Giải SGK Toán 5 KNTT trang 106, 108, 109, 111, 112 tập 1Giải bài 1, 2 trang 106, bài 1, 2, 3 trang 108, bài 1 trang 108, bài 2, 3, 4 trang 109, bài 1, 2, 3 trang 111, bài 1 trang 111, bài 2, 3, 4 trang 112 SGK Toán lớp 5 Kết nối tri thức tập 1. Một sợi dây thừng quấn quanh một gốc cây đúng 3 vòng. Mỗi vòng có dạng đường tròn có bán kính 2 dm. Phần dây không quấn vào thân cây dài 2,8 m. Hỏi sợi dây thừng đó dài bao nhiêu mét? Bài 1 trang 106 SGK Toán lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 a) Vẽ đường tròn tâm O bán kính 3 cm. b) Vẽ đường tròn tâm I bán kính 35 mm. Phương pháp: a) b) Đổi 35 mm = 3,5 cm. Lời giải: a) Vẽ đường tròn tâm O bán kính 3 cm: - Đặt một đầu com pa ở vị trí vạch 0 cm của thước kẻ, đầu còn lại ở vị trí vạch 3 cm của thước kẻ. - Trên tờ giấy đặt đầu com pa tại điểm O, sau đó quay com pa một vòng. - Đầu chì vạch trên tờ giấy đường tròn tâm O bán kính 3 cm.
b) Vẽ đường tròn tâm I bán kính 35 mm. Đổi 35 mm = 3,5 cm - Đặt một đầu com pa ở vị trí vạch 0 cm của thước kẻ, đầu còn lại ở vị trí vạch 3,5 cm của thước kẻ. - Trên tờ giấy đặt đầu com pa tại điểm I, sau đó quay com pa một vòng. - Đầu chì vạch trên tờ giấy đường tròn tâm I bán kính 3,5 cm hay 35 mm Bài 2 trang 106 SGK Toán lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 a) Quan sát rồi vẽ hình theo hướng dẫn. b) Em hãy tô màu và trang trí các hình tròn để được mô hình Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng (theo mẫu). Phương pháp: HS thực hiện theo hướng dẫn. Lời giải: Học sinh vẽ và tô màu vào vở theo hướng dẫn. Bài 1 trang 108 SGK Toán lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 Hoàn thành bảng sau (theo mẫu). Phương pháp: Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy số 3,14 nhân với đường kính. C = 3,14 x d Trong đó: C là chu vi hình tròn, d là đường kính hình tròn Lời giải:
Bài 2 trang 108 SGK Toán lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 Hoàn thành bảng sau (theo mẫu). Phương pháp: Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy số 3,14 nhân với bán kính rồi nhân với 2. C = 3,14 x r x 2 Trong đó: C là chu vi hình tròn, r là bán kính hình tròn Lời giải: Bài 3 trang 108 SGK Toán lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 Số? Biết chiều dài phần hai đầu tre buộc vào nhau của cái cạp rổ là 15 cm (như hình dưới đây). Chiều dài của thanh tre uốn thành cái cạp rổ là ? cm. Phương pháp: - Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy số 3,14 nhân với bán kính rồi nhân với 2, - Chiều dài thanh tre = chu vi cạp rổ + chiều dài phần hai đầu tre buộc vào nhau. Lời giải: Chu vi của cạp rổ là: 3,14 × 50 × 2 = 314 (cm) Chiều dài thanh tre uốn thành cạp rổ là: 314 + 15 = 329 (cm) Đáp số: 329 cm Bài 1 trang 108 SGK Toán lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 Hình nào dưới đây có chu vi lớn nhất? Phương pháp: Tính chu vi của mỗi hình rồi so sánh. - Chu vi hình vuông = độ dài cạnh x 4 - Chu vi hình chữ nhật = (chiều dài + chiều rộng) x 2 - Chu vi hình tròn = 3,14 x bánh kính x 2 Lời giải: Chu vi hình vuông là: 5 × 4 = 20 (cm) Chu vi hình chữ nhật là: (7 + 3) × 2 = 20 (cm) Chu vi hình tròn là: 3,14 × 4 × 2 = 25,12 (cm) So sánh: 20 < 25,12 Vậy hình tròn có chu vi lớn nhất. Bài 2 trang 109 SGK Toán lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 Bờm uốn sợi dây thép thành cái khung gồm một hình tròn đường kính d (cm) và hai thanh làm tay cán, mỗi thanh dài b (cm). Hỏi trong bức tranh dưới đây, ai nói đúng? Phương pháp: Chu vi hình tròn = 3,14 x đường kính Chiều dài sợi dây thép = chu vi hình tròn + độ dài hai thanh làm tay cán. Lời giải: Chu vi hình tròn là: 3,14 × d. Chiều dài 2 thanh thẳng là: b × 2. Chiều dài thanh dây ban đầu là: b × 2 + 3,14 × d. Vậy Bờm nói đúng. Bài 3 trang 109 SGK Toán lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 Một sợi dây thừng quấn quanh một gốc cây đúng 3 vòng. Mỗi vòng có dạng đường tròn có bán kính 2 dm. Phần dây không quấn vào thân cây dài 2,8 m. Hỏi sợi dây thừng đó dài bao nhiêu mét? Phương pháp: - Chu vi mỗi vòng = 3,14 x bán kính x 2 - Độ dài sợi dây thừng = chu vi mỗi vòng x số vòng + phần dây không quấn vào thân cây Lời giải: Đổi: 2 dm = 0,2 m Chu vi một đường tròn là: 3,14 × 0,2 × 2 = 1,256 (m) Chu vi 3 đường tròn là: 1,256 × 3 = 3,768 (m) Độ dài sợi dây thừng là: 3,768 + 2,8 = 6,568 (m) Đáp số: 6,568 m Bài 4 trang 109 SGK Toán lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 Chú rùa màu vàng bò từ A đến B theo đường màu đỏ, chú rùa màu nâu bò từ B đến A theo đường màu xanh (như hình vẽ). Hỏi chú rùa nào bò quãng đường dài hơn? Phương pháp: Tính quãng đường đi của từng chú rùa rồi so sánh. Áp dụng công thức: Nửa chu vi hình tròn = 3,14 x r Lời giải: Bán kính đường tròn đường kính AB là: 3 + 1 + 5 = 9 (dm) Nửa chu vi đường tròn đường kính AB hay quãng đường Rùa nâu đi là: 3,14 × 9 = 28,26 (dm) Nửa chu vi đường tròn đường kính AD hay quãng đường Rùa vàng đi từ A tới D là: 3,14 × 3 = 9,42 (dm) Nửa chu vi đường tròn đường kính DC hay quãng đường Rùa vàng đi từ D đến C là: 3,14 × 1 = 3,14 (dm) Nửa chu vi đường tròn đường kính CD hay quãng đường Rùa vàng đi từ C đến B là: 3,14 × 5 = 15,7 (dm) Quãng đường Rùa vàng đi là: 9,42 + 3,14 + 15,7 = 28,26 (dm) Vậy hai chú rùa bò quãng đường như nhau. Bài 1 trang 111 SGK Toán lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 Hoàn thành bảng sau (theo mẫu). Phương pháp: Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy số 3,14 nhân với bán kính rồi nhân với bán kính: S = 3,14 x r x r Trong đó: S là diện tích hình tròn, r là bán kính hình tròn. Lời giải: Bài 2 trang 111 SGK Toán lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 Số? Bãi thả khí cầu của một công ty có dạng hình tròn bán kính 200 m. Diện tích bãi thả khí cầu đó là ? m2. Phương pháp: Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy số 3,14 nhân với bán kính rồi nhân với bán kính: S = 3,14 x r x r Trong đó: S là diện tích hình tròn, r là bán kính hình tròn. Lời giải: Diện tích bãi thả khí cầu đó là: 3,14 × 200 × 200 = 125 600 (m2) Đáp án: 125 600 m2 Bài 3 trang 111 SGK Toán lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 Tính diện tích một tấm thảm hình tròn có đường kính 20 dm. Phương pháp: - Tìm bán kính = Đường kính : 2 - Diện tích tấm thảm hình tròn = 3,14 x bán kính x bán kính Lời giải: Bán kính tấm thảm là: 20 : 2 = 10 (dm) Diện tích tấm thảm đó là: 3,14 × 10 × 10 = 314 (dm2) Đáp số: 314 dm2 Bài 1 trang 111 SGK Toán lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 a) Chọn câu trả lời đúng. Hình