Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Giải Toán 3 Cánh Diều trang 34, 35 tập 2

Giải bài 1, 2, 3 trang 34; bài 4, 5, 6 trang 35 SGK Toán lớp 3 cánh diều tập 2 - Luyện tâp chung. Đọc cân nặng của mỗi con vật sau với đơn vị gam rồi cho biết con vật nào nặng nhất. Kể một số tình huống thực tế sử dụng các số trong phạm vi 100 000.

Bài 1 trang 34 SGK Toán 3 tập 2 - Cánh Diều

a) Đọc các số sau: 1879, 6500, 43001, 96075, 47293.

b) Viết các số sau:

Đọc số

    Viết số

Hai nghìn bảy trăm sáu mươi lăm

?

Bảy mươi sáu nghìn hai trăm bốn mươi tám         

?

Chín mươi chín nghìn

?

Ba mươi sáu nghìn không tăm bốn mươi tư

?

c) Viết các số ở câu b thành tổng của chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị (theo mẫu):

Phương pháp:

a) Đọc các số lần lượt từ hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị

b) Viết các số lần lượt từ hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị

c) Quan sát mẫu rồi viết các số ở câu b thành tổng của chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị

Lời giải:

a) 1879: Một nghìn tám trăm bảy mươi chín.

6500: Sáu nghìn năm trăm.

43001: Bốn mươi ba nghìn không trăm linh một.

96075: Chín mươi sáu nghìn không trăm bảy mươi lăm.

47293: Bốn mươi bảy nghìn hai trăm chín mươi ba.

b)

Đọc số

Viết số

Hai nghìn bảy trăm sáu mươi lăm

2765

Bảy mươi sáu nghìn hai trăm bốn mươi tám

76248

Chín mươi chín nghìn

99000

Ba mươi sáu nghìn không tăm bốn mươi tư         

36044

 

 

 

 

c) 76248 = 70000 + 6000 + 200 + 40 + 8

99000 = 90000 + 9000

36044 = 30000 + 6000 + 40 + 4

Bài 2 trang 34 SGK Toán 3 tập 2 - Cánh Diều

Số?

Phương pháp: 

Tia số thứ nhất: Đếm thêm 50 đơn vị hoặc 100 đơn vị rồi điền số thích hợp vào ô trống.

Tia số thứ hai: Đếm thêm 100 đơn vị rồi điền số thích hợp vào ô trống.

Lời giải:

Bài 3 trang 34 SGK Toán 3 tập 2 - Cánh Diều

Cho các số:

a) Tìm số bé nhất.

b) Tìm số lớn nhất.

c) Sắp xếp các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn.

Phương pháp:

So sánh các số rồi tìm số lớn nhất, số bé nhất, sắp xếp các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn.

Lời giải:

So sánh: 3078 < 26 105 < 26 115 < 39 469

a) Số bé nhất là 3078.

b) Số lớn nhất là 39 469.

c) Sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn: 3078, 26 105, 26 115, 39 469.

Bài 4 trang 35 SGK Toán 3 tập 2 - Cánh Diều

Thực hành: Làm tròn số đến hàng nghìn, hàng chục nghìn.

Lời giải:

Học sinh tự thực hành. 

Bài 5 trang 35 SGK Toán 3 tập 2 - Cánh Diều

a) Câu nào đúng, câu nào sai?

A. OM, ON, OP, OQ là các bán kính của hình tròn tâm O.

B. MN, PQ là các đường kính của hình tròn tâm O.

C. HI là đường kính của hình tròn tâm O.

b) Dùng compa vẽ một đường tròn vào vở.

Phương pháp: 

a) Quan sát hình vẽ để xác định các câu đúng, câu sai.

b) - Lấy một điểm bất kì làm tâm hình tròn.

    - Đặt 1 chân cố định của compa trùng với tâm, quay compa 1 vòng ta thu được hình tròn.

Lời giải:

a)

A. OM, ON, OP, OQ là các bán kính của hình tròn tâm O. (đúng)

B. MN, PQ là các đường kính của hình tròn tâm O. (đúng)

C. HI là đường kính của hình tròn tâm O. (sai)

b)

Bài 6 trang 35 SGK Toán 3 tập 2 - Cánh Diều

a) Đọc cân nặng của mỗi con vật sau với đơn vị gam rồi cho biết con vật nào nặng nhất.

b) Kể một số tình huống thực tế sử dụng các số trong phạm vi 100 000.

Phương pháp: 

So sánh cân nặng giữa các con vật rồi tìm con vật nặng nhất.

Lời giải: 

a) Con gà trống cân nặng một nghìn tám trăm sáu mươi hai gam.

Con nhím cân nặng bảy trăm sáu mươi hai gam.

Con mèo cân nặng bốn nghìn tám trăm bảy mươi sáu gam.

Con thỏ cân nặng hai nghìn năm trăm tám mươi ba gam.

Đổi: 4 kg 876 g = 4876 g; 2 kg 583 g = 2583g.

So sánh: 762 g < 1862 g < 2583 g < 4876 g

Vậy con mèo cân nặng cân nhất.

b) Gia đình em năm ngoái thu hoạch được 100 000 gam thóc.

Sachbaitap.com

Xem thêm tại đây: Luyện tập chung trang 34
  • Giải Toán 3 Cánh Diều trang 36, 37 tập 2

    Giải Toán 3 Cánh Diều trang 36, 37 tập 2

    Giải bài 1 trang 36; bài 2, 3, 4 trang 37 SGK Toán lớp 3 cánh diều tập 2 - Khối hộp chữ nhật. Khối lập phương. Bạn Nguyên nói rằng: “Chỉ cần đo độ dài 1 cạnh của chiếc hộp có dạng khối lập phương thì có thể biết được độ dài của tất cả các cạnh còn lại của chiếc hộp”. Em có đồng ý với bạn Nguyên không? Tại sao?