Giải VBT Toán lớp 3 trang 48, 49 Chân trời sáng tạo tập 2 - Em làm được những gì?Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 48, bài 5, 6, 7 trang 49 Vở bài tập Toán lớp 3 tập 2 Chân trời sáng tạo - Bài Em làm được những gì?. Một bàn bóng bàn dành cho trẻ em có mặt là hình chữ nhật, chiều dài 152 cm, chiều rộng 71 cm. Tính chu vi mặt bàn đó. Bài 1 trang 48 VBT Toán lớp 3 tập 2 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi: Đặt tính rồi tính:
Trả lời: Đặt tính sao cho các hàng thẳng cột với nhau và thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân theo thứ tự từ phải qua trái và thực hiện phép tính chia theo thứ tự từ trái qua phải. Kết quả của các phép tính như sau: Bài 2 trang 48 VBT Toán lớp 3 tập 2 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi: Đúng ghi đ, sai ghi s a) Chu vi một hình chữ nhật gấp 2 lần tổng của chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật đó. b) Chu vi một hình vuông gấp 2 lần độ dài cạnh hình vuông đó. c) Số 2 000 gấp lên 3 lần thì được số 600. d) Số 6 000 giảm đi 3 lần thì được số 2 000. Trả lời: + Câu đúng là: a, d - Chu vi của hình chữ nhật bằng chiều dài cộng chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2. Như vậy chu vi của hình chữ nhật gấp 2 lần tổng chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật đó. Vậy câu a đúng - Số 6 000 giảm đi 3 lần ta được số: 6 000 : 3 = 2 000 Vậy 6 000 giảm đi 3 lần thì được số 2 000. Vậy câu d đúng + Câu sai là: b, c - Chu vi của hình vuông bằng cạnh của hình vuông đó nhân với 4. Như vậy, chu vi một hình vuông gấp 4 lần độ dài cạnh hình vuông đó. Vậy phát biểu b sai - Số 2 000 gấp lên 3 lần thì ta được số: 2 000 × 3 = 6 000 Vậy phát biểu c sai Bài 3 trang 48 VBT Toán lớp 3 tập 2 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi: Một bàn bóng bàn dành cho trẻ em có mặt là hình chữ nhật, chiều dài 152 cm, chiều rộng 71 cm. Tính chu vi mặt bàn đó. Trả lời: Muốn tính chu vi mặt bàn, ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng của mặt bàn (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2 Vậy chu vi mặt bàn đó là: (152 + 71) × 2 = 446 (cm) Đáp số: 446 cm Bài 4 trang 48 VBT Toán lớp 3 tập 2 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi: Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời thích hợp. Trả lời: a) Đáp án: A. Bạn gái cân nặng 30 kg b) Đáp án: B. Tờ giấy nặng 1 g c) Đáp án: B. Quyển sách Toán 3 nhẹ hơn 1 kg d) Đáp án: A. Cục tẩy nặng hơn 1 g Bài 5 trang 49 VBT Toán lớp 3 tập 2 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi: Số? Gia đình Nam dự định nuôi cá, trồng cỏ cho bò và nuôi gà trên một khu đất hình vuông. Hình vẽ bên dựa trên ý kiến của bạn Nam. Theo hình vẽ, Nam tính được: a) Chu vi ao cá là: …… m. b) Chu vi vườn cỏ là: …… m. c) Chu vi trại gà là: …… m. d) Chu vi cả khu đất là: …… m. Trả lời: a) Ao cá hình tam giác có độ dài 3 cạnh là 30m, 40m, 50m Vậy chu vi ao cá là: 30 + 40 + 50 = 120 m b) Vườn cỏ hình tứ giác có độ dài các cạnh lần lượt là 30m; 40m; 60m; 50m Như vậy chu vi vườn cỏ là: 30 + 40 + 60 + 50 = 180 m c) Chiều rộng trại gà: 60 – 40 = 20 m Chiều dài trại gà: 30 + 30 = 60 m Chu vi trại gà là: (60 + 20) × 2 = 160 m d) Khu đất hình vuông có cạnh 60m có chu vi là: 60 × 4 = 240 (m) * Vậy ta điền như sau: a) Chu vi ao cá là: 120 m Chu vi vườn cỏ là: 180 m Chu vi trại gà là: 160 m Chu vi cả khu đất là 240 m Bài 6 trang 49 VBT Toán lớp 3 tập 2 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi: Số? a) Theo thứ tự từ ngày đầu tháng đến ngày cuối tháng, các ngày thứ Bảy của tháng 4 năm 2023 là: …… ; …… ; ……; ……. ; .…… b) Tháng 4 năm 2023 có …… ngày Chủ nhật Chủ nhật cuối cùng là ngày …… Ngày 16 là Chủ nhật thứ …… trong tháng Trả lời: Quan sát tờ lịch ta thấy a) Theo thứ tự từ ngày đầu tháng đến ngày cuối tháng, các ngày thứ Bảy của tháng 4 năm 2023 là: 1; 8; 15; 22; 29. b) - Tháng 4 năm 2023 có 5 ngày Chủ nhật (đó là các ngày 2; 9; 16; 23; 30). - Chủ nhật cuối cùng là ngày 30. - Ngày 16 là Chủ nhật thứ 3 trong tháng. Bài 7 trang 49 VBT Toán lớp 3 tập 2 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi: Điền có thể, chắc chắn hay không thể vào chỗ chấm Không nhìn vào hộp, lấy ra một khối lập phương. a) ……………… lấy được khối lập phương màu xám. b) ……………… lấy được khối lập phương màu xanh. c) ……………… lấy được khối lập phương màu đỏ. Trả lời: a) Có thể lấy được khối lập phương màu xám. (vì trong hộp có 2 khối lập phương: 1 khối màu xanh và một khối màu xám, lên khi lấy bất kì một khối lập phương trong hộp, ta có thể lấy được khối lập phương màu xám) b) Có thể lấy được khối lập phương màu xanh. (tương tự ở trên, ta có thể lấy được khối lập phương màu xanh) c) Không thể lấy được khối lập phương màu đỏ. (vì trong hộp không có khối lập phương màu đỏ, nên khi lấy một khối lập phương bất kì, ta không thể nào lấy được khối lập phương màu đỏ không có trong hộp) Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Em làm được những gì? trang 48
|
Giải bài 1, 2 trang 50 Vở bài tập Toán lớp 3 tập 2 Chân trời sáng tạo - Bài Thực hành và trải nghiệm: Tính chu vi sàn phòng học, chu vi sân trường. Tính chu vi sàn phòng học