Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại: Dục Thúy sơn - Văn 10 Chân trời sáng tạoSoạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Dục Thúy sơn. Núi Dục Thúy được miêu tả với vẻ đẹp như thế nào? Chỉ ra cách miêu tả độc đáo của tác giả trong hai câu thực của bài thơ. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu luận? Những hình ảnh “trâm thanh ngọc”, “kính thúy hoàn” có tác dụng biểu cảm ra sao? Hướng dẫn đọc Câu 1. Núi Dục Thúy được miêu tả với vẻ đẹp như thế nào? Chỉ ra cách miêu tả độc đáo của tác giả trong hai câu thực của bài thơ. Phương pháp: - Đọc kĩ văn bản. - Chú ý những chi tiết, hình ảnh, miêu tả vẻ đẹp của núi Dục Thúy. Lời giải: - Núi Dục Thúy được ví von như “non tiên” nên có vẻ đẹp khác thường. Vẻ đẹp ấy được miêu tả từ hai góc độ đối xứng nhau: giống như đóa hoa sen từ dưới nước nổi lên, giống như cảnh tiên từ trên trời sa xuống. Ngọn núi chung đúc của tinh hoa của đất trời, vũ trụ Câu 2. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu luận? Những hình ảnh “trâm thanh ngọc”, “kính thúy hoàn” có tác dụng biểu cảm ra sao? Phương pháp: - Đọc kĩ hai câu luận. - Chú ý hai hình ảnh “trâm thanh ngọc”, “kính thúy hoàn”. Lời giải: - Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa: - Hình ảnh tháp Linh Tế trên núi Dục Thúy in bóng xuống nước như cài cây trâm ngọc vào mái đầu cô gái, sóng nước trong sáng như soi búi tóc biếc vào tấm gương lớn. Biện pháp nhân hóa làm cho cảnh vật mang dáng vẻ và tâm hồn người – yểu điệu, duyên dáng, hữu tình. Câu 3. Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Vì sao ở hai câu kết tác giả nhắc đến Trương Thiếu bảo? Điều này có ý nghĩa gì? Phương pháp: - Đọc kĩ văn bản. - Chú ý hai câu kết. Lời giải: - Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ: Giới thiệu cảnh – Quan sát và miêu tả cảnh (từ xa, bao quát (2 câu thực) đến gần, chi tiết (2 câu luận) – Liên tưởng, hoài niệm (nhìn cảnh nhớ người: tháp Linh Tế gợi nhớ đến bài văn bia nổi tiếng của Trương Hán Siêu). - Tác giả nhớ đến Trương Thiếu bảo vì Trương Thiếu bảo đã từng đến núi Dục Thúy và có bài kí được khắc trên tháp ở đây. - Việc tác giả nhớ đến Trương Thiếu bảo thể hiện sự uống nước nhớ nguồn, đồng thời cho thấy suy nghĩ của Nguyễn Trãi về sự chảy trôi của thời gian. Câu 4. Hình ảnh nào trong bài thơ để lại trong bạn ấn tượng sâu sắc nhất? Phương pháp: Nêu suy nghĩ của bản thân. Lời giải: - Hình ảnh trong bài thơ để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc nhất là hình ảnh hoa sen nổi trên mặt nước. - Tôi ấn tượng sâu sắc nhất hình ảnh này vì một cảnh tượng tưởng chừng nhưng chẳng có gì đặc biệt lại được miêu tả, cho thấy sự rung động trước cái đẹp trong tâm hồn tác giả, cho thấy tài năng nghệ thuật của tác giả. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 7. Anh hùng và nghệ sĩ (Văn bản nghị luận - tác giả Nguyễn Trãi)
|
Soạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Nguyễn Trãi – Nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ. Theo bạn, chủ đề của văn bản và quan điểm của tác giả thể hiện tập trung ở câu văn nào trong bài?Chỉ ra mạch lập luận của văn bản (có thể sử dụng sơ đồ). Tìm một số từ ngữ, câu văn trong văn bản, nhất là ở đoạn cuối, thể hiện tình cảm của tác giả đối với Nguyễn Trãi.
Soạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay quan niệm. Hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen có hại. Hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện.
Soạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội. Trình bày bài nói thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hoặc một quan niệm.
Soạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Ôn tập. Từ các văn bản đã học, đã đọc, cho biết Nguyễn Trãi đã cống hiến những gì cho đất nước với tư cách là người anh hùng và người nghệ sĩ? Nêu những điểm lưu ý khi thực hiện bài viết và bài nói thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm.