Soạn bài Chiếc lá đầu tiên - Văn 10 Chân trời sáng tạoSoạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Chiếc lá đầu tiên. Kỉ niệm nào về mái trường khiến bạn xúc động nhất? Hãy chia sẻ với các bạn về điều đó. Bạn hiểu thế nào về hai dòng thơ đầu? Khổ thơ này gợi lên trong bạn cảm xúc gì về ngôi trường của mình? I. Trước khi đọc Câu hỏi: Kỉ niệm nào về mái trường khiến bạn xúc động nhất? Hãy chia sẻ với các bạn về điều đó. Phương pháp: - Hồi tưởng. - Chia sẻ với bạn bè. Trả lời: - Kỉ niệm khiến em xúc động nhất là Lễ bế giảng - Đó là ngày chúng em chia tay mái trường cấp 2, tạm biệt những người bạn thân thiết đã gắn bó với mình suốt 4 năm học. II. Đọc Văn Bản Câu 1. Bạn hiểu thế nào về hai dòng thơ đầu? Phương pháp: Đọc kĩ hai dòng thơ đầu. Trả lời: - Hai dòng thơ đầu cho thấy tâm trạng nuối tiếc khi những kỉ niệm đã ra đi. Câu 2. Khổ thơ này gợi lên trong bạn cảm xúc gì về ngôi trường của mình? Phương pháp: - Đọc khổ thơ 3. - Nêu suy nghĩ của bản thân. Lời giải: - Khổ thơ khiến em nhớ tới ngôi trường của mình với biết bao kỉ niệm đẹp đẽ, ngây thơ, hồn nhiên, từng chi tiết nhỏ ở ngôi trường khi chia tay cũng trở thành những kỉ niệm lớn lao. Câu 3. Bạn hình dung thế nào về cảnh được miêu tả trong đoạn thơ này? Phương pháp: Chú ý khổ thơ thứ 5. Lời giải: - Cảnh được miêu tả rất ngộ ngĩnh, đáng yêu, thể hiện sự trong sáng ngây thơ của tuổi học trò. Câu 4. Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm của chủ thể trữ tình được thể hiện qua khổ thơ này? Phương pháp: Đọc kĩ khổ thơ 6. Lời giải: - Cảm xúc của chủ thể trữ tình là sự nuối tiếc, xôn xao, trước những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò. III. Sau khi đọc Câu 1. Theo bạn, các từ ngữ “một người” (dòng 8), “tôi” (dòng 16), “anh” (các dòng thơ khác) trong bài thơ có thể chỉ những ai? Cách sử dụng các từ ngữ nhân xưng như vậy có tác dụng gì? Phương pháp: Chú ý những từ ngữ được nêu ra trong đề bài. Lời giải: - Chủ thể trữ tình của bài thơ xuất hiện qua các đại từ nhân xưng như: anh (trong tương quan với em), tôi (trong tương quan với bạn), ta - Ý nghĩa: Sự thay đổi tinh tế trong việc sử dụng các đại từ nhân xưng đã giúp tác giả bộc lộ cảm xúc của chính mình và nói thay tâm trạng của người khác, nhờ vậy bài thơ dễ dàng chạm đến cảm xúc của nhiều người và tìm được tiếng nói đồng cảm. Câu 2. Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ 3, 4, 6 và nêu tác dụng của chúng. Phương pháp: - Đọc kĩ khổ 3, 4, 6. - Xác định biện pháp tu từ. Lời giải: - Biện pháp tu từ được sử dụng: Phép điệp ( điệp từ “nhớ” ở khổ 4, từ “cứ” ở khổ 6, điệp từ “nỗi nhớ” ở khổ 4, điệp cấu trúc “muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu” ở khổ 3; “những chuyện năm nao, những chuyện năm nao” ở khổ 6). - Tác dụng: diễn tả ấn tượng sâu đậm về những kỉ niệm tuổi học trò, sự tuôn trào của nỗi xúc động, lúc lắng đọng, lúc chơi vơi, nối nhớ, niềm bâng khuâng, đồng thời tạo nhạc điệu da diết, xao xuyến cho bài thơ. Câu 3. Nhận xét về tác dụng của việc sử dụng đối thoại ở khổ thơ 5. Phương pháp: - Đọc kĩ khổ thơ 5. - Chú ý câu đối thoại. Lời giải: - Đoạn thơ dẫn trực tiếp lời đùa cợt tinh nghịch của bạn học nhằm làm sống động không khí tươi vui của tuổi học trò qua cái nhìn của chủ thể trữ tình - Việc đan xen các mẩu đối thoại mang lại yếu tố tự sự vào mạch trữ tình, kết hợp biểu cảm gián tiếp với biểu cảm trực tiếp như vậy khiến cho lời thơ trở nên đa dạng, linh hoạt, âm vang nhiều giọng nói hơn, kỉ niệm càng được khơi sâu, tươi tắn và đáng nhớ. Câu 4. Liệt kê một số từ ngữ, hình ảnh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình. Từ đó, nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Phương pháp: - Đọc kĩ toàn bộ bài thơ. - Chú ý những từ ngữ, hình ảnh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình. Lời giải: - Một số từ ngữ, hình ảnh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình: xa rồi, yêu dấu, nhớ, biết mấy, các bạn ơi, ta ơi, ôi. - Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: ngợi ca pha lẫn tiếc nuối những kỉ niệm tuyệt đẹp của tuổi hoa niên, của tình yêu đầu đời. Câu 5. Bạn cảm nhận như thế nào về hình ảnh "chiếc lá buổi đầu tiên" ở cuối bài thơ? Phương pháp: Chú ý hình ảnh “chiếc lá buổi đầu tiên” trong khổ thơ cuối. Lời giải: Chiếc lá đầu tiên là hình ảnh có tính biểu tượng. Đó có thể là hình ảnh tượng trưng cho tình yêu đầu tiên mới chớm nở, cho cuộc hẹn hò đầu tiên, cho kỉ niệm đầu tiên. Những gì có tính chất “đầu tiên” thường ban sơ, ngây ngô, trong trẻo, vì vậy chúng rất đẹp và để lại ấn tượng sâu đậm. Câu 6. Bài thơ gợi lên trong bạn những kỉ niệm hoặc những suy nghĩ gì về tuổi học trò? Phương pháp: - Đọc kĩ bài thơ. - Nêu lên cảm nhận của bản thân. Lời giải: Tuổi học trò nhiều kỉ niệm, tình cảm trong sáng, ngây thơ, nhiều trò nghịch ngợm mà mỗi người chỉ được trải qua một lần trong đời. Vì thế cần trân trọng từng giây phút được ngồi trên ghế nhà trường. Bài tập sáng tạo: Hãy sử dụng một trong những cách sau đây: ngâm thơ, đọc diễn cảm, hoạt cảnh sân khấu hóa, vẽ tranh, phổ nhạc,... để thể hiện cách cảm nhận của mình về bài thơ. Phương pháp: Dựa vào khả năng và sở thích của bản thân. Lời giải: - Bài thơ: Còn mãi Tác giả: Hồng Liễu Ngày xưa rồi cũng đi qua Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 6. Nâng niu kỉ niệm (Thơ)
|
Soạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Tây Tiến. Bạn biết gì về vùng đất Tây Bắc và những người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp? Hãy chia sẻ với mọi người. Từ láy “chơi vơi” giúp bạn cảm nhận như thế nào về nỗi nhớ của nhà thơ?
Soạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Dưới bóng Hoàng Lan. Khi bước vào khu vườn có ngôi nhà của bà, điều gì đã khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt,..? Điều đó cho thấy sự khác biệt thế nào giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn? Tìm một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Ý nghĩa của sự đan xen đó là gì?
Soạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Thực hành tiếng việt. Bạn hãy tìm hai câu sai về trật tự từ trên một tờ báo và chữa lại cho đúng. Phân tích nét độc đáo của các từ ngữ được sử dụng trong câu thơ: Đọc đoạn thơ thứ ba của bài thơ Tây Tiến và thực hiện các yêu cầu:
Soạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Nắng mới. Nhân vật “tôi” đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Bạn có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của chúng trong bài thơ?