Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Giải Toán 7 trang 19 Cánh Diều tập 2

Giải bài 1, 2 trang 19 SGK Toán lớp 7 cánh diều tập 2. Biểu đồ đoạn thẳng trong Hình 19 biểu diễn nhiệt độ trong một ngày mùa đông tại một địa điểm ở miền ôn đới. Biểu đồ đoạn thẳng ở Hình 20 biểu diễn lượng mưa trung bình tháng ở Cần Thơ.

Bài 1 trang 19 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh Diều

Biểu đồ đoạn thẳng trong Hình 19 biểu diễn nhiệt độ trong một ngày mùa đông tại một địa điểm ở miền ôn đới.

a) Nêu nhiệt độ lúc 2 h, 6 h, 10 h, 14 h, 18 h, 22 h.

b) Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ trong các khoảng thời gian: 2 h – 6 h; 6 h – 10 h; 10 h – 14 h; 14 h – 18 h; 18 h – 22 h; 22 h – 24 h.

Phương pháp:

Đọc lại hoạt động 3 mục II. Phân tích và xử lí dữ liệu biểu diễn bằng biểu đồ đoạn thẳng.

Quan sát biểu đồ Hình 19 để đưa ra nhiệt độ tại các thời điểm và sự thay đổi nhiệt độ giữa các khoảng thời gian. (Chú ý các điểm đầu mút).

Lời giải:

a) Dựa vào biểu đồ trên ta thấy nhiệt độ trong một ngày mùa đông tại địa điểm trên:

Nhiệt độ lúc 2 h: -8oC.

Nhiệt độ lúc 6 h: -10oC.

Nhiệt độ lúc 10 h: -5oC.

Nhiệt độ lúc 14 h: 2oC.

Nhiệt độ lúc 18 h: 0oC.

Nhiệt độ lúc 22 h: -3oC.

b) Sự thay đổi về nhiệt độ trong các khoảng thời gian:

Nhiệt độ giảm từ -8oC xuống -10oC trong khoảng thời gian 2 h - 6 h.

Nhiệt độ tăng từ -10oC lên -5oC trong khoảng thời gian 6 h - 10 h.

Nhiệt độ tăng từ -5oC lên 2oC trong khoảng thời gian 10 h - 14 h.

Nhiệt độ giảm từ 2°C xuống 0°C trong khoảng thời gian 14 h - 18 h.

Nhiệt độ giảm từ 0°C xuống ‒3°C trong khoảng thời gian 18 h - 22 h.

Nhiệt độ ổn định -3oC trong khoảng 22 h - 24 h.

Bài 2 trang 19 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh Diều

Biểu đồ đoạn thẳng ở Hình 20 biểu diễn lượng mưa trung bình tháng ở Cần Thơ.

a) Lập bảng số liệu thống kê lượng mưa trung bình tháng ở Cần Thơ theo mẫu sau:

b) Tính tổng lượng mưa trung bình năm ở Cần Thơ.

c) Tìm ba tháng có lượng mưa trung bình tháng lớn nhất ở Cần Thơ.

d) Tìm ba tháng khô hạn nhất ở Cần Thơ.

Phương pháp:

a) Quan sát biểu đồ đoạn thẳng ở Hình 20 để đưa ra các số liệu thống kê lượng mưa trung bình tháng ở Cần Thơ.

b) Tổng lượng mưa trung bình năm ở Cần Thơ bằng lượng mưa trung bình mỗi tháng ở Cần Thơ cộng lại.

c) Quan sát biểu đồ đoạn thẳng ở Hình 20, chú ý các điểm đầu mút. Những điểm nào cao nhất là những tháng có lượng mưa trung bình tháng lớn nhất ở Cần Thơ.

Hoặc quan sát bảng số liệu thống kê lượng mưa trung bình tháng ở Cần Thơ, so sánh lượng mưa trung bình từng tháng và tìm ra ba tháng có lượng mưa trung bình lớn nhất.

d) Quan sát biểu đồ đoạn thẳng ở Hình 20, chú ý các điểm đầu mút. Những điểm nào thấp nhất là những tháng có lượng mưa trung bình tháng thấp nhất ở Cần Thơ hay là những tháng khô hạn nhất ở Cần Thơ.

Hoặc quan sát bảng số liệu thống kê lượng mưa trung bình tháng ở Cần Thơ, so sánh lượng mưa trung bình từng tháng và tìm ra ba tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất.

Lời giải:

a) Dựa vào biểu đồ ta thấy lượng mưa trung bình của các tháng trong năm ở Cần Thơ như sau:

Tháng 1: 6,1 mm.

Tháng 2: 1,9 mm.

Tháng 3: 13,3 mm.

Tháng 4: 36,5 mm.

Tháng 5: 167,7 mm.

Tháng 6: 222,6 mm.

Tháng 7: 239,2 mm.

Tháng 8: 231,0 mm.

Tháng 9: 252,1 mm.

Tháng 10: 275,3 mm.

Tháng 11: 150,1 mm.

Tháng 12: 39,7 mm.

Khi đó ta có bảng số liệu sau:

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Lượng mưa

(mm)

6,1

1,9

13,3

36,5

167,7

222,6

239,2

231,0

252,1

275,3

150,1

39,7

b) Tổng lượng mưa trung bình năm ở Cần Thơ là:

6,1 + 1,9 + 13, 3 + 36,5 + 167,7 + 222,6 + 239,2 + 231,0 + 252,1 + 275,3 + 150,1 + 39,7 = 1635,5 (mm)

c) Dựa vào biểu đồ ta thấy ba tháng có lượng mưa trung bình tháng lớn nhất ở Cần Thơ là: tháng 10 (275,3 mm); tháng 9 (252,1 mm) và tháng 7 (239,2 mm).

d) Dựa vào biểu đồ ta thấy ba tháng khô hạn nhất ở Cần Thơ là: tháng 2 (1,9 mm), tháng 1 (6,1 mm) và tháng 3 (13,3 mm).

Sachbaitap.com

  • Giải Toán 7 trang 25 Cánh Diều tập 2

    Giải Toán 7 trang 25 Cánh Diều tập 2

    Giải bài 1, 2, 3 trang 25 SGK Toán lớp 7 cánh diều tập 2. Biểu đồ hình quạt tròn ở Hình 29 biểu diễn lượng phát thải khí nhà kính trong ba lĩnh vực: Nông nghiệp, Năng lượng, Chất thải vào năm 2020 của Việt Nam (tính theo tỉ số phần trăm).