Giải SGK Toán 12 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 73, 74Giải bài 1, 2 trang 73, bài 3, 4 trang 74 SGK Toán 12 Chân trời sáng tạo tập 1. Bảng tần số ghép nhóm dưới đây thể hiện kết quả điều tra về tuổi thọ trung bình của nam giới và nữ giới ở 50 quốc gia. Bài 1 trang 73 SGK Toán 12 Tập 1 Chân trời sáng tạo Bảng sau thống kê tổng lượng mưa (đơn vị: mm) đo được vào tháng 7 từ năm 2002 đến 2021 tại một trạm quan trắc đặt ở Cà Mau.
b) Hãy chia mẫu số liệu trên thành 4 nhóm với nhóm đầu tiên là [140; 240) và lập bảng tần số ghép nhóm. c) Hãy tìm khoảng biến thiên, khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm và so sánh với kết quả tương ứng thu được ở câu a). Phương pháp: a) Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm Tìm trung vị \({Q_2}\) Tìm trung vị của nửa số liệu bên trái \({Q_2}\), ta được \({Q_1}\) Tìm trung vị của nửa số liệu bên phải \({Q_2}\), ta được \({Q_3}\) Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu là hiệu giữa tứ phân vị thứ ba \({Q_3}\) và tứ phân vị thứ nhất \({Q_1}\) của mẫu số liệu c) Khoảng biến thiên của mẫu số liệu ghép nhóm là hiệu số giữa đầu mút phải của nhóm cuối cùng và đầu mút trái của nhóm đầu tiên có chứa dữ liệu của mẫu số liệu. Tứ phân vị thứ k, kí hiệu là \({Q_k}\), với k = 1, 2, 3 của mẫu số liệu ghép nhóm được xác định như sau: \({Q_k} = {u_m} + \frac{{\frac{{kn}}{4} - C}}{{{n_m}}}({u_{m + 1}} - {u_m})\) trong đó: \(n = {n_1} + {n_2} + {n_3} + ... + {n_k}\) là cỡ mẫu \([{u_m};{u_{m + 1}}]\) là nhóm chứa tứ phân vị thứ k \({n_m}\) là tần số của nhóm chứa tứ phân vị thứ k \(C = {n_1} + {n_2} + {n_3} + ... + {n_{m - 1}}\) Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm, kí hiệu \({\Delta _Q}\), là hiệu giữa tứ phân vị thứ ba \({Q_3}\) và tứ phân vị thứ nhất \({Q_1}\) của mẫu số liệu ghép nhóm đó, tức là \({\Delta _Q} = {Q_3} - {Q_1}\). Lời giải: a) Sắp xếp lại mẫu số liệu trên theo thứ tự không giảm, ta được: 147 187,1 200,7 242,2 251,4 258,4 288,5 298,1 305 332 341,4 388,6 400 413,5 413,5 421 432,2 475 520 522,9 Khoảng biến thiên của mẫu số liệu trên là: R = 522,9 – 147 = 375,9 (mm). Cỡ mẫu n = 20. Tứ phân vị thứ nhất là trung vị của mẫu số liệu: 147; 187,1; 200,7; 242,2; 251,4; 258,4 ; 288,5; 298,1; 305 ; 332. Tứ phân vị thứ ba là trung vị của mẫu số liệu: 341,4; 388,6 ; 400; 413,5; 413,5 ; 421; 432,2; 475; 520; 522,9.
Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu đã cho là: ∆Q = Q3 – Q1 = 417,25 – 254,9 = 162,35. b) Nhóm đầu tiên là [140; 240), ta chọn 3 nhóm còn lại là [240; 340), [340; 440), [440; 540). Từ bảng thống kê ban đầu, ta lập được bảng tần số ghép nhóm như sau:
c) Cỡ mẫu n = 20. Khoảng biến thiên của mẫu số liệu ghép nhóm là R' = 540 – 140 = 400 (mm). Gọi x1; x2; …; x20 là mẫu số liệu gốc về lượng mưa đo được vào tháng 7 từ năm 2002 đến 2021 tại một trạm quan trắc đặt ở Cà Mau được xếp theo thứ tự không giảm. Ta có x1; x2; x3 ∈ [140; 240), x4; …; x10 ∈ [240; 340), x11; …; x17 ∈ [340; 440), x18; x19; x20 ∈ [440; 540). Tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu gốc là ∈ [240; 340). Do đó, tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu ghép nhóm là: Ta thấy khoảng biến thiên của mẫu số liệu ghép nhóm lớn hơn mẫu số liệu đã cho; khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm nhỏ hơn mẫu số liệu đã cho. Bài 2 trang 73 SGK Toán 12 Tập 1 Chân trời sáng tạo Biểu đồ dưới đây biểu diễn số lượt khách hàng đặt bàn qua hình thức trực tuyến mỗi ngày trong quý III năm 2022 của một nhà hàng. Cột thứ nhất biểu diễn số ngày có từ 1 đến dưới 6 lượt đặt bàn; cột thứ hai biểu diễn số ngày có từ 6 đến dưới 11 lượt đặt bàn; … Hãy tìm khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm cho bởi biểu đồ trên. Phương pháp: Tứ phân vị thứ k, kí hiệu là \({Q_k}\), với k = 1, 2, 3 của mẫu số liệu ghép nhóm được xác định như sau: \({Q_k} = {u_m} + \frac{{\frac{{kn}}{4} - C}}{{{n_m}}}({u_{m + 1}} - {u_m})\) trong đó: \(n = {n_1} + {n_2} + {n_3} + ... + {n_k}\) là cỡ mẫu \([{u_m};{u_{m + 1}}]\) là nhóm chứa tứ phân vị thứ k \({n_m}\) là tần số của nhóm chứa tứ phân vị thứ k \(C = {n_1} + {n_2} + {n_3} + ... + {n_{m - 1}}\) Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm, kí hiệu \({\Delta _Q}\), là hiệu giữa tứ phân vị thứ ba \({Q_3}\) và tứ phân vị thứ nhất \({Q_1}\) của mẫu số liệu ghép nhóm đó, tức là \({\Delta _Q} = {Q_3} - {Q_1}\). Lời giải: Từ biểu đồ đã cho, ta có có bảng thống kê sau:
Cỡ mẫu n = 14 + 30 + 25 + 18 + 5 = 92. Gọi x1; x2; …; x92 là mẫu số liệu gốc về số lượt khách đặt bàn qua hình thức trực tuyến mỗi ngày trong quý III năm 2022 của một nhà hàng được xếp theo thứ tự không giảm. Ta có x1; …; x14 ∈ [1; 6), x15; …; x44 ∈ [6; 11), x45; …; x69 ∈ [11; 16), x70; …; x87 ∈ [16; 21), x88; …; x92 ∈ [21; 26). Tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu gốc là Do đó, tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu ghép nhóm là: Tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu gốc là Mà x69 ∈ [11; 16) và x70 ∈ [16; 21) Do đó, tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu ghép nhóm là Q3 = 16. Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm là: ∆Q = Q3 – Q1 = 16 – 7,5 = 8,5. Bài 3 trang 74 SGK Toán 12 Tập 1 Chân trời sáng tạo Kết quả đo chiều cao của 100 cây keo 3 năm tuổi tại một nông trường được cho ở bảng sau:
Phương pháp: a) Khoảng biến thiên của mẫu số liệu ghép nhóm là hiệu số giữa đầu mút phải của nhóm cuối cùng và đầu mút trái của nhóm đầu tiên có chứa dữ liệu của mẫu số liệu. Tứ phân vị thứ k, kí hiệu là \({Q_k}\), với k = 1, 2, 3 của mẫu số liệu ghép nhóm được xác định như sau: \({Q_k} = {u_m} + \frac{{\frac{{kn}}{4} - C}}{{{n_m}}}({u_{m + 1}} - {u_m})\) trong đó: \(n = {n_1} + {n_2} + {n_3} + ... + {n_k}\) là cỡ mẫu \([{u_m};{u_{m + 1}}]\) là nhóm chứa tứ phân vị thứ k \({n_m}\) là tần số của nhóm chứa tứ phân vị thứ k \(C = {n_1} + {n_2} + {n_3} + ... + {n_{m - 1}}\) Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm, kí hiệu \({\Delta _Q}\), là hiệu giữa tứ phân vị thứ ba \({Q_3}\) và tứ phân vị thứ nhất \({Q_1}\) của mẫu số liệu ghép nhóm đó, tức là \({\Delta _Q} = {Q_3} - {Q_1}\). b) Giá trị x trong mẫu số liệu là giá trị ngoại lệ nếu \(x > {Q_3} + 1,5{\Delta _Q}\) hoặc \(x < {Q_1} - 1,5{\Delta _Q}\) Lời giải: a) Khoảng biến thiên của mẫu số liệu ghép nhóm là: R = 9,4 – 8,4 = 1 (m). Cỡ mẫu n = 100. Gọi x1; x2; …; x100 là mẫu số liệu gốc về chiều cao của 100 cây keo 3 năm tuổi tại một nông trường được xếp theo thứ tự không giảm. Ta có x1; …; x5 ∈ [8,4; 8,6), x6; …; x17 ∈ [8,6; 8,8), x18; …; x42 ∈ [8,8; 9,0), x43; …; x86 ∈ [9,0; 9,2), x87; …; x100 ∈ [9,2; 9,4). Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm là: ∆Q = Q3 – Q1 = 9,15 – 8,864 = 0,286. b) Trong 100 cây keo trên có 1 cây cao 8,4 m thuộc nhóm [8,4; 8,6). Vì Q1 – 1,5∆Q = 8,864 – 1,5 ∙ 0,286 = 8,435 > 8,4 nên chiều cao của cây keo cao 8,4 m là giá trị ngoại lệ của mẫu số liệu ghép nhóm. Bài 4 trang 74 SGK Toán 12 Tập 1 Chân trời sáng tạo Bảng tần số ghép nhóm dưới đây thể hiện kết quả điều tra về tuổi thọ trung bình của nam giới và nữ giới ở 50 quốc gia.
