Giải SGK Toán 8 trang 56 Kết nối tri thức tập 1Giải bài 3.9, 3.10, 3.11, 3.12 trang 56 SGK Toán lớp 8 kết nối tri thức tập 1. Tứ giác ABCD trong Hình 3.25 có phải là hình thang không? Vì sao? Bài 3.9 trang 56 SGK Toán 8 tập 1 - Kết nối tri thức Tứ giác ABCD trong Hình 3.25 có phải là hình thang không? Vì sao? Lời giải: Vẽ tia Dx đi qua điểm A. Vì ^DAB và ^BAx là hai góc kề bù nên ^DAB+^BAx=180o Suy ra ^BAx=180o−^DAB=180o−120o=60o Ta có ^ADC=^BAx=60omà hai góc này ở vị trí đồng vị nên AB // CD. Vậy tứ giác ABCD là hình thang. Bài 3.10 trang 56 SGK Toán 8 tập 1 - Kết nối tri thức Cho hình thang cân ABCD (AB // CD) có AB = AD. Biết ^ABD=30o, tính số đo các góc của hình thang đó. Lời giải: Xét tam giác ABD cân tại A (vì AB = AD), ta có: • ^ABD=^ADB=30o • ˆA+^ABD+^ADB=180o hay ˆA+30o+30o=180o Suy ra ˆA=180°−30°−30°=120o Vì AB // CD nên ^ABD=^BDC=30o (hai góc so le trong). Do đó ^ADC=^ADB+^CDB=30°+30°=60° Vì tứ giác ABCD là hình thang cân nên ^ADC=ˆC=60° Ta có: ˆA+^ABC+ˆC+^ADC=360o 120°+60°+60°+^ABC=360° 240°+^ABC=360° Suy ra =360°−240°=120° Vậy số đo các góc của hình thang ABCD là ˆA=120o;^ABC=120o;ˆC=60o;^ADC=60o. Bài 3.11 trang 56 SGK Toán 8 tập 1 - Kết nối tri thức Tính số đo các góc của tứ giác ABCD trong Hình 3.26. Lời giải: * Xét tam giác ABD cân tại A (vì AB = AD) ta có: • ^ABD=^ADB=40o • ˆA+^ABD+^ADB=180o Suy ra ˆA=180°−^ABD−^ADB=180°−40°−40°=100° Ta có ^ADB+^BDC=120° suy ra ^BDC=120°−^ADB=120°−40°=80°. * Xét tam giác BCD cân tại C (vì BC = CD) ta có: • ^CBD=^CDB=80° • ˆC+^CBD+^CDB=180° Suy ra ˆC=180°−^CBD−^CDB=180°−80°−80°=20° Ta có: ^ABC=^ABD+^CBD=40°+80°=120o Vậy số đo các góc của tứ giác ABCD là ˆA=100o;^ABC=120o;ˆC=20o Bài 3.12 trang 56 SGK Toán 8 tập 1 - Kết nối tri thức Cho M là một điểm nằm trong tam giác đều ABC. Qua M kẻ các đường thẳng song song với BC, CA, AB lần lượt cắt AB, BC, CA tại các điểm P, Q, R. a) Chứng minh tứ giác APMR là hình thang cân b) Chứng minh rằng chu vi tam giác PQR bằng tổng độ dài MA + MB + MC. c) Hỏi với vị trí nào của M thì tam giác PQR là tam giác đều? Lời giải: a) Vì tam giác ABC đều nên ^BAC=^ABC=^ACB=60o Vì PM // BC nên ^ABC=^APM=60o Tứ giác APMR là hình thang (vì MR // AP) có ^ABC=^APM Do đó tứ giác APMR là hình thang cân. b) Vì tứ giác APMR là hình thang cân nên AM = PR (1) Vì MQ // AC nên ^BQM=^ACB=60o Tứ giác BPMQ là hình thang (vì PM // BQ) có ^BQM=^ACB nên BPMQ là hình thang cân. Suy ra BM = PQ (2) Chứng minh tương tự, ta có MC = QR (3) Từ (1); (2) và (3) suy ra PR + BM + QR = MA + MB + MC. Do đó chu vi tam giác PQR bằng tổng độ dài MA + MB + MC (đpcm). c) Vì chu vi tam giác PQR bằng tổng độ dài MA + MB + MC Để tam giác PQR là tam giác đều thì PQ = QR = PR suy ra MA = MB = MC Khi đó điểm M cách đều ba đỉnh A, B, C của tam giác ABC. Do đó M là giao điểm của ba đường trung trực (đồng thời M cũng là giao điểm của ba đường trung tuyến, ba đường cao, đường phân giác). Vậy khi M là giao điểm của ba đường trung trực thì tam giác PQR là tam giác đều. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Luyện tập chung trang 56
|
Giải bài 3.13, 3.14, 3.15, 3.16, 3.17, 3.18 trang 61 SGK Toán lớp 8 kết nối tri thức tập 1. Tính các góc còn lại của hình bình hành ABCD trong Hình 3.35.