Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Củng cố mở rộng trang 97 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức tập 1

Qua việc đọc ba văn bản trong bài đọc, theo bạn, sự chặt chẽ trong cấu trúc của văn bản nghị luận phụ thuộc vào những điều gì? Yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm được sử dụng trong văn bản nghị luận có tác dụng gì?

Câu hỏi 1 (trang 97 SGK Ngữ Văn 11 Tập 1 - KNTT): Hãy so sánh luận đề, luận điểm, các yếu tố bổ trợ của ba văn bản: Cầu hiền chiếu, Tôi có một ước mơ, Một thời đại trong thi ca.

Lời giải:

 

Cầu hiền chiếu

Tôi có một ước mơ

Một thời đại trong thi ca

Luận đề

Bài viết nhằm tới các sĩ phu Bắc Hà, nhằm kêu gọi nhân tài giúp nước

Giấc mơ bình đẳng, tự do của người da đen ở nước Mỹ

Tinh thần của Thơ mới

Luận điểm

- Nêu sứ mệnh của kẻ hiền tài.

- Lời kêu gọi người hiền và những hứa hẹn về chính sách trọng dụng người hiền của nhà nước

- Lời bố cáo

- Thực trạng cuộc sống người da đen.

- Cuộc đấu tranh của những người da đen.

- Giấc mơ của người da đen ở nước Mỹ

- Nguyên tắc chung của việc đánh giá Thơ mới.

- Đối sánh, tìm ra đặc trưng giữa thơ cũ và Thơ mới.

- Luận giải về nội dung, biểu hiện của chữ ta và chữ tôi trong thơ ca.

Các yếu tố bổ trợ

- Kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự,…

- Sử dụng điển cố, hình ảnh ẩn dụ.

- Từ ngữ giàu sức gợi.

- Kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự,…

- Sử dụng những hình ảnh, câu văn có sức truyền cảm.

- Cách viết linh hoạt, uyển chuyển, giàu hình ảnh, so sánh gợi nhiều liên tưởng, có sức hấp dẫn mạnh mẽ

- Dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc, phân tích tinh tế.

 

Câu hỏi 2 (trang 97 SGK Ngữ Văn 11 Tập 1 - KNTT): Qua việc đọc ba văn bản trong bài đọc, theo bạn, sự chặt chẽ trong cấu trúc của văn bản nghị luận phụ thuộc vào những điều gì?

Lời giải:

Qua việc đọc ba văn bản trên, em rút ra được sự chặt chẽ trong cấu trúc của văn bản nghị luận phụ thuộc vào những điều sau đây:

- Xác định được vấn đề bàn luận một cách rõ ràng

- Luận điểm rõ ràng, hợp lý và phải phải nhằm làm rõ luận điểm chính của bài

- Hệ thống lý luận phải được sắp xếp theo trình tự hợp lý

- Bằng chứng đưa ra cần rõ ràng, gần gũi, sáng tạo và gần với thực tế

- Nên có phần phản đề trong bài nghị luận

- Kết luận cần phải khẳng định lại vấn đề được bàn luận. 

Câu hỏi 3 (trang 97 SGK Ngữ Văn 11 Tập 1 - KNTT): Yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm được sử dụng trong văn bản nghị luận có tác dụng gì?

Lời giải:

Yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm được sử dụng trong văn bản nghị luận có tác dụng tăng sức thuyết phục cho văn bản nghị luận.

- Thuyết minh trong văn bản nghị luận có tác dụng giải thích, cung cấp những thông tin cơ bản xung quanh một vấn đề, khái niệm, đối tượng nào đó, làm cho việc luận bàn trở nên xác thực. 

- Miêu tả được dùng để tái hiện rõ nét, sinh động hơn những đối tượng có liên quan.

- Tự sự đảm nhiệm việc kể câu chuyện làm bằng chứng cho luận điểm mà người viết nêu lên.

- Biểu cảm giúp người viết bộc lộ cảm xúc, tình cảm làm cho văn bản có thêm sức lôi cuốn, thuyết phục.

Câu hỏi 4 (trang 97 SGK Ngữ Văn 11 Tập 1 - KNTT): 

Bạn hãy chọn một đề tài trong mục Chuẩn bị viết của phần Viết và thực hiện các nhiệm vụ sau:

a. Tìm ý và lập dàn ý cho bài viết về đề tài đã chọn. Viết hai đoạn triển khai hai ý kề nhau.

b. Chuyển từ dàn ý bài viết sang dàn ý bài nói, dựa vào đó để tập luyện cách trình bày bài nói.

Lời giải:

 Đề bài: Vì sao học sinh cần tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở địa phương? 

a. Tìm ý và lập dàn ý 

* Mở bài: - Giới thiệu về vấn đề mình đề cập đến trong bài

* Thân bài:

- Thế nào là hoạt động sinh hoạt cộng đồng?

+ Hoạt động sinh hoạt cộng đồng là những hoạt động được tổ chức tại các địa phương, thành phố… như các chiến dịch làm sạch quê hương, đền ơn đáp nghĩa…

+ Đối tượng hướng đến là học sinh thuộc đơn vị đó

- Tại sao học sinh cần phải tham gia vào các hoạt động sinh hoạt cộng đồng?

+ Giúp học sinh trở nên năng động, tích cực hơn qua các hoạt động

+ Giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của các hoạt động cộng đồng

+ Nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng

+ Thể hiện tinh thần đoàn kết giữa sinh viên và địa phương

- Phản đề

+ Dù vậy, một bộ phận học sinh vẫn không ý thức được tầm quan trọng của việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng, mải mê với những thú vui khác mà quên mất trách nhiệm của mình. 

+ Những trường hợp này cần phê phán gay gắt

- Ý nghĩa của việc tham gia

+ Tham gia vào các hoạt động góp phần nâng cao nhận thức, năng lực và ý thức trách nhiệm cộng đồng của học sinh

+ Là một hoạt động để học sinh thể hiện trách nhiệm của mình đối với đất nước

* Kết bài 

- Khẳng định lại tầm quan trọng của việc tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng tại các địa phương

- Liên hệ đến bản thân. 

b. Dàn ý bài nói

* Mở bài: 

- Mở đầu bằng việc dẫn dắt câu chuyện, câu nói hay

- Giới thiệu vào vấn đề được bàn luận 

* Thân bài:

- Thế nào là hoạt động sinh hoạt cộng đồng?

+ Hoạt động sinh hoạt cộng đồng là những hoạt động được tổ chức tại các địa phương, thành phố… như các chiến dịch làm sạch quê hương, đền ơn đáp nghĩa…

+ Đối tượng hướng đến là học sinh thuộc đơn vị đó

- Tại sao học sinh cần phải tham gia vào các hoạt động sinh hoạt cộng đồng?

+ Giúp học sinh trở nên năng động, tích cực hơn qua các hoạt động

+ Giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của các hoạt động cộng đồng

+ Nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng

+ Thể hiện tinh thần đoàn kết giữa sinh viên và địa phương

- Phản đề

+ Dù vậy, một bộ phận học sinh vẫn không ý thức được tầm quan trọng của việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng, mải mê với những thú vui khác mà quên mất trách nhiệm của mình. 

+ Những trường hợp này cần phê phán gay gắt

- Ý nghĩa của việc tham gia

+ Tham gia vào các hoạt động góp phần nâng cao nhận thức, năng lực và ý thức trách nhiệm cộng đồng của học sinh

+ Là một hoạt động để học sinh thể hiện trách nhiệm của mình đối với đất nước

* Kết bài 

- Khẳng định lại tầm quan trọng của việc tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng tại các địa phương

- Liên hệ đến bản thân. 

Câu hỏi 5 (trang 97 SGK Ngữ Văn 11 Tập 1 - KNTT): 

Tìm đọc thêm một số văn bản nghị luận và ghi chép các thông tin cơ bản sau:

- Vấn đề được bàn luận, ý nghĩa của vấn đề;

- Quan điểm của người viết;

- Đối tượng tác động,

- Nghệ thuật lập luận;

- Mức độ thuyết phục.

Lời giải:

Một số văn bản nghị luận khác: Đừng gây tổn thương (Karen Casey), Bản sắc là hành trang,…

Một số thông tin cơ bản của văn bản: Đừng gây tổn thương.

- Vấn đề bàn luận: đừng gây tổn thương cho người khác dưới bất cứ hình thức nào; ý nghĩa: Đừng bao giờ gây tổn thương tới người khác dưới bất kì hình thức nào. Chúng ta hãy sống yêu thương lẫn nhau vì con người đã quá mệt mỏi trong guồng quay công việc bộn bề của xã hội hiện đại rồi. Nếu chúng ta sống không gây tổn thương tới người khác thì không chỉ họ mà cả tâm hồn và thể chất chúng ta cũng được nhẹ nhõm, thanh thản.

- Quan điểm của người viết: lời khuyên cho mọi người trước vấn đề đừng gây tổn thương cho người khác dưới bất cứ hình thức nào.

- Đối tượng tác động: mọi người.

- Nghệ thuật lập luận:

+ Dùng lí lẽ, ngôn từ sắc bén, thuyết phục

+ Lập luận chặt chẽ

+ Luận điểm rất rõ ràng

- Mức độ thuyết phục: Bài học rất ý nghĩa về cách cư xử, đối nhân xử thế giữa con người với con người trong xã hội.

Sachbaitap.com