Ôn tập cuối năm học - Tiết 1 trang 132 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 - Chân trời sáng tạoĐọc thành tiếng và trả lời câu hỏi. Trao đổi với bạn về một hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa có trong bài thơ mà em thích. 1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: Bài thơ: Chiều thu quê em Nắng chiều mỏng manh sợi chỉ Chuồn kim khâu lá trong vườn Hoa chuối rơi như tàn lửa Đất trời được ướp bằng hương
Con chim giấu chiều trong cánh Để rơi tiếng hót khi nào Hoàng hôn say về chạng vạng Lục bình líu ríu cầu ao
Dòng sông mát lành tuổi nhỏ Nước tung toé ướt tiếng cười Con bò mải mê gặm cỏ Cánh diều ca hát rong chơi
Lúa bả vai nhau chạy miết Dừa cầm gió lọt kẽ tay Mây trốn đâu rồi chẳng biết Chiều lo đến tím mặt mày! Không gian lặn vào ngòi bút Bé ngồi phác hoạ mùa thu Quê hương hiện lên đậm nét Buổi chiều rung động tâm tư. Trương Nam Hương Câu 1 trang 132 SGK Tiếng Việt 4 CTST Đọc thành tiếng đoạn từ đầu đến "rong chơi" và trả lời câu hỏi: Những hình ảnh nào gợi tả vẻ đẹp thanh bình của khu vườn? Phương pháp: Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi. Lời giải: Nắng chiều mỏng manh; Chuồn kim khâu lá trong vườn; hoa chuối rơi như tàn lửa Câu 2 trang 132 SGK Tiếng Việt 4 CTST Đọc thành tiếng đoạn từ đầu đến "rong chơi" và trả lời câu hỏi: Theo em, hai câu thơ "Dòng sông mát lành tuổi nhỏ/ Nước tung tóe ướt tiếng cười" muốn nói điều gì? Phương pháp: Em suy nghĩ và trả lời. Lời giải: Hình ảnh dòng sông mát lành luôn gắn liền với những đứa trẻ vui đùa bên sông, vừa cười vừa tát nước tung tóe. Câu 3 trang 133 SGK Tiếng Việt 4 CTST Đọc thành tiếng đoạn từ "Dòng sông" đến hết và trả lời câu hỏi: Cảnh vật buổi chiều mùa thu hiện lên như thế nào trong bài thơ? Phương pháp: Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi. Lời giải: Những đứa trẻ vui đùa bên dòng sông; bò mải mê gặm cỏ; cánh diều ca hát rong chơi; lúa đung đưa; dừa trong gió; bầu trời tím. Câu 4 trang 133 SGK Tiếng Việt 4 CTST Đọc thành tiếng đoạn từ "Dòng sông" đến hết và trả lời câu hỏi: Theo em, vì sao bé phác họa được đậm nét bức tranh quê hương mùa thu? Phương pháp: Em suy nghĩ và trả lời. Lời giải: Trong không gian buổi chiều mùa thu đậm nét, bé "rung động tâm tư" với vẻ đẹp của buổi chiều vì vậy đã phác họa được đậm nét bức tranh quê hương mùa thu. 2. Trao đổi với bạn về một hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa có trong bài thơ mà em thích. Trao đổi với bạn về một hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa có trong bài thơ mà em thích Phương pháp: Em chủ động hoàn thành bài tập. Lời giải: Hình ảnh so sánh: Nắng chiều - sợi chỉ; hoa chuối - tàn lửa. Hình ảnh nhân hóa: Chuồn kim khâu lá trong vườn; con chim giấu chiều trong cánh; hoàng hôn say về chạng vạng; lục bình líu ríu cầu ao; cánh diều ca hát rong chơi; lúa bá vai nhau chạy miết; dừa cầm gió lọt kẽ tay; mây trốn đâu rồi chẳng biết; chiều lo đến tím mặt mày. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Ôn tập cuối học kì 2
|
Nghe – viết. Viết 2 – 3 câu nói về một hoạt động góp phần xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp, trong đó có giới thiệu tên trường.
Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu. Xác định chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ trong mỗi câu. Cho biết trạng ngữ trong mỗi câu thuộc loại nào. Thay dấu sao trong đoạn sau bằng một từ ngữ phù hợp trong khung. Viết đoạn văn ngắn nêu lí do em thích một bài đọc đã học ở lớp Bốn, trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép, trạng ngữ.
Cùng bạn tranh luận, bày tỏ ý kiến của em về câu nói: Sức khỏe là vốn quý của con người.
Đề bài: Trong thế giới loài vật có nhiều loài rất thông minh: chó biết giữ nhà, cá heo biết làm xiếc, bồ câu biết đưa thư,..Viết bài văn tả một con vật hoặc loài thông minh mà em biết.