Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Nữ tiến sĩ đầu tiên trang 113 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh Diều

Soạn bài Nữ tiến sĩ đầu tiên trang 113 SGK Tiếng Việt 4 Cánh Diều tập 1. Những chi tiết nào trong bài đọc thể hiện sự đánh giá cao từ xưa tới nay đối với bà Nguyễn Thị Duệ? Tìm các ý đúng:

Câu 1 trang 114 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh Diều:

Đọc và làm bài tập “Nữ tiến sĩ đầu tiên”

1. Nội dung của bài đọc là gì? Tìm ý đúng:

A. Giới thiệu cách thức thi cử thời nhà Mạc và nhà Lê.

B. Ca ngợi vẻ đẹp và sự thông minh của bà Nguyễn Thị Duệ.

C. Ca ngợi tài năng và lòng dũng cảm của bà Nguyễn Thị Duệ.

D. Ca ngợi tám danh nhân của đất nước Việt Nam.

Phương pháp:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.  

Lời giải:

C. Ca ngợi tài năng và lòng dũng cảm của bà Nguyễn Thị Duệ. 

Câu 2 trang 114 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh Diều:

Chi tiết nào cho thấy bà Nguyễn Thị Duệ đặc biệt ham học? Tìm ý đúng:

A. Năm lên mười, bà cải trang thành nam giới để được đi học.

B. Bà được vua mời vào cung dạy bảo các phi tần.

C. Bà học rất giỏi, được các bạn học kính nể.

D. Bà đỗ tiến sĩ và được vua khen hết lời.

Phương pháp:

Em dựa vào bài đọc để trả lời.  

Lời giải:

Ý đúng là:

a) Năm lên mười, bà cải trang thành nam giới để được đi học.

Câu 3 trang 114 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh Diều:

Những chi tiết nào trong bài đọc thể hiện sự đánh giá cao từ xưa tới nay đối với bà Nguyễn Thị Duệ? Tìm các ý đúng:

A. Bà đổi lên thành Nguyễn Văn Du, đến trường học cùng các bạn nam.

B. Vua nhà Mạc và vua nhà Lê đều mời bà vào dạy học trong cung.

C. Bà được coi là nữ tiến sĩ đầu tiên ở Việt Nam.

D. Bà được đúc tượng đồng để thờ cúng.

Phương pháp:

Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi.  

Lời giải:

B. Vua nhà Mạc và vua nhà Lê đều mời bà vào dạy học trong cung. 

Câu 4 trang 114 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh Diều:

Câu nào dưới đây là câu chủ đề của đoạn 3? Tìm ý đúng:

A. Khoảng hai mươi tuổi, bà lấy tên là Nguyễn Văn Du đi thi và đỗ tiến sĩ.

B. Vua thấy vị tiến sĩ dáng hình yểu điệu, mặt mũi thanh tú, liền xét hỏi.

C. Vua không trách tội mà còn khen hết lời.

D. Vua mời bà vào cung dạy bảo các phi tần.

Phương pháp:

Em dựa vào bài đọc để trả lời. 

Lời giải:

Câu chủ đề của đoạn 3 là:

d) Vua mời bà vào cung dạy bảo các phi tần.

Câu 5 trang 114 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh Diều:

Viết đoạn văn (4 - 5 câu) kể về một người phụ nữ tài năng mà em biết.  

Phương pháp:

HS viết đoạn văn theo đề bài yêu cầu  

Lời giải:

Một trong những nữ tướng mà em ngưỡng mộ nhất chính là Bà Triệu - Triệu Thị Trinh. Bà Triệu Thị Trinh còn được gọi là Triệu Trinh Nương, sinh ngày 2/10/226 tại miền núi Quan Yên, quận Cửu Chân, nay thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. 

     Từ nhỏ, bà đã tỏ ra là người mạnh mẽ, thông minh, tài sắc khác thường. Đến tuổi trưởng thành bà cùng anh là Triệu Quốc Đạt chiêu mộ trai tráng, tập hợp quân sĩ dấy binh khởi nghĩa ở đất Quan Yên, được dân chúng khắp vùng nô nức tham gia. Từ miền đất Quan Yên, Bà Triệu cùng nghĩa quân vượt sông Chu tiến về ngàn Nưa, sau đó vượt sông Mã ra Bồ Điền. Sau đó, nghĩa quân nhanh chóng thu phục được các thành, ấp ở quận Cửu Chân và một số vùng của quận Giao Chỉ. Cuộc khởi nghĩa lan rộng như vũ bão và làm “ Chấn động Giao Châu” lúc bấy giờ.

     Năm 248, Ngô Triều phải phái Lục Dận đem theo tám nghìn quân tinh nhuệ để đàn áp cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu. Do lực lượng nghĩa quân còn non trẻ, không đủ sức chống lại một đạo quân lớn hơn mình gấp bội. Nên trong một trận huyết chiến với quân thù, trước thế mạnh và mưu kế hiểm độc, đê hèn của giặc, bà Triệu đã tuẫn tiết ở núi Tùng, xã Phú Điền, huyện Hậu Lộc vào năm 248 khi bà chỉ mới 22 tuổi. Bà Triệu là một nữ anh hùng thực sự của đất nước ta với sự dũng cảm, can trường của mình.

Sachbaitap.com

Xem thêm tại đây: Bài 8. Người ta là hoa đất