tròn phủ sóng của trạm phát sóng nào dưới đây có chu vi bé nhất? A. Trạm I, bán kính 150 m B. Trạm II, bán kính 100 m C. Trạm III, bán kính 200 m b) Số? Diện tích hình tròn phủ sóng vừa tìm được ở câu a là ? m2. Phương pháp: a) So sánh bán kính của các trạm phủ sóng, trạm phủ sóng có bán kính bé nhất sẽ có chu vi bé nhất. b) Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy số 3,14 nhân với bán kính rồi nhân với bán kính: S = 3,14 x r x r Trong đó: S là diện tích hình tròn, r là bán kính hình tròn. Lời giải: a) Đáp án đúng là: B So sánh các bán kính: 100 < 150 < 200 Vậy trạm II có bán kính nhỏ nhất nên chu vi bé nhất. b) Diện tích hình tròn phủ sóng vừa tìm được ở câu a là 31 400 m2. Diện tích hình tròn phủ sóng ở trạm II là: 3,14 × 100 × 100 = 31 400 (m2) Đáp số: 31 400 m2 Bài 2 trang 112 SGK Toán lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 Ở một vùng sa mạc, người ta trồng lúa trên những thửa ruộng có dạng hình tròn bán kính 50m. Biết rằng có 1 000 thửa ruộng như vậy. Hỏi tất cả diện tích trồng lúa là bao nhiêu mét vuông? Phương pháp: - Diện tích mỗi thửa ruộng hình tròn = 3,14 x bán kính x bán kính - Diện tích trồng lúa = diện tích 1 thửa ruộng x số thửa ruộng. Lời giải: Diện tích mỗi thửa ruộng là: 3,14 × 50 × 50 = 7 850 (m2) Tất cả diện tích trồng lúa là: 7 850 × 1 000 = 7 850 000 (m2) Đáp số: 7 850 000 m2 Bài 3 trang 112 SGK Toán lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 Số? Một sân vận động được xây dựng trên mảnh đất tạo bởi một hình chữ nhật và hai nửa hình tròn có kích thước như hình bên. Diện tích mảnh đất đó là ? m2 Phương pháp: - Diện tích hình tròn = 3,13 x bán kính x bán kính - Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo). - Diện tích mảnh đất = diện tích 2 nửa hình tròn + diện tích hình chữ nhật. Lời giải: Diện tích hai nửa đường tròn là: 3,14 × 70 × 70 = 15 386 (m2) Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là: 70 × 2 = 140 (m) Diện tích hình chữ nhật là: 100 × 140 = 14 000 (m2) Diện tích sân vận động là: 15 386 + 7 000 = 22 386 (m2) Đáp số: 22 386 m2 Bài 4 trang 112 SGK Toán lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 Một giếng nước có miệng giếng là một hình tròn bán kính 8 dm. Người ta xây thành giếng trên phần đất rộng 3 dm bao quanh miệng giếng (như hình dưới đây). Tính diện tích phần đất xây thành giếng đó. Phương pháp: - Tính diện tích của hình tròn lớn có bán kính là 8 dm + 3 dm = 11 dm - Tính diện tích hình tròn bé (miệng giếng) có bán kính 8 dm - Diện tích phần đất xât thành giếng = diện tích của hình tròn lớn − diện tích hình tròn bé (miệng giếng). Lời giải: Bán kính miệng giếng bao gồm cả thành giếng là: 8 + 3 = 11 (m) Diện tích miệng giếng bao gồm cả thành giếng là: 3,14 × 11 × 11 = 379,94 (dm2) Diện tích miệng giếng là: 3,14 × 8 × 8 = 200,96 (dm2) Diện tích phần đất xây thành giếng là: 379,94 – 200,96 = 178,98 (dm2) Đáp số: 178,98 dm2 Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 27: Đường tròn. Chu vi và diện tích hình tròn
|
Giải bài 1, 2 trang 113, bài 1, 2 trang 114, bài 3 trang 115 SGK Toán lớp 5 Kết nối tri thức tập 1. Em hãy gấp thuyền buồm theo hướng dẫn dưới đây. Trong tiết học này, chúng ta hãy cùng nhau tạo hình ngôi nhà. Làm nhà. Cắt rồi dán để tạo hình ngôi nhà (theo mẫu).