Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Giải Toán 4 Kết nối tri thức trang 118, 119, 120 tập 1

Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 118, bài 1, 2, 3, 4 trang 119, bài 1, 2, 3, 4 trang 120 SGK Toán lớp 4 Kết nối tri thức tập 1 - Bài 34: Ôn tập phép cộng, phép trừ. Biểu thức nào dưới đây có giá trị lớn nhất, biểu thức nào dưới đây có giá trị bé nhất?

Luyện tập 1 - Trang 118

Bài 1 trang 118 SGK Toán 4 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Tính nhẩm

a) 70 000 + 60 000                                                     

160 000 – 90 000                                                       

500 000 + 700 000                                                     

b) 90 000 + 50 000 – 80 000

150 000 – 70 000 + 40 000

800 000 + 700 000 – 900 000

Phương pháp:

Tính nhẩm phép tính các số tròn chục nghìn, tròn trăm nghìn.

Lời giải:

a)

70 000 + 60 000 = 130 000

160 000 – 90 000 = 70 000

500 000 + 700 000 = 1 200 000

b)

90 000 + 50 000 – 80 000 = 60 000

150 000 – 70 000 + 40 000 = 120 000

800 000 + 700 000 – 900 000 = 600 000

Bài 2 trang 118 SGK Toán 4 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Đặt tính rồi tính.

9 658 + 6 290

14 709 – 5 234

56 204 + 74 539

159 570 – 81 625

Phương pháp:

- Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau

- Cộng hoặc trừ các chữ số thẳng cột lần lượt từ phải sang trái.

Lời giải:

Bài 3 trang 118 SGK Toán 4 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Biểu thức nào dưới đây có giá trị lớn nhất, biểu thức nào dưới đây có giá trị bé nhất?

Phương pháp:

- Biểu thức chỉ chứa phép tính cộng, trừ ta thực hiện từ trái sang phải.

- Biểu thức có chứa dấu ngoặc thì ta thực hiện ở trong ngoặc trước

Lời giải:

A. 90 000 + 30 000 + 5 473 = 120 000 + 5 473 = 125 473

B. 387 568 – (200 000 – 40 000) = 387 568 – 160 000 = 227 568

C. 456 250 + 200 000 + 500 000 = 656 250 + 500 000 = 1 156 250

D. 210 000 – 90 000 + 4 975 = 120 000 + 4 975 = 124 975

Ta có: 124 975 < 125 473 < 227 568 < 1 156 250.

Vậy biểu thức C có giá trị lớn nhất, biểu thức D có giá trị bé nhất.

Bài 4 trang 118 SGK Toán 4 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Bố mua cho Nam một bộ quần áo đồng phục, đôi giày và đôi tất hết tất cả 314 000 đồng. Trong đó, tổng số tiền của bộ quần áo đồng phục và đôi giày là 306 000 đồng. Tính giá tiền của mỗi loại, biết rằng giá tiền của đôi giày nhiều hơn giá tiền của đôi tất là 107 000 đồng.

Phương pháp:

1. Giá tiền đôi tất = giá tiền của cả 3 sản phẩm – giá tiền của bộ quần áo đồng phục và đôi giày.

2. Giá tiền đôi giày = giá tiền đôi tất + 107 000 đồng.

3. Giá tiền đồng phục = giá tiền của cả 3 sản phẩm – giá tiền của đôi giày – giá tiền của đôi tất.

Lời giải:

Giá tiền của đôi tất là:

314 000 – 306 000 = 8 000 (đồng)

Số tiền đôi giày là:

8 000 + 107 000 = 115 000 (đồng)

Số tiền bộ đồng phục là:

314 000 – 115 000 – 8 000 = 191 000 (đồng)

Đáp số: tất: 8 000 đồng; giày: 115 000 đồng; đồng phục: 191 000 đồng

Luyện tập 2 - Trang 119

Bài 1 trang 119 SGK Toán 4 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Tính nhẩm

a) 8 000 000 + 4 000 000                                                     

60 000 000 + 50 000 000                                                     

15 000 000 – 9 000 000

140 000 000 – 80 000 000

b) 6 000 000 + 9 000 000 – 7 000 000

130 000 000 – 60 000 000 + 50 000 000

Lời giải:

a) 8 000 000 + 4 000 000 = 12 000 000

60 000 000 + 50 000 000 = 110 000 000

15 000 000 – 9 000 000 = 6 000 000

140 000 000 – 80 000 000 = 60 000 000

b) 6 000 000 + 9 000 000 – 7 000 000 = 15 000 000 – 7 000 000 = 8 000 000

130 000 000 – 60 000 000 + 50 000 000 = 70 000 000 + 50 000 000 = 120 000 000

Bài 2 trang 119 SGK Toán 4 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Đặt tính rồi tính.

Phương pháp:

- Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau

- Cộng hoặc trừ các chữ số thẳng cột lần lượt từ phải sang trái.

