Giải Toán 7 trang 28 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1Giải bài 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, 2.5 trang 28 SGK Toán lớp 7 kết nối tri thức tập 1. Bài 2.2. Sử dụng chu kì, hãy viết gọn số thập phân vô hạn tuần hoàn 0,010101…. Bài 2.1 trang 28 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức Trong các số thập phân sau, số nào là số thập phân hữu hạn? Số nào là số thập phân vô hạn tuần hoàn? \(0,1; - 1,(23);11,2(3); - 6,725\) Phương pháp: Các số thập phân có chứa chu kì là số thập phân vô hạn tuần hoàn Lời giải: Số thập phân hữu hạn là: 0,1; –6,725. Số thập phân vô hạn tuần hoàn là: –1,(23); 11,2(3). Bài 2.2 trang 28 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức Sử dụng chu kì, hãy viết gọn số thập phân vô hạn tuần hoàn 0,010101…. Phương pháp: Các số thập phân vô hạn tuần hoàn có chứa số được lặp lại vô hạn lần thì số đó là chu kì của số thập phân vô hạn tuần hoàn Lời giải: Ta thấy 01 được lặp lại mãi nên chu kì của số thập phân này là 01. Viết gọn ta được: 0,010101… = 0,(01). Bài 2.3 trang 28 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức Tìm chữ số thập phân thứ năm của số 3,2(31) và làm tròn số 3,2(31) đến chữ số thập phân thứ năm Phương pháp: Các số thập phân vô hạn tuần hoàn có chứa số được lặp lại vô hạn lần thì số đó là chu kì của số thập phân vô hạn tuần hoàn Làm tròn theo quy tắc làm tròn số thập phân. - Đối với chữ số hàng làm tròn: + Giữ nguyên nếu chữ số ngay bên phải nhỏ hơn 5; +Tăng 1 đơn vị nếu chữ số ngay bên phải lớn hơn hoặc bằng 5 - Đối với chữ số sau hàng làm tròn: + Bỏ đi nếu ở phần thập phân; + Thay bằng các chữ số 0 nếu ở phần số nguyên Lời giải: Ta có: 3,2(31) = 3,2313131… Do đó chữ số thập phân thứ năm của số 3,2(31) là 1. Làm tròn số 3,2(31) đến chữ số thập phân thứ năm được kết quả là: 3,23131. Bài 2.4 trang 28 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức Số 0,1010010001000010…(viết liên tiếp các số 10, 100, 1 000, 10 000, sau dấu phẩy) có phải là số thập phân vô hạn tuần hoàn hay không? Phương pháp: Các số thập phân vô hạn tuần hoàn là số thập phân có phần thập phân chứa chữ số được lặp lại vô hạn lần Lời giải: Số 0,1010010001000010… (viết liên tiếp các số 10, 100, 1000, 10000, … sau dấu phẩy) không phải là số thập phân vô hạn tuần hoàn do không tìm được chu kì của số đó. Bài 2.5 trang 28 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức Làm tròn số 3,14159… a) đến chữ số thập phân thứ ba; b) với độ chính xác 0,005. Phương pháp: Làm tròn theo quy tắc làm tròn số thập phân. - Đối với chữ số hàng làm tròn: + Giữ nguyên nếu chữ số ngay bên phải nhỏ hơn 5; +Tăng 1 đơn vị nếu chữ số ngay bên phải lớn hơn hoặc bằng 5 - Đối với chữ số sau hàng làm tròn: + Bỏ đi nếu ở phần thập phân; + Thay bằng các chữ số 0 nếu ở phần số nguyên Lời giải: a) Làm tròn số 3,14159… đến chữ số thập phân thứ ba được kết quả là 3,142. b) Làm tròn số 3,14159… với độ chính xác 0,005 là 3,14. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 5. Làm quen với số thập phân vô hạn tuần hoàn
|
Giải bài 2.6, 2.7, 2.8, 2.9, 2.10, 2.11, 2.12 trang 32 SGK Toán lớp 7 kết nối tri thức tập 1. Bài 2.7. Từ các số là bình phương cảu 12 số tự nhiên đầu tiên, em hãy tìm căn bậc hai số học của các số sau: