Soạn bài Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ SBT Ngữ văn 6 tập 2Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 82 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 6. Những câu in đậm sau có phải là những câu mắc lỗi thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ không ? Tại sao ? Bài tập 1. Bài tập 1, trang 129 - 130, SGK. 2. Bài tập 2, trang 130, SGK. 3. Bài tập 3, trang 130, SGK. 4. Bài tập 4, trang 130, SGK. 5. Bài tập 5, trang 130 - 131, SGK. 6. Những câu in đậm sau có phải là những câu mắc lỗi thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ không ? Tại sao ? a) [...] tiếng chiếc thước kẻ to tướng của thầy gõ xuống bàn : - Yên một chút nào ! (An-phông-xơ Đô-đê) b) Tôi lại mắng Dế Choắt và bảo : - Giương mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này. (Tô Hoài) Gợi ý làm bài 1. Chủ ngữ biểu thị sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm được miêu tả ở vị ngữ và trả lời cho các câu hỏi : Ai ?, Cái gì ?,... Vị ngữ là bộ phận câu có thể thêm các phó từ đã, sẽ, đang vào phía trước và trả lời cho các câu hỏi : Là ai ?, Là cái gì ?, Làm gì ?, Như thế nào ?, Ra sao ?,... Dùng các câu hỏi đó để xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu đã cho. Ví dụ: a) Để tìm chủ ngữ cho câu "Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa" có thể đặt các câu hỏi như sau : - Ai không làm gì nữa ? (câu hỏi để xác định chủ ngữ) - bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay. - Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay như thế nào (ra sao, làm gì) ? (câu hỏi để xác định vị ngữ) - không làm gì nữa. Như vậy, đây là câu có đủ thành phần, không thiếu chủ ngữ, vị ngữ. Thực hiện tương tự đối với các câu còn lại. 2. Dựa vào cách xác định chủ ngữ và vị ngữ ở bài tập 1, xác định chủ ngữ và vị ngữ cho các câu ở bài tập 2, từ đó mới kết luận được câu nào đúng, câu nào sai, sai ở chỗ nào. Ví dụ : a) Có thể xác định các thành phần của câu đã cho như sau : - Chủ ngữ : kết quả của năm học đầu tiên ở trường Trung học cơ sở ; - Vị ngữ : đã động viên em rất nhiều. Đây là câu đủ thành phần. Vậy (a) là câu đúng 3. Chủ ngữ trả lời cho các câu hỏi Ai ?, Cái gì ?,... Để tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống, phải đặt câu hỏi cho từng câu, rồi trả lời. Ví dụ : a) Ai bắt đầu học hát ? - Học sinh lớp 6A. Điền : Học sinh lớp 6A bắt đầu học hát 4. Vị ngữ trả lời cho các câu hỏi : Là ai ?, Là cái gì ?, Làm gì ?, Như thế nào ?, Ra sao ?... Để tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống phải đặt câu hỏi cho từng câu, rồi trả lời. Ví dụ : a) Khi học lớp 5, Hải như thế nào ? - còn rất nhỏ - học rất giỏi - học giỏi nhất môn Toán - ... Điền : Khi học lớp 5, Hải học giỏi nhất môn Toán. 5. Câu ghép là câu có chứa hơn một cụm chủ - vị. Mỗi một cụm chủ - vị trong câu ghép được gọi là vế câu. Bài tập yêu cầu chuyển câu ghép thành các câu đơn. Cách chuyển như sau : - Tách riêng từng vế câu của câu ghép ; - Thay dấu phẩy hoặc các quan hệ từ (nếu có) bằng dấu chấm, viết hoa các chữ đầu câu. Ví dụ : a) Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con. Còn hổ cái thì nằm phục xuống, dáng mệt mỏi lắm. 6. Trong thực tế sử dụng, có những câu không có chủ ngữ, thậm chí không có cả chủ ngữ lẫn vị ngữ, nhưng không bị coi là câu sai, vì hoàn cảnh sử dụng cho phép người nói, người viết lược bỏ các thành phần đó. Sachbaitap.com Xem lời giải SGK - Soạn văn 6 - Xem ngay >> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả. |