Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Giải SGK Toán 5 CTST trang 102 tập 1

Giải thực hành bài 1 trang 102, luyện tập bài 1, 2, 3 trang 102 SGK Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo tập 1. Một sợi dây thép được sử dụng để làm một cái khung như hình bên. Biết độ dài đường kính của hai hình tròn là 0,6 m và 0,9 m. Tính độ dài sợi dây thép đó.

Thực hành

Bài 1 trang 97 SGK Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo tập 1

Tính chu vi của hình tròn biết đường kính d.

a) d = 3 m

b) d = 4,2 dm

c) d = \(\frac{{3}}{{4}}\) cm

Phương pháp:

Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy độ dài của đường kính nhân với số 3,14.

C = d x 3,14.

Lời giải:

a) C = d × 3,14 = 3 × 3,14 = 9,42 m.

b) C = d × 3,14 = 4,2 × 3,14 = 13,188 dm.

c) C = d × 3,14 = × 3,14 = 2,355 cm.

Bài 2 trang 102 SGK Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo tập 1

Tính chu vi của hình tròn biết bán kính r.

a) r = 36 mm

b) r = 0,7 cm

c) r = \(\frac{{1}}{{2}}\) m

Phương pháp:

Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy độ dài của bán kính nhân với 2 rồi nhân với số 3,14.

C = r x 2 x 3,14.

Lời giải:

a) C = r × 2 × 3,14 = 36 × 2 × 3,14 = 226,08 mm

b) C = r × 2 × 3,14 = 0,7 × 2 × 3,14 = 4,396 cm

c) C = r × 2 × 3,14 =  × 2 × 3,14 = 3,14 m

Luyện tập

Bài 1 trang 102 SGK Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo tập 1

Tính chu vi của các hình tròn sau:

Phương pháp:

Áp dụng công thức:

C = d x 3,14; C = r x 2 x 3,14.

Lời giải:

a) C = r × 2 × 3,14 = 4,5 × 2 × 3,14 = 28,26 cm.

b) C = d × 3,14 = 7,8 × 3,14 = 24,492 cm.

Bài 2 trang 102 SGK Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo tập 1

Vành của chiếc nón lá có dạng đường tròn. Hỏi một nón lá có đường kính vành nón là 40 cm thì độ dài vành nón là bao nhiêu?

Phương pháp:

Độ dài vành nón chính là chu vi của hình tròn đường kính 40 cm.

Lời giải:

Độ dài vành nón đó là:

40 × 3,14 = 125,6 (cm)

Đáp số: 125,6 cm.

Bài 3 trang 102 SGK Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo tập 1

Một sợi dây thép được sử dụng để làm một cái khung như hình bên. Biết độ dài đường kính của hai hình tròn là 0,6 m và 0,9 m. Tính độ dài sợi dây thép đó.

Phương pháp:

- Độ dài sợi dây thép = chu vi hình tròn bé + chu vi hình tròn lớn + 2 x độ dài đường kính lớn.

- Hay Độ dài sợi dây thép = chu vi hình tròn bé + chu vi hình tròn lớn + 2 x độ dài đường kính lớn.

Lời giải:

Chu vi hình tròn có đường kính 0,6 m là:

0,6 × 3,14 = 1,884 (m)

Chu vi hình tròn có đường kính 0,9 m là:

0,9 × 3,14 = 2,826 (m)

Độ dài sợi dây thép đó là:

1,884 + 2,826 + 0,9 + 0,9 = 6,51 (m)

Đáp số: 6,51 m.

Vui học trang 102 SGK Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo tập 1

Số?

Đường kính của một bánh xe đạp là 0,4 m.

a) Chu vi của bánh xe đó là .?. m.

b) Chú hề sẽ đi được .?. m nếu bánh xe lăn trên mặt đất được 1 000 vòng.

Phương pháp:

a) Chu vi bánh xe = chu vi hình tròn. C = d x 3,14

b) Quãng đường bánh xe lăn một vòng chính là chu vi của bánh xe.

Quãng đường xe đạp đi được nếu bánh xe lăn trên mặt đất được 1 000 vòng bằng chu vi bánh xe  nhân với 1 000.

Lời giải:

a) Chu vi của bánh xe đó là 1,256 m.

b) Chú hề sẽ đi được 1256 m nếu bánh xe lăn trên mặt đất được 1 000 vòng.

Giải thích

a) Chu vi của bánh xe đó là:

C = d × 3,14 = 0,4 × 3,14 = 1,256 m

b) Nếu bánh xe lăn trên mặt đất được 1 000 vòng thì chú hề sẽ đi được số mét là:

1,256 × 1 000 = 1 256 m.

Sachbaitap.com

Xem thêm tại đây: Bài 48: Chu vi hình tròn
  • Giải SGK Toán 5 CTST trang 103, 104 tập 1

    Giải SGK Toán 5 CTST trang 103, 104 tập 1

    Giải thực hành bài 1, 2 trang 103, luyện tập bài 1 trang 103 bài 2, 3, 4, 5 trang 103 SGK Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo tập 1. Một sợi dây thép được sử dụng để làm một cái khung như hình bên. Biết độ dài đường kính của hai hình tròn là 0,6 m và 0,9 m. Tính độ dài sợi dây thép đó.