Soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - Văn 9 tập 1 ngắn gọnSoạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 9 tập 1. Câu 2 Trong đoạn đầu văn bản, nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ loài người và toàn bộ sự sống trên trái đất đã được tác giả chỉ ra rất cụ thể bằng cách lập luận như thế nào? Bố cục: - Phần 1 (từ đầu ... vận mệnh thế giới) : nguy cơ của chiến tranh hạt nhân. - Phần 2 (tiếp ... cho toàn thế giới) : chiến tranh hạt nhân đi ngược lí trí nhân loại. - Phần 3 (tiếp ... điểm xuất phát của nó): chiến tranh hạt nhân đi ngược lí trí tự nhiên. - Phần 4 (còn lại) : nhiệm vụ ngăn chặn chiến tranh hạt nhân. Nội dung chính: Đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn và xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của toàn thể loài người. Câu 1 trang 20 - Văn 9 Tập 1 Câu hỏi: Hãy nêu luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản. Trả lời: Hệ thống luận điểm, luận cứ của văn bản : - Luận điểm : Sự đe dọa của chiến tranh hạt nhân và kêu gọi nhân loại chống lại hiểm họa đó. + Luận cứ 1 : Sức hủy diệt khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân trong mọi lĩnh vực (y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục,...) + Luận cứ 2 : Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí. + Luận cứ 3 : Chúng ta có trách nhiệm đem tiếng nói mình chống lại hạt nhân. + Luận cứ 4 : Lên án những thủ phạm đã gây ra điều đau khổ đó. Câu 2 trang 20 - Văn 9 Tập 1 Câu hỏi: Trong đoạn đầu văn bản, nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ loài người và toàn bộ sự sống trên trái đất đã được tác giả chỉ ra rất cụ thể bằng cách lập luận như thế nào? Trả lời: Cách lập luận chứng minh đầy thuyết phục : đưa câu hỏi gây chú ý và dẫn vào vấn đề của tất cả “chúng ta” ; ngày tháng cụ thể “ngày 8 – 8 – 1986”, số liệu chính xác “50000 đầu đạn”, “4 tấn thuốc nổ” ; cách so sánh hình ảnh “thanh gươm Đa-mô-clét”... tất cả gây ấn tượng tính hệ trọng về vấn đề chung. Câu 3 trang 20 - Văn 9 Tập 1 Câu hỏi: Sự tốn kém và tính chất vô lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã được tác giả chỉ ra bằng những chứng cứ nào? Trả lời: Sự tốn kém và tính phi lí của chiến tranh hạt nhân : - Sự tốn kém : mỗi chương trình vũ khí hạt nhân tốn hàng trăm tỉ đô la, so sánh gấp hàng trăm nghìn với chi phí y tế, giáo dục. - Tính phi lí : số tiền cho hủy diệt sự sống lại lớn gấp trăm lần số tiền phát triển, phục hồi sự sống. Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí con người và tự nhiên. Câu 4 trang 20 - Văn 9 Tập 1 Câu hỏi: Vì sao có thể nói: Chiến tranh hạt nhân "không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa"? Em có suy nghĩ gì trước lời cảnh báo của nhà văn Mác-két về nguy cơ huỷ diệt sự sống và nền văn minh trên trái đất một khi chiến tranh hạt nhân nổ ra? Trả lời: - Chiến tranh hạt nhân “không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa” vì nó xóa sạch những thành quả tiến hóa của văn minh loài người cũng như tiến trình tiến hóa của sự sống tự nhiên trên Trái Đất. - Lời cảnh báo của nhà văn đặt ra là nhiệm vụ cho toàn thể nhân loại. Chúng ta phải đoàn kết, đấu tranh xây dựng một thế giới hòa bình không có vũ khí hạt nhân. Câu 5 trang 20 - Văn 9 Tập 1 Câu hỏi: Theo em, vì sao văn bản này lại được đặt tên là Đấu tranh cho một thế giới hoà bình? Trả lời: Tên văn bản đã nhấn mạnh đến nhiệm vụ đấu tranh của con người trước hiểm họa chiến tranh hạt nhân. Cuộc đấu tranh ấy không dễ dàng, cần đến sự đồng sức, đồng lòng của toàn nhân loại, là cuộc đấu tranh cam go quyết liệt. Luyện Tập: Trả lời câu hỏi (trang 21 SGK Ngữ văn 9, tập 1) Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc xong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của nhà văn G.G. Mác-két Trả lời: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của nhà văn G.G. Mác-két là văn bản được trích từ bản tham luận của ông đọc trong cuộc gặp gỡ lần thứ hai của 6 nguyên thủ quốc gia Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Ác-hen-ti-na, Hi Lạp và Tan-da-ni-a tại Mê-hi-cô. Đọc văn bản, có lẽ không chỉ em mà người đọc cũng đều cảm nhận được rõ nguy cơ mà chiến tranh hạt nhân đang đe dọa tới toàn thể loài người và sự sống trên trái đất. Tác giả đã đưa ra những con số cụ thể gần như trên tất cả mọi lĩnh vực mà chỉ cần trích một phần nhỏ trong số tiền mà các nước đã dùng để chi trả cho cuộc chạy đua vũ trang, đặc biệt là vũ trang hạt nhân trong thời gian qua cũng đủ để làm thay đổi tương lai của nhân loại. Đau đớn làm sao khi chứng kiến thảm cảnh những người chết vì đói, vì suy dinh dưỡng, sống trong cảnh thiếu thốn về y tế, dịch vụ, mù chữ mà các nước vẫn điềm nhiên bỏ một số tiền khổng lồ để trang bị những đầu đạn hạt nhân. Có lẽ, chính sự ích kỉ trong suy nghĩ của những siêu cường ấy đã cướp đi nhiều cơ hội, điều kiện để phát triển: loại trừ nạn đói, nạn thất học và khắc phục nhiều bệnh tật cho hàng trăm triệu con người. Đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn và xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của toàn thể loài người. Chúng ta không thể đánh đổi hàng triệu năm tiến hóa chỉ để lấy một chiếc nút bấm vô tri. Bởi chỉ cần bấm nút một cái, mọi sự tiến hóa, mọi công trình và phát minh của loài người sẽ quay trở về vạch xuất phát của nó. Sự sống sẽ biến mất như nó chưa từng tồn tại. Điều ấy có đáng để chúng ta đánh đổi và trả giá hay không? Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 2. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
|
Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo) ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 9 tập 1. Câu 2 Phép tu từ từ vựng nào đã học (so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, điệp ngữ, nói quá, nói giảm, nói tránh) có liên quan trực tiếp tới phương châm lịch sự? Cho ví dụ.
Soạn bài Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 9 tập 1. Câu 1 Bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh sau: Thân cây…Lá chuối tươi…Lá chuối khô…
Soạn bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 9 tập 1. Câu 5 Qua bản Tuyên bố, em nhận thức như thế nào về lầm quan trọng của vấn dề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này?
Soạn bài Các phương châm hội thoại (Tiếp theo) ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 9 tập 1. Câu 1 Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi. Một cậu bé năm tuổi chơi quả bóng nhựa trong phòng đọc sách của bố.