Lời giải:

Bài 3 trang 119 SGK Toán 4 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Hình dưới đây cho biết giá tiền của một số món đồ.

a) Mai mua một đôi dép và một hộp đồ chơi xếp hình, Mai đưa cho cô bán hàng tờ tiền 200 000 đồng. Hỏi cô bán hàng trả lại Mai bao nhiêu tiền?

b) Chọn câu trả lời đúng.

Với tờ tiền 200 000 đồng. Mai đủ tiền mua được ba món đồ nào dưới đây?

A. Cái mũ, đôi dép, hộp đồ chơi xếp hình.

B. Cái mũ, đôi dép, gấu bông.

C. Cái mũ, hộp đồ chơi xếp hình, gấu bông.

D. Đôi dép, hộp đồ chơi xếp hình, gấu bông.

Phương pháp:

a) Số tiền cô bán hàng trả lại Mai = số tiền Mai đưa cô bán hàng – giá tiền của đôi dép – giá tiền hộp đồ chơi xếp hình

b) Tính tổng giá tiền ba đồ vật ở mỗi đáp án rồi kết luận

Lời giải:

a) Số tiền cô bán hàng trả lại Mai là:

200 000 – (70 000 + 125 000) = 5 000 (đồng)

Đáp số: 5 000 đồng

b) Đáp án đúng là: B

Ta có:

- Tổng giá tiền của cái mũ, đôi dép, hộp đồ chơi xếp hình là:

50 000 + 70 000 + 125 000 = 245 000 (đồng)

- Tổng giá tiền của cái mũ, đôi dép, gấu bông là:

50 000 + 70 000 + 65 000 = 185 000 (đồng)

- Tổng giá tiền của cái mũ, hộp đồ chơi xếp hình, gấu bông là:

50 000 + 125 000 + 65 000 = 240 000 (đồng)

- Tổng giá tiền của đôi dép, hộp đồ chơi xếp hình, gấu bông là:

70 000 + 125 000 + 65 000 = 260 000 (đồng)

Vậy với tờ tiền 200 000 đồng, Mai đủ tiền mua được cái mũ, đôi dép, gấu bông.

Bài 4 trang 119 SGK Toán 4 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Tính bằng cách thuận tiện.

16 370 + 6 090 + 2 530 + 4 010

Phương pháp:

Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để nhóm các số có tổng là số tròn trăm với nhau

Lời giải:

16 370 + 6 090 + 2 530 + 4 010

= (16 370 + 2 530) + (2 090 + 4 010)

= 19 900 + 6 100

= 26 000

Luyện tập 3 - Trang 120

Bài 1 trang 120 SGK Toán 4 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Đặt tính rồi tính.

Phương pháp:

- Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau

- Cộng hoặc trừ các chữ số thẳng cột lần lượt từ phải sang trái.

Lời giải:

Bài 2 trang 120 SGK Toán 4 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Đ, S?

a) 80 000 + 40 000 = 100 000

b) 175 000 – 25 000 = 50 000

c) 9 000 000 + 3 000 000 – 2 000 000 = 10 000 000

Phương pháp:

Thực hiện rồi xác định tính đúng, sai của các câu.

Lời giải:

a) S. (Sửa lại: 80 000 + 40 000 = 120 000)

b) Đ

c) Đ

Bài 3 trang 120 SGK Toán 4 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Tuyến đường sắt Hà Nội - Đà Nẵng (qua Đồng Hới) dài 791 km. Tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Hới dài hơn tuyến đường sắt Đồng Hới - Đà Nẵng 253 km. Tính độ dài tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Hới và Đồng Hới - Đà Nẵng.

Phương pháp:

- Tìm số bé trước: Số bé = (Tổng – Hiệu) : 2

- Tìm số lớn trước: Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2

Lời giải:

Độ dài tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Hới là:

(791 + 253) : 2 = 522 (km)

Độ dài tuyến đường sắt Đồng Hới – Đà Nẵng là:

791 – 522 = 269 (km)

Đáp số: Hà Nội – Đồng Hới: 522km;

Đồng Hới – Đà Nẵng: 269km

Bài 4 trang 120 SGK Toán 4 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống

>,<,= ?

Phương pháp:

Tính giá trị các biểu thức rồi so sánh kết quả.

Lời giải:

a) 135 900 – (200 900 – 80 050) = 135 900 – 120 850 = 15 050

6 000 – 4 500 + 14 000 = 15 500

Vậy 135 900 – (200 900 – 80 050) < 6 000 – 4 500 + 14 000

b) 34 785 + 20 300 – 2 785 = 55 085 – 2 785 = 52 300

20 350 + 18 127 + 8 450 = 38 477 + 8 450 = 46 927

Vậy 34 785 + 20 300 – 2 785 > 20 350 + 18 127 + 8 450

Sachbaitap.com