Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm Ét-va Mun-chơ (Edvard Munch) và tiếng thét SGK Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo tập 2Soạn Văn 11 CTST tập 2 bài Đọc kết nối chủ điểm Ét-va Mun-chơ (Edvard Munch) và tiếng thét. Văn bản trên đề cập đến những chi tiết nghệ thuật quan trọng nào trong bức tranh Tiếng thét ? Những chi tiết đó gợi cảm giác như thế nào đối với người xem? Nội dung chính: Văn bản giới thiệu tiểu sử về tác giả Ét – va Mun – chơ và đôi nét về tác phẩm Tiếng thét của thiên nhiên. Câu 1 (trang 65 SGK Ngữ Văn 11 CTST tập hai): Văn bản trên đề cập đến những chi tiết nghệ thuật quan trọng nào trong bức tranh Tiếng thét ? Những chi tiết đó gợi cảm giác như thế nào đối với người xem? Phương pháp: Đọc đoạn văn bản và khai thác thông tin nổi bật, chú ý vào những chi tiết được đề cập đến ở đề bài, từ đó chỉ ra văn bản đề cập đến những chi tiết nghệ thuật trong bức tranh Tiếng thét. Lời giải: - Những chi tiết nghệ thuật quan trọng trong bức tranh Tiếng thét: Hình ảnh nhân vật chính, các hình thù trừu tượng xung quanh, các đường xoáy và màu sắc.... => Tất cả gợi cảm giác ghê sợ, rùng rợn, lo âu. Câu 2 (trang 65 SGK Ngữ Văn 11 CTST tập hai): Từ các chi tiết trên, hãy xác định giá trị của các yếu tố tượng trưng trong bức tranh Tiếng thét. Phương pháp: Thông qua nội dung và những chi tiết nổi bật trong văn bản, từ đó xác định giá trị yếu tố tượng trưng trong bức tranh Tiếng thét. Lời giải: - Giá trị của các yếu tố tượng trưng trong bức tranh: Các chi tiết trong bức tranh tượng trưng cho những biến cố dữ dội của cuộc sống, hình ảnh nhân vật tượng trưng cho sự kinh hoàng của con người trước những thảm họa sắp xảy ra. Câu 3 (trang 65 SGK Ngữ Văn 11 CTST tập hai): Cần dựa vào những cơ sở nào để xác định yếu tố tượng trưng trong một tác phẩm nghệ thuật? Phương pháp: Từ hiểu biết của bản thân và từ những lưu ý đúc kết được từ văn bản, đưa ra những cơ sở để xác định những yếu tố tượng trưng trong một tác phẩm nghệ thuật. Lời giải: - Để xác định yếu tố tượng trưng trong một tác phẩm nghệ thuật, ta cần dựa vào các chi tiết nghệ thuật (hình ảnh, từ ngữ trong văn chương, màu sắc, đường nét, hình ảnh trong hội hoạ...); từ đó, chỉ ra những triết lí sâu xa về bản chất của đời sống mà những chi tiết đó gợi nên. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 8. Cái tôi - Thế giới độc đáo
|
Soạn Văn 11 CTST tập 2 bài Thực hành tiếng Việt. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) tự phác họa nét nổi bật trong tính cách của bạn, trong đó có sử dụng biện pháp tu từ lặp cấu trúc.
Soạn Văn 11 CTST tập 2 bài Đọc mở rộng theo thể loại Gai. Xác định mối quan hệ giữa các hình ảnh trong bốn dòng thơ đầu. Chỉ ra ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh “hoa hồng” và “gai”, “hái bông” và “gai cào”. Phân tích sự chuyển đổi của các hình ảnh trong bốn dòng thơ cuối.
Soạn Văn 11 CTST tập 2 bài Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (bài thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bức tranh, pho tượng). Cách mở bài của văn bản trên có gì đặc sắc? Các luận điểm trong văn bản bàn về vấn đề gì? Những câu nào là câu chủ đề của mỗi luận điểm?
Soạn Văn 11 CTST tập 2 bài Giới thiệu về một bài thơ hoặc một bức tranh, pho tượng theo lựa chọn cá nhân. Hãy giới thiệu một bài thơ hoặc bức tranh/ pho tượng mà bạn yêu thích.