". Biến cố A và \(\overline A \) là các tập con nào của không gian mẫu?

Lời giải:

a) Không gian mẫu là tập hợp các cặp số (x;y) thỏa mãn: \(x,y \in \left\{ {1;2;3;4;5;6} \right\}\)

\(\Omega  = {\rm{ }}\left\{ {\left( {x,y} \right){\rm{| x,y}} \in {\rm{N; }}1 \le x,y \le 6} \right\}\)

b)

+ Biến cố A là tập hợp các cặp số (x;y) thỏa mãn: \(x + y \ge 8\)

A = {(2,6); (3,5); (3, 6); (4, 4); (4, 5); (4, 6); (5, 3); (5, 4); (5, 5); (5, 6); (6, 2); (6, 3); (6, 4); (6,5); (6, 6)}.

 + Biến cố \(\overline A \) là tập hợp các cặp số (x;y) thỏa mãn: \(x + y < 8\)

\(\overline A =\{(1,1);(1,2);(1,3);(1,4);(1,5);\)\((1,6);(2,1);(2,2);(2,3);(2,4);(2,5);\)\((3,1);(3,2);(3,3);(3,4);(4,1);(4,2);(4,3);(5,1);(5,2);(6,1)\} \)

Bài 9.2 trang 63 SBT Toán 10 tập 2 Kết nối tri thức

Gieo một con xúc xắc đồng thời rút ngẫu nhiên một thẻ từ một hộp chứa 4 thẻ A, B, C, D.

a) Mô tả không gian mẫu.

b) Xét các biến cố sau:

E: “Con xúc xắc xuất hiện mặt 6";

\(F\) : “Rút được thẻ A hoặc con xúc xắc xuất hiện mặt 5".

Các biến cố \(E,\,\overline E ,F \) và \(\overline F \) là các tập con nào của không gian mẫu?

Lời giải:

a) Không gian mẫu là:

\(\Omega  = \{ (1,A);(2,A);(3,A);(4,A);\)\((5,A);(6,A);(1,B);(2,B);(3,B);\)\((4,B);(5,B);(6,B);(1,C);(2,C);\)\((3,C);(4,C);(5,C);(6,C);(1,D);\)\((2,D);(3,D);(4,D);(5,D);(6,D)\} \)

b) Tập hợp E là: E = {(6, A); (6, B); (6, C); (6, D)}.

Tập hợp \(\overline E \) là: \(\overline E \)  = {(1, A); (2, A); (3, A); (4, A); (5, A); (1, B): (2, B); (3, B); (4, B); (5, B); (1, C); (2, C); (3, C); (4, C); (5, C); (1, D); (2, D); (3, D); (4, D); (5, D)}.

Tập hợp F là: F = {(5, A); (5, B); (5, C); (5, D); (1, A); (2. A); (3, A); (4, A); (6, A)}.

Tập hợp \(\overline F \) là: \(\overline F \) = {(1, B); (2, B); (3, B); (4, B); (6, B); (1, C); (2, C); (3, C); (4, C); (6, C); (1, D); (2, D); (3, D); (4, D); (6, D)}.

Bài 9.3 trang 63 SBT Toán 10 tập 2 Kết nối tri thức

Hai túi I và II chứa các tấm thẻ được đánh số. Túi I: {1; 2; 3; 4;}, túi II: {1; 2; 3; 4; 5}. Rút ngẫu nhiên từ mỗi túi I và II một tấm thẻ.

a) Mô tả không gian mẫu.

b) Xét các biến cố sau:

A: “Hai số trên hai tấm thẻ bằng nhau";

B: “Hai số trên hai tấm thẻ chênh nhau 2";

C: “Hai số trên hai tấm thẻ chênh nhau lớn hơn hay bằng 2".

Các biến cố \(A,\overline A ,B,\overline B ,C,\overline C \)là các tập con nào của không gian mẫu?

Lời giải:

a) Không gian mẫu là: \(\Omega \)  = {(1, 1); (1, 2); (1, 3); (1, 4); (1, 5); (2, 1); (2, 2), (2, 3); (2, 4); (2,5); (3, 1); (3, 2); (3, 3); (3, 4); (3, 5); (4, 1); (4, 2); (4,3); (4, 4); (4, 5)}.

b) Tập hợp A là: A = {(1,1); (2, 2); (3, 3); (4,4)}.

Tập hợp \(\overline A \) là: \(\overline A \) = {(1, 2); (1, 3); (1, 4); (1, 5); (2, 1); (2, 3); (2, 4); (2, 5); (3, 1); (3, 2); (3, 4); (3, 5); (4, 1); (4, 2); (4, 3); (4,5)}.

Tập hợp B là: B = {(1,3); (3, 1); (2, 4); (4, 2); (3,5)}.

Tập hợp \(\overline B \) là: \(\overline B \) = {(1, 1); (1, 2); (1, 4); (1, 5); (2, 1); (2, 2); (2, 3); (2, 5); (3, 2); (3, 3); (3, 4); (4, 1); (4, 3); (4, 4); (4,5)}.

Tập hợp C là: C = {(1, 3); (1, 4); (1, 5); (2, 4); (2, 5); (3, 1); (3,5); (4, 1); (4, 2)}

Tập hợp \(\overline C \)là: \(\overline C \)= {(1, 1); (1, 2); (2, 1); (2, 2); (2, 3); (3, 2); (3, 3); (3, 4); (4, 3); (4, 4); (4,5)}

Bài 9.4 trang 63 SBT Toán 10 tập 2 Kết nối tri thức

Gieo một đồng xu và một con xúc xắc đồng thời. Tính xác suất của biến cố A: “Đồng xu xuất hiện mặt sấp hoặc con xúc xắc xuất hiện mặt 5 chấm”.

