Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm: Đi san mặt đất - Văn 10 CTSTSoạn bài Đọc kết nối chủ điểm: Đi san mặt đất trang 18, 19 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1. Theo bạn, Đi san mặt đất (trích Mẹ trời, Mẹ đất) giúp bạn hiểu gì về quá trình tạo lập thế giới trong nhận thức của người Lô Lô xưa? Câu 1. Nêu nội dung bao quát của văn bản Đi san mặt đất. Phương pháp: - Đọc văn bản. - Rút ra nội dung bao quát. Trả lời: - Văn bản nói về công cuộc san đất của con người thủa đầu khai thiên lập địa. - Văn bản cho thấy công lao to lớn của con người cùng khát vọng chinh phục thiên nhiên to lớn của người xưa. - Sức mạng của con người trước thiên nhiên. Câu 2. Trong văn bản, người Lô Lô giải thích vì sao phải “đi san mặt trời”, “đi san mặt đất”? Công việc ấy do ai đảm nhiệm? Phương pháp: - Đọc bài thơ. - Chú trọng phần người Lô Lô giải thích vì sao phải “đi san mặt trời”, “đi san mặt đất” và những người đảm nhiệm công việc đó. Trả lời: - Trong văn bản, người Lô Lô giải thích cần đi đi san bầu trời, đi san mặt đất do "Bầu trời nhìn chưa phẳng", " Mặt đất còn nhấp nhô'' => Khó khăn cho việc sinh sống và đi lại. - Người Lô Lô muốn khám phá thêm vùng trời cũng như vùng đất mới, đất còn nhấp nhô thì họ sẽ đi san đất để chinh phục, mở rộng vùng đất đó - Và đây là công việc chung của mọi người, cần sự giúp sức của tất cả các loài "San đất là việc chung" Câu 3. Theo bạn, Đi san mặt đất (trích Mẹ trời, Mẹ đất) giúp bạn hiểu gì về quá trình tạo lập thế giới trong nhận thức của người Lô Lô xưa? Phương pháp: Đọc văn bản Trả lời: - Đi san mặt đất là truyện thần thoại bằng thơ của dân tộc Lô Lô, cho thấy công lao to lớn của con người và khát vọng chinh phục thiên nhiên của người xưa. Dấu hiệu nhận biết về thề loại:
- Phong cách kể truyện thần thoại: "Ngày xưa, từ rất xưa… - Có yếu tố kỳ ảo về động vật
Người tìm hang Chuột Chũi Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 1. Tạo lập thế giới (Thần thoại)
|
Soạn bài Thần trụ trời trang 19, 20 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) chia sẻ suy nghĩ của bạn về một truyện thần thoại mà bạn cho là đặc sắc.
Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại: Cuộc tu bổ lại các giống vật trang 21, 22 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1. Bạn rút ra bài học gì về cách đọc thể loại thần thoại sau khi đọc truyện trên?
Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể trang 23, 24, 25, 26 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1. Trong mỗi luận điểm, ngữ liệu đã có sự kết hợp giữa lí lẽ, bằng chứng như thế nào? Nêu ví dụ.
Soạn bài Nói và nghe Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể trang 29, 30, 31, 32, 33 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1. Trình bày bài nói