Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 121 - Văn 10 KNTTSoạn bài Củng cố, mở rộng trang 121 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 1. Câu 3. Tập thuyết trình về một vấn đề văn hóa, lịch sử Tây Nguyên và lắng nghe phản hồi của bạn về bài thuyết trình của mình. Câu 1. Lập bảng tổng hợp những đặc trưng của sử thi được thể hiện trong hai đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác và Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời trên các phương diện: nhân vật, cốt truyện, không gian, thời gian, người kể chuyện. Phương pháp: - Ôn lại kiến thức về đặc trưng của thể loại sử thi - Đọc kĩ hai văn bản, nắm được cốt truyện, các ý chính, nhân vật bối cảnh và đối chiếu với các đặc trưng của thể loại sử thi để tìm ra điểm đặc trưng được thể hiện trong văn bản của thể loại này Trả lời:
Câu 2. Tìm đọc thêm các tài liệu viết về Hy Lạp và Ấn Độ thời cổ đại. Tóm tắt nội dung chính và trích dẫn những thông tin quan trọng trong các tài liệu, có sử dụng cước chú. Phương pháp: - Tìm hiểu một số tài liệu về Hy Lạp và Ấn Độ - Nắm được nội dung tài liệu và phân loại được các cước chú sử dụng trong văn bản Trả lời: Ấn Độ được xem là một quốc gia có bề dày lịch sử và nền văn hóa liên tục, nền văn minh phương Đông với nhiều đóng góp cho văn hóa thế giới. Trong khi đó, Hy Lạp lại được xem là cái nôi của văn hóa phương Tây. Hai nền văn hóa lớn này đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của đông đảo các học giả. Chỉ riêng văn hóa Ấn Độ cũng đã thu hút các học giả thế giới và Việt Nam nghiên cứu trên nhiều phương diện, lĩnh vực. Ở Việt Nam, nội dung nghiên cứu về Ấn Độ và Hy Lạp một cách riêng biệt khá phong phú và trải rộng trên các bình diện văn hóa, lịch sử, chính trị-xã hội, triết học, tôn giáo, văn học, thần thoại, sử thi, nghệ thuật, v.v. Nội dung về giao lưu văn hóa thì có các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giao lưu tiếp biến văn hóa giữa Ấn Độ và Đông Nam Á. Một số công trình nghiên cứu sự ảnh hưởng của Ấn Độ đối với văn hóa Việt Nam như văn hóa Óc Eo và Champa. Một số công trình nghiên cứu giao lưu văn hóa Ấn Độ và phương Tây nói chung nhưng ở thời kỳ cận hiện đại. Cũng có một số công trình sử học bàn về sự tiếp xúc giữa Ấn Độ và Hy Lạp qua cuộc xâm lăng Ấn Độ của Ba Tư và Alexander Đại đế. Tuy nhiên, mối quan hệ giao lưu của hai nền văn hóa này cũng như những ảnh hưởng và biến đổi văn hóa của chúng sau khi tiếp xúc với nhau chưa được quan tâm làm rõ. Câu 3. Tập thuyết trình về một vấn đề văn hóa, lịch sử Tây Nguyên và lắng nghe phản hồi của bạn về bài thuyết trình của mình. Phương pháp: - Tìm hiểu một số hội thảo về văn hóa, lịch sử Tây Nguyên - Nêu suy nghĩ của em về bài thuyết trình (có thể là ý nghĩa, kết quả hoặc cảm nhận thích hay không thích) về bài thuyết trình. Trả lời: Lắng nghe một bài thuyết trình về văn hóa, lịch sử Tây Nguyên (ở một hội thảo hoặc trên các phương tiện truyền thông), ghi lại thông tin chính trong bài thuyết trình và phản hồi của bạn về bài thuyết trình đó Câu 4. Đọc thêm các tác phẩm văn học hiện đại mang âm hưởng sử thi hoặc lấy cảm hứng từ các nhân vật, sự kiện, địa điểm trong sử thi (Ví dụ: Bài ca chim Chơ-rao của Thu Bổn, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm,…) và nhận xét về ảnh hưởng của thể loại sử thi trong văn học Việt Nam hiện đại. Phương pháp: Tìm đọc các tác phẩm mang âm hưởng sử thi, dùng lý thuyết về đặc điểm của sử thi soi chiếu vào tác phẩm để nhận thấy những ảnh hưởng của sử thi trong văn bản. Trả lời: Truyện ngắn Rừng xà nu được in trong tập truyện ngắn Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.Tác