Phương pháp: a) Tứ phân vị thứ k, kí hiệu là \({Q_k}\), với k = 1, 2, 3 của mẫu số liệu ghép nhóm được xác định như sau: \({Q_k} = {u_m} + \frac{{\frac{{kn}}{4} - C}}{{{n_m}}}({u_{m + 1}} - {u_m})\) trong đó: \(n = {n_1} + {n_2} + {n_3} + ... + {n_k}\) là cỡ mẫu \([{u_m};{u_{m + 1}}]\) là nhóm chứa tứ phân vị thứ k \({n_m}\) là tần số của nhóm chứa tứ phân vị thứ k \(C = {n_1} + {n_2} + {n_3} + ... + {n_{m - 1}}\) Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm, kí hiệu \({\Delta _Q}\), là hiệu giữa tứ phân vị thứ ba \({Q_3}\) và tứ phân vị thứ nhất \({Q_1}\) của mẫu số liệu ghép nhóm đó, tức là \({\Delta _Q} = {Q_3} - {Q_1}\). b) Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm càng nhỏ thì dữ liệu càng tập trung xung quanh trung vị. Lời giải: a) • Nam giới: Cỡ mẫu n = 4 + 7 + 4 + 6 + 15 + 12 + 2 = 50. Gọi x1; x2; …; x50 là mẫu số liệu gốc về tuổi của nam giới đang sinh hoạt trong câu lạc bộ dưỡng sinh được xếp theo thứ tự không giảm. Ta có x1; …; x4 ∈ [50; 55), x5; …; x11 ∈ [55; 60), x12; …; x15 ∈ [60; 65), x16; …; x21 ∈ [65; 70), x22; …; x36 ∈ [70; 75), x37; …; x48 ∈ [75; 80), x49; x50 ∈ [80; 85). Tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu gốc là x13 ∈ [60; 65). Do đó, tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu ghép nhóm là:
Tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu gốc là x38 ∈ [75; 80). Do đó, tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu ghép nhóm là: Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm về tuổi của nam giới đang sinh hoạt trong câu lạc bộ dưỡng sinh là: ∆Q = Q3 – Q1 = 75,625 – 61,875 = 13,75. • Nữ giới: Cỡ mẫu n' = 3 + 4 + 5 + 3 + 7 + 14 + 13 + 1 = 50. Gọi y1; y2; …; y50 là mẫu số liệu gốc về tuổi của nữ giới đang sinh hoạt trong câu lạc bộ dưỡng sinh được xếp theo thứ tự không giảm. Ta có y1; …; y4 ∈ [50; 55), y4; …; y7 ∈ [55; 60), y8; …; y12 ∈ [60; 65), y13; …; x15 ∈ [65; 70), y16; …; y22 ∈ [70; 75), y23; …; y36 ∈ [75; 80), y37; …; y49 ∈ [80; 85), y50 ∈ [85; 90). Tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu gốc là y13 ∈ [65; 70). Do đó, tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu ghép nhóm là: Tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu gốc là y38 ∈ [80; 85). Do đó, tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu ghép nhóm là: Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm về tuổi của nữ giới đang sinh hoạt trong câu lạc bộ dưỡng sinh là:
b) Ta có ∆'Q ≈ 14,74 > ∆Q = 13,75 nên trong câu lạc bộ dưỡng sinh, nam giới có tuổi đồng đều hơn. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 1: Khoảng biến thiên và khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm
|
Giải bài 1, 2 trang 82, bài 3, 4 trang 83 SGK Toán 12 Chân trời sáng tạo tập 1. Một giống cây xoan đào được trồng tại hai địa điểm A và B. Người ta thống kê đường kính thân của một số cây xoan đào 5 năm tuổi ở bảng sau: