Giải Toán 7 trang 45, 46 Cánh Diều tập 2Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 45, bài 5, 6, 7 trang 46 SGK Toán lớp 7 cánh diều tập 2. Nho là một đặc sản của Ninh Thuận. Năm 2021, giá mua nho đỏ Red Cardinal là 45 000 đồng/kg, nho xanh NH01-48 là 70 000 đồng/kg, nho ba màu NH01-152 là 140 000 đồng/kg. Bài 1 trang 45 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh Diều Một hình chữ nhật có chiều dài là 5 cm, chiều rộng là 6 cm. Biểu thức nào sau đây dùng để biểu thị chu vi hình chữ nhật đó? a) \(2.5 + 6\) (cm) b) \(2.(5 + 6)\) (cm). Phương pháp: Áp dụng công thức tính chu vi hình chữ nhật: \(P = 2.(a + b)\) (trong đó a là chiều dài và b là chiều rộng, cùng đơn vị đo). Lời giải: Biểu thức biểu thị chu vi của hình chữ nhật có chiều dài là 6 cm, chiều rộng là 5 cm là 2 . (6 + 5) (cm). Bài 2 trang 45 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh Diều Tính giá trị của biểu thức: a) \(M = 2(a + b)\) tại \(a = 2\), \(b = - 3\); b) \(N = - 3xyz\) tại \(x = - 2\), \(y = - 1\), \(z = 4\); c) \(P = - 5{x^3}{y^2} + 1\) tại \(x = - 1\); \(y = - 3\). Lời giải: a) Thay giá trị \(a = 2\), \(b = - 3\) vào biểu thức đã cho, ta có: \(M = 2(a + b) = 2.(2 + ( - 3)) = 2.(2 - 3) = 2.( - 1) = - 2\). b) Thay giá trị \(x = - 2\), \(y = - 1\), \(z = 4\) vào biểu thức đã cho, ta có: \(N = - 3xyz = ( - 3). (- 2). (- 1).4 = 6. (- 1).4 = ( - 6).4 = - 24\). c) Thay giá trị \(x = - 1\); \(y = - 3\) vào biểu thức đã cho, ta có: \(P = - 5{x^3}{y^2} + 1 = - 5.{( - 1)^3}.{( - 3)^2} + 1 = (- 5). (- 1).9 + 1 = 5.9 + 1 = 45 + 1 = 46\). Bài 3 trang 45 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh Diều Cho \(A = - ( - 4x + 3y),B = 4x + 3y,C = 4x - 3y\). Khi tính giá trị của biểu thức tại \(x = - 1\) và \(y = - 2\), bạn An cho rằng giá trị của các biểu thức A và B bằng nhau, bạn Bình cho rằng giá trị của các biểu thức A và C bằng nhau. Theo em, bạn nào đúng? Vì sao? Phương pháp: Muốn xem bạn nào đúng, ta thay \(x = - 1\) và \(y = - 2\) vào các biểu thức A, B, C rồi thực hiện phép tính. Sau đó, so sánh kết quả của 3 biểu thức. Lời giải: Ta có A = - (-4x + 3y) = 4x - 3y. Biểu thức A và C giống nhau và khác biểu thức B nên khi tính giá trị của các biểu thức tại x = -1 và y = -2 thì giá trị của biểu thức A và C bằng nhau. Vậy bạn Bình nói đúng. Ta có A = - (-4x + 3y) = 4x - 3y. Biểu thức A và C giống nhau và khác biểu thức B nên khi tính giá trị của các biểu thức tại x = -1 và y = -2 thì giá trị của biểu thức A và C bằng nhau. Vậy bạn Bình nói đúng. Bài 4 trang 45 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh Diều Nho là một đặc sản của Ninh Thuận. Năm 2021, giá mua nho đỏ Red Cardinal là 45 000 đồng/kg, nho xanh NH01-48 là 70 000 đồng/kg, nho ba màu NH01-152 là 140 000 đồng/kg. a) Viết biểu thức tính số tiền khi mua x (kg) nho đỏ Red Cardinal, y (kg) nho xanh NH01-48 và t (kg) nho ba màu NH01-152. b) Tính số tiền khi mua 300 kg nho đỏ Red Cardinal, 250 kg nho xanh NH01-48 và 100 kg nho ba màu NH01-152. Phương pháp: Biểu thức đại số được tạo thành từ các số, biến số được nối với nhau bởi dấu các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa. Trong biểu thức đại số có thể có các dấu ngoặc để chỉ thứ tự thực hiện các phép tính. a) Ta viết biểu thức tính số tiền khi mua từng loại nho (bằng số tiền nhân với số kg mua) rồi cộng lại với nhau. b) Thay các giá trị (số kg mua) vào biểu thức rồi thực hiện phép tính. Lời giải: a) Biểu thức biểu thị số tiền khi mua x (kg) nho đỏ Red Cardinal, y (kg) nho xanh NH01 - 48 và t (kg) nho ba màu NH01 - 152 là: 45 000 . x + 70 000 . y + 140 000 . t (đồng). b) Số tiền khi mua 300 kg nho đỏ Red Cardinal, 250 kg nho xanh NH01 - 48 và 100 kg nho ba màu NH01 - 152 là: 45 000 . 