Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Muôn sắc hoa tươi trang 25 SGK Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều tập 1

Bài thơ khẳng định mọi người đều bình đẳng như nhau, không ai đặc biệt hơn ai nhưng ai cũng nổi bật theo cách của riêng mình và học sinh trong một lớp thì cần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập, cuộc sống.

Nội dung bài đọc

Bài thơ khẳng định mọi người đều bình đẳng như nhau, không ai đặc biệt hơn ai nhưng ai cũng nổi bật theo cách của riêng mình và học sinh trong một lớp thì cần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập, cuộc sống.

Muôn sắc hoa tươi

Thời gian có đêm và ngày

Thời tiết lúc mưa lúc nắng

Trái Đất này sẽ buồn lắm

Nếu thiếu bạn hay vắng tôi.

 

Chẳng ai đặc biệt hơn người

Chỉ vì là trai hay gái

Bạn nữ đẹp xinh, tài giỏi

Bạn nam khỏe mạnh, thông minh.

 

Yêu sao lớp của chúng mình

Gái trai chan hòa đoàn kết

Đua nhau chăm học, chăm làm

Lúc nào cũng vui như Tết

 

Sẽ chẳng ai là phái yếu

Hãy luôn tự tin, bạn ơi!

Chúng ta đều là phái mạnh

Khi chung sức giúp mọi người.

 

Ai cũng quan trọng trên đời

Mỗi người một ngôi sao nhỏ

Trường ta muôn sắc hoa tươi

Bởi bạn và tôi ở đó

Đặng Tuệ Lâm

Câu 1 trang 25 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều:

Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua hai khổ thơ đầu?

Phương pháp:

Em đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi

Lời giải:

Qua hai khổ thơ đầu tác giả muốn nói rằng trong cuộc sống sẽ có ngày và đêm, thời tiết cũng có lúc nắng lúc mưa và con người chúng ta cũng sẽ có bạn nam và bạn nữ. Và cho dù là bạn nam hay bạn nữ thì cũng sẽ có những sự đặc biệt, con trai thì sẽ khỏe mạnh thông minh, con gái thì sẽ xinh đẹp tài giỏi.

Câu 2 trang 25 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều:

Vì sao “lớp của chúng mình” rất đáng yêu?

Phương pháp:

Em đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi.

Lời giải:

“Lớp của chúng mình” rất đáng yêu vì cả gái và trai đều chan hoà đoàn kết, đua nhau chăm học, chăm làm lúc nào cũng vui như Tết. 

Câu 3 trang 25 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều:

Khổ thơ 4 khẳng định điều gì?

Phương pháp:

Em đọc kĩ bài thơ để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Khổ thơ 4 khẳng định sẽ chẳng có ai là phái yếu cả, tất cả mọi người trong lớp dù là trai hay gái thì cũng là phái mạnh khi mà mọi người đều chung tay giúp đỡ mọi người.

Câu 4 trang 25 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều:

Tìm trong khổ thơ cuối một hình ảnh đẹp thể hiện ý nghĩa của bài thơ.

Phương pháp:

Em đọc kĩ bài thơ để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Hình ảnh đẹp trong khổ thơ cuối thể hiện ý nghĩa của bài thơ là hình ảnh “Trường ta muôn sắc hoa tươi”

* Học thuộc lòng bài thơ.

Sachbaitap.com

Xem thêm tại đây: Bài 2: Bạn nam, bạn nữ
  • Dấu gạch ngang trang 26 SGK Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều tập 1

    Dấu gạch ngang trang 26 SGK Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều tập 1

    Cần thêm dấu gạch ngang vào vị trí nào trong đoạn truyện sau để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích? “Sáng Chủ nhật, chúng ta có buổi tham quan nông trại. Các em nhớ mang bút và sổ tay để ghi chép, chuẩn bị ý cho bài viết sắp tới nhé!” đó là thông báo của cô giáo chủ nhiệm từ buổi chiều thứ Nam. Lan háo hức lắm. Cô bé thấy thời gian trôi thật chậm, mãi mà không tới Chủ nhật.

  • Luyện tập tả người trang 27 SGK Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều tập 1

    Luyện tập tả người trang 27 SGK Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều tập 1

    Đọc lại và tóm tắt bài Hạng A Cháng (trang 22) hoặc bài Chị Hà (trang 23) theo gợi ý sau: a, Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật nào về ngoại hình của nhân vật? b, Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật nào về hoạt động, tính cách của nhân vật?

  • Dây thun xanh, dây thun đỏ trang 29 SGK Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều tập 1

    Dây thun xanh, dây thun đỏ trang 29 SGK Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều tập 1

    Câu chuyện kể về Dũng - một người anh trai rất yêu thương em gái của mình, anh đã để dành tiền ăn sáng để mua cho Ly một cuốn truyện mà bạn thích và điều này cũng thể hiện Dũng đã lớn khôn, biết để ý, quan tâm mọi người trong gia đình.

  • Em đọc sách báo trang 30 SGK Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều tập 1

    Em đọc sách báo trang 30 SGK Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều tập 1

    Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc về sự bình đẳng giữa nam và nữ hoặc về một bạn thiếu nhi được nhiều người quý mến.