Lời giải:

Gieo một đồng xu 1 lần ta thu được kết quả bất kì thuộc tập hợp: {sấp; ngửa}.

Gieo một con xúc xắc 1 lần ta thu được kết quả bất kì thuộc tập hợp: {1; 2; 3; 4; 5; 6}.

Do đó, không gian mẫu là:

Ω = {(sấp, 1); (sấp, 2); (sấp, 3); (sấp, 4); (sấp, 5); (sấp, 6); (ngửa, 1); (ngửa, 2); (ngửa, 3); (ngửa, 4); (ngửa, 5); (ngửa, 6)}.

Số phần tử của Ω là: n(Ω) = 12.

Xét biến cố A: “Đồng xu xuất hiện mặt sấp hoặc con xúc xắc xuất hiện mặt 5 chấm”.

A1: “Đồng xu xuất hiện mặt sấp”. Ta có: A1 = {(sấp, 1); (sấp, 2); (sấp, 3); (sấp, 4); (sấp, 5); (sấp, 6)}.

A2: “Con xúc xắc xuất hiện mặt 5 chấm”. Ta có: A2 = {(sấp, 5); (ngửa, 5)}.

Do đó, ta có:

A = A1 ∪ A2 = {(ngửa, 5); (sấp, 1); (sấp, 2); (sấp, 3); (sấp, 4); (sấp, 5); (sấp, 6)}.

Số phần tử của A là: n(A) = 7.

Bài 9.5 trang 63 SBT Toán 10 tập 2 Kết nối tri thức

Có hai hộp I và II. Hộp thứ nhất chứa 12 tấm thẻ vàng đánh số từ 1 đến 12. Hộp thứ hai chứa 6 tấm thẻ đỏ đánh số từ 1 đến 6. Rút ngẫu nhiên từ mỗi hộp một tấm thẻ. Tính xác suất của các biến cố:

a) A: “Cả hai tấm thẻ đều mang số 5".

b) B: “Tổng hai số trên hai tấm thẻ bằng 6”.

Lời giải:

Rút ngẫu nhiên từ hộp I một tấm thẻ ta nhận được tấm thẻ vàng đánh số a bất kì với 1 ≤ a ≤ 12, a ∈ ℕ.

Rút ngẫu nhiên từ hộp II một tấm thẻ ta nhận được tấm thẻ đỏ đánh số b bất kì với 1 ≤ b ≤ 6, b ∈ ℕ.

Do đó, không gian mẫu là:

Ω = {(a, b), 1 ≤ a ≤ 12, 1 ≤ b ≤ 6, a, b ∈ ℕ}.

Do đó theo quy tắc nhân, Ω có: 12 . 6 = 72 (phần tử) hay n(Ω) = 72.

a)

Xét biến cố A: “Cả hai tấm thẻ đều mang số 5”. Ta có:

Khi a = 5 thì b = 5

Do đó A = {(5, 5)}.

 Số phần tử của A là: n(A) = 1 .

b)

Xét biến cố B: “Tổng hai số trên hai tấm thẻ bằng 6”. Ta có:

Khi a = 1 thì b = 5

Khi a = 2 thì b = 4

Khi a = 3 thì b = 3

Khi a = 4 thì b = 2

Khi a = 5 thì b = 1

Khi a ≥ 6 thì không tồn tại b với 1 ≤ b ≤ 6 thỏa mãn

Do đó B = {(1, 5); (2, 4); (3, 3); (4, 2); (5, 1)}.

Số phần tử của B là: n(B) = 5.

Bài 9.6 trang 63 SBT Toán 10 tập 2 Kết nối tri thức

Có ba chiếc hộp. Hộp thứ nhất chứa 5 tấm thẻ đánh số từ 1 đến 5. Hộp thứ hai chứa 6 tấm thẻ đánh số từ 1 đến 6. Hộp thứ ba chứa 7 tấm thẻ đánh số từ 1 đến 7. Từ mỗi hộp rút ngẫu nhiên một tấm thẻ. Tính xác suất để tống ba số ghi trên ba tấm thẻ bằng 15.

Lời giải:

Ta có không gian mẫu là: \(\Omega  = \left\{ {\left( {a,b,c} \right),1 \le a \le 5;1 \le b \le 6;1 \le c \le 7} \right\}\). Vậy n(\(\Omega \)) =5.6.7 = 210.

Gọi A là biến cố “tống ba số ghi trên ba tấm thẻ bằng 15”.

Khi đó A = {(2, 6, 7); (3, 6, 6); (3, 5, 7); (4, 6, 5); (4, 5, 6); (4, 4, 7); (5, 3, 7); (5, 4, 6); (5, 5, 5); (5, 6, 4)}. Vậy n(A) = 10.

Do đó P(A) = \(\frac{{10}}{{210}} = \frac{1}{{21}}\).

Sachbaitap.com

  • Giải SBT Toán 10 trang 66 Kết nối tri thức tập 2

    Giải SBT Toán 10 trang 66 Kết nối tri thức tập 2

    Bài 9.7, 9.8, 9.9, 9.10, 9.11, 9.12 trang 66 SBT Toán 10 KNTT tập 2. Một lớp có 40 học sinh trong đó có 16 nam. Trong các em nam có 3 em thuận tay trái. Trong các em nữ có 2 em thuận tay trái. Chọn ngẫu nhiên hai em. Tính xác suất để hai em chọn được có một em nữ không thuận tay trái và một em nam thuận tay trái.