phẩm được viết vào năm 1965. Đây là thời điểm Mỹ đổ quân tham chiến ở miền Nam - Chất sử thi được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên hùng vĩ , tráng lệ vừa đậm chất thơ của núi rừng Tây Nguyên. + Thiên nhiên trong Rừng xà nu thấm đẫm một cảm hứng sử thi và chất thơ hào hùng thể hiện qua từng trang sách miêu tả về rừng xà nu. Mở đầu tác phẩm là hình ảnh “cả rừng xà nu hàng vạn cây”, thì kết túc tác phẩm vẫn là rừng xà nu “nối tiếp nhau chạy đến chân trời”. Đó chính là bức tranh thiên nhiên toàn cảnh về cuộc chiến tranh nhân dân rộng lớn và hào hùng của dân tộc ta. - Tnú – hình ảnh người anh hùng bất tử của dân làng Xôman: người anh hùng Tnú với những phẩm chất tốt đẹp. Xây dựng hình tượng người anh hùng này cũng là biểu hiện chất “Sử thi”. - Tnú: Cuộc đời đầy đau khổ, cay đắng, bị kẻ thù giết hại cả gia đình, anh đã biến đau thương thành hành động trở thành anh lực lượng đi đánh giặc trả thù nhà nợ nước. + Tnú và chặng đường đầu của cách mạng (Nuôi giấu cán bộ, làm liên lạc, bị giặc bắt) + Vượt ngục trở về trực tiếp lãnh đạo dân làng Xô Man đánh giặc. + Cùng một lúc phải hứng chịu hai tấn bi kịch do tội ác của giặc gây ra (vợ con bị giặc giết, bản thân anh bị giặc đốt cụt mười đầu ngón tay) + Hình tượng đôi bàn tay Tnú (đôi tay cần cù lao động, đôi tay chứng nhân tội ác kẻ thù, đôi tay chưa bao giờ biết phản bội…) - Tính cộng đồng trong tác phẩm: Những người gan dạ dũng cảm trong cộng đồng làng Xô man. Mỗi con người là một sức mạnh, mỗi ngọn giáo đứng lên là thể hiện một lòng căm thù. Tính chất cộng đồng được thể hiện trong tác phẩm rất rõ: + Hình ảnh sum vầy, quây quần bên nhau, nương tựa vào nhau “cơm nước xong từ phía nhà ưng có ai đấy đánh lên một hồi mõ dài ba tiếng , dân làng lũ lượt kéo tới nhà cụ Mết”. Tất cả mọi người từ các cụ già các cô gái, những đứa trẻ sum tụ bên nhau để nghe câu chuyện cuộc đời Tnú. + Cụ Mết, thế hệ đi trước, một con người từng xông pha trong kháng chiến chống Pháp, nay lại tiếp tục sứ mệnh tiếp thêm sức mạnh cho con cháu, là người chỉ đường dẫn lối, là người truyền lại kinh nghiệm cho thế hệ mai sau “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. + Dít, một cô gái với lòng dũng cảm, sự thông minh, ấn tượng bởi “đôi mắt mở to và bình thản”. Bình thản trước súng gươm của kẻ thù. Phẩm chất kìm nén đau thương để biến thành hành động, nhanh chóng trở thành cô bí thư chi bộ, cấp chỉ huy cao nhất của làng Xô Man. - Hình thức kể chuyện với cách tạo không khí truyện rất Tây Nguyên đậm đà màu sắc sử thi truyền thống. Bao trùm lên toàn bộ thiên truyện là một khung cảnh nghiêm trang, hào khí lại vừa mang đậm chất lãng mạn cuốn hút về làng Xô man bất khuất kiên cường. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 4. Sức sống của sử thi
|
Soạn bài Xúy Vân giả dại trang 127, 128, 129, 130, 131 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 1. Câu 3. Chú ý cách nhân vật chèo xưng danh, tự giới thiệu trước khán giả.
Soạn bài Huyện đường trang 132, 133, 134, 135, 136 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 1. Câu 1. Cách bài trí nơi huyện đường – những chỉ dẫn cho việc thiết kế sân khấu
Soạn bài Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân trang 137, 138, 139 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 1. Câu 2. Trò rối nước ở Việt Nam ra đời từ bao giờ?
Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề sân khấu dân gian Việt Nam trang 140, 141 142 143, 144, 145, 146, 147 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 1. Câu 4. Cuối báo cáo nghiên cứu không có danh mục tài liệu tham khảo? Hãy cho biết suy nghĩ của bạn về điều này.