Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Giải SGK Toán 8 trang 109, 110 Kết nối tri thức tập 1

Giải bài 5.19, 5.20, 5.21, 5.22, 5.23, 5.24 trang 109, bài 5.25, 5.26, 5.27 trang 110 SGK Toán lớp 8 kết nối tri thức tập 1. Để biểu diễn tỉ lệ của các phần trong tổng thể ta dùng biểu đồ nào sau đây?

A. Trắc Nghiệm

Bài 5.19 trang 109 SGK Toán 8 tập 1 - Kết nối tri thức

Dữ liệu nào sau đây là số liệu liên tục?

A. Dữ liệu về tên các vận động viên Việt Nam tham dự SEA Games 31.

B. Dữ liệu về kết quả đánh giá hiệu quả của chương trình dạy học trên tuyền hình.

C. Dữ liệu về cân nặng của 200 con cá chép sau 6 tháng nuôi.

D. Dữ liệu về số người bị mắc Covid-19 trong gia đình của các bạn trong lớp.

Phương pháp:

Dựa vào cách phân loại dữ liệu

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Ta xét từng dữ liệu đã cho:

• Dữ liệu về tên các vận động viên Việt Nam tham dự SEA Games 31 không là dữ liệu số.

• Dữ liệu về kết quả đánh giá hiệu quả của chương trình dạy học trên tuyền hình không là dữ liệu số.

• Dữ liệu về cân nặng của 200 con cá chép sau 6 tháng nuôi là số liệu liên tục.

• Dữ liệu về số người bị mắc Covid-19 trong gia đình của các bạn trong lớp là số liệu rời rạc.

Bài 5.20 trang 109 SGK Toán 8 tập 1 - Kết nối tri thức

An đứng từ xa và ghi lại xem bạn nào đi sang đường sử dụng cầu vượt khi tan trường. Phương pháp An thu thập dữ liệu là:

A. Từ nguồn có sẵn.

B. Quan sát.

C. Lập bảng hỏi.

D. Phỏng vấn.

Phương pháp:

Dựa vào yêu của của bài toán để lựa chọn cách thu thập dữ liệu cho phù hợp

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

An đứng từ xa và ghi lại xem bạn nào đi sang đường sử dụng cầu vượt khi tan trường.

Trong trường hợp này, An quan sát các bạn đi sang đường sử dụng cầu vượt khi tan trường rồi ghi lại kết quả.

Do đó, phương pháp An thu thập dữ liệu là quan sát.

Bài 5.21 trang 109 SGK Toán 8 tập 1 - Kết nối tri thức

Trong biểu đồ cột với gốc trục đứng không bắt đầu từ 0, khẳng định nào sau đây không đúng?

A. Cột cao hơn biểu diễn số liệu lớn hơn.

B. Hai cột cao bằng nhau biểu diễn số liệu bằng nhau.

C. Cột thấp hơn biểu diễn số liệu bé hơn.

D. Tỉ lệ chiều cao của hai cột bằng tỉ lệ hai số liệu được biểu diễn.

Phương pháp:

Dựa vào yêu cầu của biểu đồ cột

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Trong biểu đồ cột với gốc trục đứng không bắt đầu từ 0 thì tỉ lệ chiều cao của hai cột không bằng tỉ lệ hai số liệu được biểu diễn.

Bài 5.22 trang 109 SGK Toán 8 tập 1 - Kết nối tri thức

Để biểu diễn tỉ lệ của các phần trong tổng thể ta dùng biểu đồ nào sau đây?

A. Biểu đồ tranh.

B. Biểu đồ cột.

C. Biểu đồ đoạn thẳng.

D. Biểu đồ hình quạt tròn.

Phương pháp:

Dựa vào yêu cầu của bài toán

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Để biểu diễn tỉ lệ của các phần trong tổng thể ta dùng biểu đồ hình quạt tròn.

Bài 5.23 trang 109 SGK Toán 8 tập 1 - Kết nối tri thức

Để biểu diễn sự thay đổi của một đại lượng theo thời gian ta dùng biểu đồ nào sau đây?

A. Biểu đồ cột kép.

B. Biểu đồ tranh.

C. Biểu đồ đoạn thẳng.

D. Biểu đồ hình quạt tròn.

Phương pháp:

Dựa vào yêu cầu của bài toán

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Để biểu diễn sự thay đổi của một đại lượng theo thời gian ta dùng biểu đồ đoạn thẳng.

B. Tự Luận

Bài 5.24 trang 109 SGK Toán 8 tập 1 - Kết nối tri thức

Cho hai biểu đồ

a) Lập bảng thống kê cho dữ liệu được biểu diễn trong mỗi biểu đồ

b) Dữ liệu biểu diễn trên hai biểu đồ có như nhau không? Giải thích tại sao hình dạng hai đường gấp khúc trên hai biểu đồ lại khác nhau

Phương pháp:

Dựa vào biểu đồ để lập bảng thống kê

Lời giải:

a) Bảng thống kê:

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Số sản phẩm (nghìn)

3

2

3

4

5

4

6

7

8

7

6

8

b) Dữ liệu biểu diễn trên hai biểu đồ là như nhau.

Hình dạng đường gấp khúc ở hai biểu đồ khác nhau do trục đứng của hai biểu đồ chia theo tỉ lệ khác nhau.

