Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) ngắn nhất - Văn 8 tập 1Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 8 tập 1. Câu 3 Sưu tầm một số thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt thân thích ở địa phương em Câu 1 trang 90 - Văn 8 Tập 1 Câu hỏi: Tìm các từ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương em có nghĩa tương đương với các từ ngữ toàn dân dưới đây Trả lời: Từ ngữ toàn dân – từ ngữ địa phương: 1: cha – bố, cha, ba 2: Mẹ - mẹ, má 3: ông nội – ông nội 4: Bà nội – bà nội 5: ông ngoại – ông ngoại, ông vãi 6: Bà ngoại – bà ngoại, bà vãi 7: bác (anh trai cha): bác trai 8: bác (vợ anh trai của cha): bác gái 9: Chú (em trai của cha): chú 10. Thím (vợ của chú): thím 11. bác (chị gái của cha): bác 12. bác (chồng chị gái của cha): bác 13. cô (em gái của cha): cô 14. chú (chồng em gái của cha): chú 15. bác (anh trai của mẹ): bác 16. bác (vợ anh trai của mẹ): bác 17. cậu (em trai của mẹ): cậu 18. mợ (vợ em trai của mẹ): mợ 19. bác (chị gái của mẹ): bác 20. Bác (chồng chị gái của mẹ): bác 21. dì (em gái của mẹ): dì 22. chú (chồng em gái của mẹ): chú 23. anh trai: anh trai 24: chị dâu: chị dâu 25. em trai: em trai 26. em dâu (vợ của em trai): em dâu 27. chị gái: chị gái 28. anh rể (chồng của chị gái): anh rể 29. em gái: em gái 30. em rể: em rể 31. con: con 32. con dâu (vợ con trai): con dâu 33. con rể (chồng của con gái): con rể 34. cháu (con của con): cháu, em. Câu 2 trang 92 - Văn 8 Tập 1 Câu hỏi: Sưu tầm một số từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương khác Trả lời: Cha: thầy, bọ, tía, bố Mẹ: u, bầm, bu, má Bác: bá Anh cả: anh hai Cố: cụ Anh: eng Chị: ả Câu 3 trang 92 - Văn 8 Tập 1 Câu hỏi: Sưu tầm một số thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt thân thích ở địa phương em. Trả lời: Thơ ca có từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt: - Bài 1: "Em về thưa mẹ cùng thầy, Có cho anh cưới tháng này anh ra. Anh về thưa mẹ cùng cha Bắt lợn sáng cưới, bắt gà sang cheo" - Bài 2: "Mạ non bầm cấy mấy đon Ruột gan bầm lại thương con mấy lần". - Bài 3: "Bầm ơi có rét không bầm! Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn" (Bầm ơi – Tố Hữu) Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 8 - Văn 8
|
Soạn bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 8 tập 1. Câu 2 Lập dàn ý cho đề bài: “Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi”.
Soạn bài Hai cây phong ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 8 tập 1. Câu 2 Trong mạch kể chuyện xưng “chúng tôi”, cái gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất ? Tại sao nói người kể chuyện đã miêu tả cây phong và quang cảnh nơi đây bằng một ngòi bút đậm chất hội họa?
Soạn bài Nói quá ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 8 tập 1. Câu 3 Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá sau đây: nghiêng nước nghiêng thành, dời non lấp biển, lấp biển vá trời, mình đồng da sắt, nghĩ nát óc.
Soạn bài Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 8 tập 1. Đề 1 : Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà em yêu thích.