Giải SGK Toán 5 Cánh Diều trang 34, 35 tập 2Giải bài 1, 2, 3 trang 34; bài 4, 5 trang 35 SGK Toán lớp 5 Cánh Diều tập 2. a) Quan sát hình vẽ, nêu số đo thích hợp. b) Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của mỗi hình ở câu a. a) Một ngăn kéo làm bằng gỗ có dạng hình hộp chữ nhật với kích thước như hình bên. Tính diện tích phần gỗ của ngăn kéo đó. b) Một đoạn ống thép có có dạng hình hộp chữ nhật với kích thước như hình bên. Tính diện tích thép đủ để làm 30 đoạn ống như thế. Bài 1 (Trang 34, SGK Toán 5 Cánh Diều tập 2) a) Quan sát hình vẽ, nêu số đo thích hợp: b) Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của mỗi hình ở câu a. Lời giải: a) b) + Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là: 4 x 4 x 4 = 64 (cm2) Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là: 4 x 4 x 6 = 96 (cm2) + Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là: (10 + 15) x 2 x 8 = 400 (cm2) Diện tích một mặt đáy của hình hộp chữ nhật đó là: 15 x 10 = 150 (cm2) Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là: 400 + 150 x 2 = 700 (cm2) Bài 2 (Trang 34, SGK Toán 5 Cánh Diều tập 2) Số?
Lời giải:
Bài 3 (Trang 34, SGK Toán 5 Cánh Diều tập 2) a) Một ngăn kéo làm bằng gỗ có dạng hình hộp chữ nhật với kích thước như hình bên. Tính diện tích phần gỗ của ngăn kéo đó. b) Một đoạn ống thép có có dạng hình hộp chữ nhật với kích thước như hình bên. Tính diện tích thép đủ để làm 30 đoạn ống như thế. Lời giải: a) Diện tích xung quanh của ngăn kéo là: (3,5 + 5) x 2 x 1,5 = 25,5 (dm2) Diện tích đáy của ngăn kéo là: 3,5 x 5 = 17,5 (dm2) Diện tích phần gỗ của ngăn kéo đó là: 25,5 + 17,5 = 43 (dm2) b) Diện tích xung quanh của ống thép là: 4 x 4 x 10 = 160 (cm2) Diện tích thép đủ để làm 30 đoạn ống là: 160 x 30 = 4 800 (cm2) Đáp số: a) 43 dm2; b) 4 800 cm2. Bài 4 (Trang 35, SGK Toán 5 Cánh Diều tập 2) Quan sát các hình sau và cho biết mảnh bìa nào có thể gấp thành hình lập phương, hình hộp chữ nhật. Lời giải: - Mảnh bìa 1 và 3 có thể gấp thành hình lập phương. - Mảnh bìa 5 có thể gấp thành hình hộp chữ nhật. Bài 5 (Trang 35, SGK Toán 5 Cánh Diều tập 2) Một công ty sản xuất hai loại hộp bằng bìa cứng có dạng hình hộp chữ nhật với kích thước như bảng dưới đây: a) Tính diện tích bìa cần dùng để làm một chiếc hộp mỗi loại. b) Ước lượng số tiền mua bìa để sản xuất một chiếc hộp mỗi loại, biết rằng cứ 1 m2 bìa thì làm được khoảng 20 chiếc hộp loại thứ nhất và làm được khoảng 12 chiếc hộp loại thứ hai. Loại bìa được sử dụng có giá là 24000 đồng 1 m2. Lời giải: a) Diện tích xung quanh của loại hộp thứ nhất là: (12 + 10) x 2 x 5 = 220 (cm2) Diện tích mặt đáy của loại hộp thứ nhất là: 12 x 10 = 120 (cm2) Diên tích bìa cần dùng để làm một chiếc hộp loại thứ nhất là: 220 + 120 x 2 = 460 (cm2) Diện tích xung quanh của loại hộp thứ hai là: (15 + 10) x 2 x 10 = 500 (cm2) Diện tích mặt đáy của loại hộp thứ hai là: 15 x 10 = 150 (cm2) Diên tích bìa cần dùng để làm một chiếc hộp loại thứ hai là: 500 + 150 x 2 = 800 (cm2) b) Số tiền mua bìa để sản xuất một chiếc hộp loại thứ nhất là: 24 000 : 20 = 1 200 (đồng) Số tiền mua bìa để sản xuất một chiếc hộp loại thứ hai là: 24 000 : 12 = 2 000 (đồng) Đáp số: a) loại hộp thứ nhất: 460 cm2; loại hộp thứ hai: 800 cm2. b) loại hộp thứ nhất: 1200 đồng; loại hộp thứ hai: 2000 đồng Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 61: Luyện tập chung
|
Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 37 SGK Toán lớp 5 Cánh Diều tập 2. Mỗi hình được ghép bởi mấy hình lập phương nhỏ như nhau? So sánh thể tích của hình A với tổng thể tích của các hình B, C và D dưới đây. Quan sát hình vẽ và cho biết quả lê hay quả xoài có thể tích lớn hơn. Thực hành: Lấy ra một chiếc hộp có dạng hình hộp chữ nhật. Xếp các hình lập phương như nhau lấp đầy chiếc hộp. Đếm số hình lập phương nhỏ đã sử dụng. Nói: Thể tích chiếc hộp khoảng ? hình lập phương nhỏ.