Soạn bài Bí ẩn của làn nước Văn 9 Kết nối tri thức tập 1Theo em, vì sao nhân vật “tôi” giữ điều bí mật cho riêng mình? Im lặng chịu đựng nỗi đau có phải là lựa chọn tốt nhất của nhân vật không? Vì sao? Điều gì khiến nhân vật “tôi” chết lặng? Phân tích vai trò của chi tiết này trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm. Sau khi đọc Câu 1 (trang 131 sgk Ngữ văn 9 KNTT Tập 1): Cốt truyện của tác phẩm xoay quanh sự kiện nào? Phương pháp: Đọc kĩ văn bản để xác định sự kiện của cốt truyện Lời giải: Vào đêm rằm tháng Bảy, nước lũ dâng cao khiến một ngôi làng bị ngập nước. Nhân vật “tôi” cùng người vợ cũng là thành viên trong ngôi làng đó. Tuy vậy, người vợ và đứa con mới sinh không may đã qua đời theo dòng lũ, để lại nhân vật “tôi” cùng đứa bé ông cứu sống năm đó. Câu 2 (trang 131 sgk Ngữ văn 9 KNTT Tập 1): Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? Với nội dung câu chuyện được kể, việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì? Phương pháp: Đọc kĩ văn bản để xác định ngôi kể và tác dụng của lựa chọn ngôi kể Lời giải: - Ngôi kể: Ngôi kể thứ nhất (xưng tôi). - Với nội dung câu chuyện, lựa chọn ngôi kể như vậy sẽ tạo nên tính chân thực, khiến người đọc như đang được trải qua câu chuyện tránh lũ. Câu 3 (trang 131 sgk Ngữ văn 9 KNTT Tập 1): Điều gì khiến nhân vật “tôi” chết lặng? Phân tích vai trò của chi tiết này trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm. Phương pháp: Đọc kĩ văn bản để nhận xét về chi tiết và phân tích vai trò của chi tiết. Lời giải: - Điều khiến nhân vật chết lặng là: Nhân vật "tôi" lại chết lặng khi một chị phụ nữ giở bọc chăn của đứa bé vì khi mở bọc chăn, anh nhận ra đó là bé gái của người đàn bà xa lạ chứ không phải con trai của anh. Anh ngỡ rằng khi cứu được em bé, đứa bé đó là con anh. Nhưng sự thực thì con anh đã bị dòng nước cuốn trôi. Cái "chết lặng" của anh là tâm trạng bàng hoàng, đau đớn vì nhận ra sự thật phũ phàng là con anh đã không được cứu. - Chi tiết đã thể hiện chủ đề sự việc đau xót, sự mất mát trong cảnh lũ Câu 4 (trang 131 sgk Ngữ văn 9 KNTT Tập 1): Theo em, vì sao nhân vật “tôi” giữ điều bí mật cho riêng mình? Im lặng chịu đựng nỗi đau có phải là lựa chọn tốt nhất của nhân vật không? Vì sao? Phương pháp: Đọc kĩ văn bản để đưa ra lí do và chia sẻ của bản thân. Lời giải: Nhân vật tôi giữ điều bí mật cho riêng mình bởi không muốn đứa trẻ anh ta cứu năm đó bị tổn thương, cũng như cách để anh ta che giấu sự bất lực và nỗi đau của mình. Việc lựa chọn im lặng chịu đựng có thể là cách để nhân vật “tôi” đối mặt với bi kịch, nhưng nó không phải là lựa chọn tốt nhất. Bởi vì im lặng chịu đựng nỗi đau sẽ khiến người trong cuộc khổ sở, không thể nhìn thấy tương lai. Câu 5 (trang 131 sgk Ngữ văn 9 KNTT Tập 1): Nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của nhan đề tác phẩm. Em có thể đề xuất một nhan đề khác cho truyện được không? Giải thích ý nghĩa của nhan đề do em đề xuất. Phương pháp: Đọc kĩ văn bản để đưa ra suy nghĩ về ý nghĩa. Từ đó đề xuất nhan đề và giải thích ý nghĩa. Lời giải: - Ý nghĩa của nhan đề: Thể hiện nỗi đau của nhân vật khi mất đứa con những không thể nói ra được chỉ có thể đưa vào làn nước. - Em đề xuất nhan đề: Nỗi đau mùa nước lũ. - Em đặt nhan đề này thể hiện nỗi đau của người dân chính vì cơn lũ khiến sự mất mát đó. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 5: Đối diện với nỗi đau
|
Trong các đoạn văn a,b và lời thoại kịch c dưới đây, những câu nào là câu đặc biệt? Phân tích tác dụng của câu đặc biệt trong từng trường hợp. a. Những hạt mưa gõ vào mái tôn tạo ra một âm thanh khác hẳn khi chúng rơi trên mái ngói.
Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (kịch) - Đề bài: Viết bài văn phân tích vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt”.
Đề bài: Hãy trình bày một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (làm thế nào để học tốt môn ngữ văn?)
Tìm đọc một số vở bi kịch của Việt Nam và thế giới. Chọn trong số đó một tác phẩm em yêu thích và trả lời câu hỏi. Nhân vật bi kịch vừa có tội lại vừa không có tội. Lấy câu văn trên làm câu chủ đề, hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-12 câu).