Giải Toán 4 Chân trời sáng tạo trang 82, 83 tập 1Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 82, bài 7 trang 83, SGK Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo tập 1 - Bài 37: Em làm được những gì? Câu nào đúng, câu nào sai? Bài 1 trang 82 SGK Toán 4 tập 1 - Chân Trời Sáng Tạo a) Viết số gồm 4 triệu, 2 trăm nghìn, 5 nghìn, 3 chục và 1 đơn vị. b) Đọc số vừa viết Phương pháp: a) Viết số lần lượt từ hàng triệu, hàng trăm nghìn, hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị b) Đọc số: Dựa vào cách đọc số có tới ba chữ số theo từng lớp, từ lớp triệu, lớp nghìn, lớp đơn vị Lời giải: a) Viết số: 4 205 031. b) Đọc số: Bốn triệu hai trăm linh năm nghìn không trăm ba mươi mốt. Bài 2 trang 82 SGK Toán 4 tập 1 - Chân Trời Sáng Tạo Câu nào đúng, câu nào sai? a) Số lớn nhất có bảy chữ số là 1 000 000. b) 1 là số tự nhiên bé nhất. c) Trong dãy số tự nhiên, các số được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn d) Làm tròn số 109 633 đến hàng nghìn thì được số 110 000. Phương pháp: - Cách làm tròn số đến hàng nghìn: Nếu chữ số hàng trăm là 1, 2, 3, 4 thì ta giữ nguyên chữ số hàng nghìn. Nếu chữ số hàng trăm là 5, 6, 7, 8, 9 thì cộng thêm 1 vào chữ số hàng nghìn Sau khi làm tròn, các chữ số hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị bằng 0. Lời giải: a) Sai vì số lớn nhất có bảy chữ số là 9 999 999. Số 1 000 000 là số bé nhất có bảy chữ số. b) Sai vì số 0 là số tự nhiên bé nhất. c) Đúng. d) Đúng. Thay các chữ số 6, 3, 3 bởi các chữ số 0. Xét chữ số hàng trăm là 6, vì 6 > 5 nên ta thêm 1 đơn vị vào 109 là 110. Ta được kết quả là 110 000. Bài 3 trang 82 SGK Toán 4 tập 1 - Chân Trời Sáng Tạo Cho hình tứ giác ABCD (xem hình bên). a) Số đo mỗi góc của hình tứ giác là bao nhiêu độ? b) Nêu tên các cặp cạnh vuông góc với nhau. c) Nêu tên cặp cạnh song song với nhau. Phương pháp: - Sử dụng thước đo góc để xác định số đo các góc của tứ giác ABCD - Quan sát rồi nêu tên các cặp cạnh song song và vuông góc với nhau Lời giải: a) Số đo góc đỉnh A; cạnh AB, AC bằng 90o Số đo góc đỉnh D; cạnh DA, DC bằng 90o Số đo góc đỉnh B; cạnh BA, BC bằng 120o Số đo góc đỉnh C; cạnh CD, CB bằng 60o b) AB và AD là một cặp cạnh vuông góc với nhau. DA và DC là một cặp cạnh vuông góc với nhau. c) AB và DC là một cặp cạnh song song với nhau. Bài 4 trang 82 SGK Toán 4 tập 1 - Chân Trời Sáng Tạo Số? Trong lịch sử nước ta, ba trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng đã viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc. - Năm 938 thuộc thế kỉ ….., Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán. - Năm 981 thuộc thế kỉ ……, Lê Đại Hành chiến thắng quân Tống. - Năm 1288 thuộc thế kỉ ……., Trần Hưng Đạo chiến thắng quân Mông-Nguyên. Phương pháp: - Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một (thế kỉ I). - Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ hai (thế kỉ II). - Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỉ ba (thế kỉ III). ............... - Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ hai mươi (thế kỉ XX). - Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỉ hai mươi mốt (thế kỉ XXI). Lời giải: • Năm 938 thuộc thế kỉ X (thế kỉ mười),Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán. • Năm 981 thuộc thế kỉ X (thế kỉ mười),Lê Đại Hành chiến thắng quân Tống. • Năm 1288 thuộc thế kỉ XIII (thế kỉ mười ba),Trần Hưng Đạo chiến thắng quân Mông – Nguyên. Bài 5 trang 82 SGK Toán 4 tập 1 - Chân Trời Sáng Tạo Thay …..?.... bằng số hoặc các chữ giờ, phút, giây Vào sáng thứ Hai hằng tuần, chúng em được tham dự lễ chào cờ. Lễ chào cờ của trường em bắt đầu lúc 7 …?... 30 phút. Trong buổi lễ này, chúng em háy Quốc ca trong 3 ..?…. 30 …?… Ngư vậy, chúng em đã hát Quốc ca trong …?