300 + 70 000 . 250 + 140 000 . 100 = 45 000 000 (đồng). Bài 5 trang 46 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh Diều Bạn Quân dự định mua 5 cốc trà sữa có giá x đồng/cốc và 3 lọ sữa chua có giá y đồng/lọ. Khi đến cửa hàng, bạn Quân thấy giá bán trà sữa mà bạn dự định mua đã giảm 10%, còn giá sữa chua thì không thay đổi. a) Viết biểu thức biểu thị: - Giá tiền của 1 cốc trà sữa sau khi giảm giá; - Số tiền mua 5 cốc trà sữa sau khi giảm giá; - Số tiền mua 3 lọ sữa chua. b) Bạn Quân mang theo 195 000 đồng. Số tiền này vừa đủ để mua lượng trà sữa và sữa chua như dự định (khi chưa giảm giá). Giá tiền của một cốc trà sữa sau khi đã giảm giá là bao nhiêu? Biết giá một lọ sữa chua là 15 000 đồng. Lời giải: a) Giá bán trà sữa giảm đi 10% nên giá tiền lúc sau bằng 100% - 10% = 90% giá tiền ban đầu. Khi đó giá tiền của 1 cốc trà sữa sau khi giảm giá là 90% . x đồng. Số tiền mua 5 cốc trà sữa sau khi giảm giá là 5 . 90% . x = 450% . x (đồng). Số tiền mua 3 lọ sữa chua là 3 . y (đồng). b) Số tiền mua lượng trà sữa và sữa chua như dự định là 5 . x + 3 . y (đồng). Do đó 5 . x + 3 . y = 195 000. Thay y = 15 000 vào biểu thức trên ta có: 5 . x + 3 . 15 000 = 195 000. hay 5 . x = 195 000 - 45 000. hay 5 . x = 150 000. Do đó x = 150 000 : 5 = 30 000. Khi đó giá tiền một cốc trà sữa sau khi giảm giá là: 90% . 30 000 = \(\dfrac{9}{{10}}.30000 = 27000\) (đồng). Bài 6 trang 46 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh Diều a) Lãi suất ngân hàng quy định cho kì hạn 1 năm là r%/năm. Viết biểu thức đại số biểu thị số tiền lãi khi hết kì hạn 1 năm nếu gửi ngân hàng A đồng. b) Cô Ngân gửi ngân hàng 200 triệu đồng với lãi suất 6%/năm. Hết kì hạn 1 năm, cô Ngân nhận được số tiền lãi là bao nhiêu? Phương pháp: a) Số tiền lãi khi hết kì hạn một năm bằng số tiền gửi ngân hàng nhân với lãi suất rồi chia cho 100. b) Thay các giá trị tương ứng vào biểu thức phần a rồi thực hiện phép tính. Lời giải: a) Biểu thức biểu thị số tiền lãi khi hết kì hạn 1 năm khi gửi ngân hàng A đồng với lãi suất một năm là r%/năm là: A . r% (đồng). b) Số tiền lãi cô Ngân nhận được là: 200 . 6% = \(\dfrac{{200.6}}{{100}} = 12\) (triệu đồng). Bài 7 trang 46 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh Diều Các nhà khoa học đã đưa ra cách ước tính chiều cao của trẻ em khi trưởng thành dựa trên chiều cao b của bố và chiều cao m của mẹ (b, m tính theo đơn bị xăng-ti-mét) như sau: Chiều cao của con trai \( = \dfrac{1}{2}.1,08(b + m)\); Chiều cao của con gái \( = \dfrac{1}{2}(0,923b + m)\) (Nguồn: https://vietnamnet.vn) Theo cách ước tính trên, nếu bố cao 170 cm, mẹ cao 160 cm thì chiều cao ước tính của con trai, con gái khi trưởng trành là bao nhiêu? Lời giải: Chiều cao của con trai là:\( = \dfrac{1}{2}.1,08(b + m)\)\( = \dfrac{1}{2}.1,08.(170 + 160) = \dfrac{1}{2}.1,08.330 = 178,2\) (cm). Chiều cao của con gái \( = \dfrac{1}{2}(0,923b + m) = \dfrac{1}{2}.(0,923.170 + 160) = \dfrac{1}{2}.(156,91 + 160) = 158,455\) (cm). Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 1. Biểu thức số. Biểu thức đại số - Toán 7 Cánh Diều
|
Giải bài 1, 2, 3 trang 52, bài 4, 5, 6, 7, 8 trang 53 SGK Toán lớp 7 cánh diều tập 2. Biểu thức nào sau đây là đa thức một biến? Tìm biến và bậc của đa thức đó. Nhà bác học Galileo Galilei (1564 – 1642) là người đầu tiên phát hiện ra quãng đường chuyển động của vật rơi tự do tỉ lệ thuận với bình phương của thời gian chuyển động.