Bài 5.25 trang 110 SGK Toán 8 tập 1 - Kết nối tri thức

Khối 8 tổ chức giải bóng đá với 5 đội tham dự là các đội bóng của các lớp A, B, C, D, E. Trước khi giải đấu diễn ra, Bình muốn thực hiện khảo sát dự đoán của các bạn về đội vô địch giải đấu.

a) Theo em Bình có thể thực hiện khảo sát theo những cách nào?

b) Dữ liệu Bình thu được thuộc loại nào?

Phương pháp:

Dựa vào yêu cầu của bài toán để thực hiện khảo sát bằng cách nào?

Lời giải:

a) Cách Bình có thể thực hiện khảo sát: phỏng vấn, lập bảng hỏi

b) Dữ liệu không là số không thể sắp thứ tự

Bài 5.26 trang 110 SGK Toán 8 tập 1 - Kết nối tri thức

Bạn Bình tiến hành khảo sát dự đoán như trong bài 5.25. Giả sử Bình thu được kết quả như sau: A, B, A, A, A, A, A, B, D, B, A, A, B, D, D, A, A, B, D. Lập bảng thống kê về số lượng dự đoán vô địch cho mỗi đội

a) Có thể dùng biểu đồ nào để biểu diễn dữ iệu trong bảng thống kê thu được

b) Nếu muốn biểu diễn tỉ lệ các bạn được hỏi dự đoán mỗi đội vô địch thì nên dùng biểu đồ nào?

Phương pháp:

Hãy lập bảng thống kê và lựa chọn biều đồ cho phù hợp với yêu cầu của bài

Lời giải:

Bảng thống kê: 

Đội

A

B

C

D

E

Số lượng

10

5

0

4

0

a) Có thể dùng biểu đồ tranh để biểu diễn dữ liệu trong bảng thống kê thu được.

b) Biểu đồ hình quạt tròn dùng để biểu diễn tỉ lệ của các phần trong tổng thể.

Do đó, nếu muốn biểu diễn tỉ lệ các bạn được hỏi dự đoán mỗi đội vô địch thì nên dùng biểu đồ hình quạt tròn.

Bài 5.27 trang 110 SGK Toán 8 tập 1 - Kết nối tri thức

Bảng thống kê sau cho biết số lượng học sinh của các lớp khối 8 tham gia các câu lạc bộ Thể thao và Nghệ thuật của trường.

a) Lựa chọn và vẽ biểu đồ để so sánh số lượng học sinh tham gia hai câu lạc bộ này ở từng lớp.

b) Lựa chọn và vẽ biểu đồ biểu diễn tỉ lệ học sinh các lớp tham gia hai câu lạc bộ trong số các học sinh khối 8 tham gia hai câu lạc bộ này.

Phương pháp:

Dựa vào bảng thống kê và yêu cầu của đề bài để lựa chọn biểu đồ cho hợp lí

Lời giải:

a) Để so sánh số lượng học sinh tham gia hai câu lạc bộ này ở từng lớp, ta chọn biểu đồ cột kép.

Biểu đồ cột kép biểu diễn số lượng của các lớp khối 8 tham gia các câu lạc bộ Thể thao và Nghệ thuật của trường như sau: 

b) Để biểu diễn tỉ lệ học sinh các lớp tham gia hai câu lạc bộ trong số các học sinh khối 8 tham gia hai câu lạc bộ này ta dùng biểu đồ hình quạt tròn.

Tổng số học sinh tham gia hai câu lạc bộ của khối 8 là:

8 + 16 + 12 + 4 + 10 + 8 + 5 + 8 = 71 (học sinh).

• Tổng số học sinh tham gia hai câu lạc bộ của lớp 8A là: 8 + 16 = 24 (học sinh).

Tỉ số phần trăm số học sinh tham gia hai câu lạc bộ của lớp 8A so với số các học sinh khối 8 tham gia hai câu lạc bộ là: \(\frac{{24}}{{71}} \approx 33,8\% \) .

• Tổng số học sinh tham gia hai câu lạc bộ của lớp 8B là: 12 + 4 = 16 (học sinh).

Tỉ số phần trăm số học sinh tham gia hai câu lạc bộ của lớp 8B so với số các học sinh khối 8 tham gia hai câu lạc bộ là: \(\frac{{16}}{{71}} \approx 22,5\% \)

• Tổng số học sinh tham gia hai câu lạc bộ của lớp 8C là: 10 + 8 = 18 (học sinh).

Tỉ số phần trăm số học sinh tham gia hai câu lạc bộ của lớp 8C so với số các học sinh khối 8 tham gia hai câu lạc bộ là: \(\frac{{18}}{{71}} \approx 25,4\% \).

• Tỉ số phần trăm số học sinh tham gia hai câu lạc bộ của lớp 8C so với số các học sinh khối 8 tham gia hai câu lạc bộ là:

100% − 33,8% − 22,5% − 25,4% = 18,3%.

Biểu đồ hình quạt tròn biểu diễn tỉ lệ học sinh các lớp tham gia hai câu lạc bộ trong số các học sinh khối 8 tham gia hai câu lạc bộ này.

Sachbaitap.com

Xem thêm tại đây: Bài tập cuối chương 5