…. giây. Phương pháp: Đọc đoạn thông tin rồi điền số hoặc chữ thích hợp. Áp dụng cách đổi: 1 phút = 60 giây Lời giải: Vào sáng thứ Hai hàng tuần, chúng em được tham dự lễ chào cờ. Lễ chào cờ của trường em bắt đầu lúc 7 giờ30 phút. Trong buổi lễ này, chúng em hát Quốc ca trong 3 phút 30 giây. Như vậy, chúng em đã hát Quốc ca trong 210giây. Giải thích: 1 phút = 60 giây 3 phút = 60 × 3 = 180 giây 3 phút 30 giây = 180 giây + 30 giây = 210 giây Bài 6 trang 82 SGK Toán 4 tập 1 - Chân Trời Sáng Tạo Số? a) Người ta ước tính trên thế giới cứ mỗi phút trôi qua lại có 1 triệu chai nhựa được bán ra. Như vậy, trong 1 giờ, trên thế giới có khoảng …?... triệu chai nhựa được bán ra. b) Ở Việt Nam, mỗi phút có gần 2 tấn rác nhựa thải ra môi trường. Trong 1 giờ, chúng ta đã thải ra môi trường gần …… tấn rác thải nhựa. Phương pháp: a) Số chai nhựa bán ra trong 1 giờ = Số chai nhựa bán ra trong 1 phút x 60 b) Số tấn rác nhựa thải ra trong 1 giờ = Số tấn rác nhựa thải ra trong 1 phút x 60 Lời giải: a) Đổi 1 giờ = 60 phút Như vậy, trong 1 giờ, trên thế giới có khoảng 60triệu chai nhựa được bán ra. b) Trong 60 phút chúng ta đã thải ra môi trường gần 2 × 60 = 120 tấn rác thải nhựa. Trong 1 giờ, chúng ta đã thải ra môi trường gần 120 tấn rác thải nhựa. Bài 7 trang 83 SGK Toán 4 tập 1 - Chân Trời Sáng Tạo Số? Năm 2019 tại Việt Nam, lượng rác thải khó phân hủy được thu gom ở khu vực đô thị khoảng 64 nghìn tấn, ở nông thôn khoảng 38 nghìn tấn. Trong số rác thải trên, 45 nghìn tấn đã được chôn lấp, còn lại để tái chế. a) Khối lượng rác thải khó phân hủy đã thu gom cả ở khu vực đô thị và nông thôn là …… nghìn tấn hay …… tấn. b) Khối lượng rác thải dùng để tái chế là ……nghìn tấn hay ……. tấn. Phương pháp: a) Tìm tổng khối lượng rác thải khó phân hủy đã thu gom ở khu vực đô thị và nông thôn b) Khối lượng rác thải dùng để tái chế = Tổng khối lượng rác thải đã thu gom – khối lượng rác thải đã được chôn lấp Lời giải: a) Khối lượng rác thải khó phân hủy đã thu gom ở cả khu vực đô thị và nông thôn là: 102 nghìn tấn hay 102 000 tấn. b) Số lượng rác thải dùng để tái chế là: 57 nghìn tấn hay 57 000 tấn. Giải thích: a) Khối lượng rác thải khó phân hủy đã thu gom ở cả khu vực đô thị và nông thôn là: 64 + 38 = 102 (nghìn tấn) 102 nghìn tấn = 102 000 tấn. b) Số lượng rác thải dùng để tái chế là: 102 – 45 = 57 (nghìn tấn) 57 nghìn tấn = 57 000 tấn Khám phá Số? Hình ảnh dưới đây là một thùng rác làm từ vỏ chai nhựa đã qua sử dụng. Thùng rác có dạng khối trụ gồm 2 lớp chai với số lượng bằng nhau. Đáy của thùng rác là một tấm lưới để ngắc rác rơi xuống đất. - Làm 1 thùng rác như vậy cần …?.... chai nhựa? - Khối lớp Bốn dự định làm các thùng rác đó. Mỗi học sinh sẽ đóng góp 2 chai nhựa. Cần ….. học sinh tham gia đóng góp để vừa đủ số chai làm 7 thùng rác. Phương pháp: - Đếm số chai nhựa có trong 1 lớp chai - Số chai nhựa để làm 1 thùng rác = số chai nhựa có trong 1 lớp chai x 2 - Số chai nhựa để làm 7 thùng rác = Số chai nhựa để làm 1 thùng rác x 7 - Số bạn cần tham gia đóng góp = Số chai nhựa để làm 7 thùng rác : 2 Lời giải: Em đếm số chai nhựa lớp bên trên được 20 chai. Thùng rác có 2 lớp chai nhựa nên làm một thùng rác như vậy cần 20 × 2 = 40 chai nhựa. Làm 7 thùng rác thì cần số chai nhựa là: 40 × 7 = 280 (chai nhựa) Cần số học sinh tham gia đóng góp để làm 7 thùng rác là: 280 : 2 = 140 (học sinh) Em điền như sau: • Làm 1 thùng rác như vậy cần 40 chai nhựa. • Khối lớp Bốn dự định làm các thùng rác đó. Mỗi học sinh sẽ đóng góp 2 chai nhựa. Cần 140 học sinh tham gia đóng góp để vừa đủ số chai làm 7 thùng rác. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 37. Em làm được những gì?
|
Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 84, bài 5 trang 85 SGK Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo tập 1 - Bài 38: Ôn tập học kì 1. Câu nào đúng, câu nào sai?