Soạn bài Hải khẩu linh từ Văn 12 Kết nối tri thức tập 1Hãy chia sẻ cảm nhận về một số truyện dân gian có yếu tố kì ảo mà bạn từng đọc. Kể tên một số truyện truyền kì có yếu tố kì ảo mà bạn biết. Bạn có ấn tượng với tác phẩm nào nhất? Vì sao? Trước khi đọc Câu hỏi 1 (trang 94 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1): Hãy chia sẻ cảm nhận về một số truyện dân gian có yếu tố kì ảo mà bạn từng đọc. Phương pháp: Hãy chia sẻ cảm nhận về một số truyện dân gian có yếu tố kì ảo mà bạn từng đọc. Lời giải: Truyện "Con Rồng Cháu Tiên" là một truyền thuyết nổi tiếng của văn học dân gian Việt Nam, nói về nguồn gốc và truyền thống của dân tộc. Câu chuyện bắt đầu khi thần rồng Lạc Long Quân gặp gỡ Âu Cơ - một cô gái xinh đẹp từ xứ núi. Sau khi Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, hai vợ chồng quyết định chia tay: Lạc Long Quân dẫn theo năm mươi con xuống biển, Âu Cơ đưa năm mươi con lên núi. Dòng họ Hồng Bàng và Âu Việt, con cháu của họ, từ đó ra đời, góp phần xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam. Câu hỏi 2 (trang 94 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1): Kể tên một số truyện truyền kì có yếu tố kì ảo mà bạn biết. Bạn có ấn tượng với tác phẩm nào nhất? Vì sao Phương pháp: Vận dụng tri thức Ngữ văn về truyện truyền kì và yếu tố kì ảo. Lời giải: - Một số truyện truyền kì có yếu tố kì ảo: + Thánh Gióng + Chử Đồng Tử + Vũ nương + Chuyện người con gái Nam Xương + Mị Châu - Trọng Thủy - Em ấn tượng nhất với câu chuyện: Mị Châu - Trọng Thủy. Vì: Trong truyện Mị Châu - Trọng Thủy, tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm và sự hy sinh của người con gái được thể hiện một cách rất rõ ràng. Mi Châu, với tình yêu mãnh liệt đối với đất nước và dân tộc, đã sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ và giữ vững chủ quyền của quê hương. Do đó, truyện Mi Châu - Trọng Thủy không chỉ là câu chuyện về sự hy sinh và lòng dũng cảm của một người con gái, mà còn là biểu tượng của tinh thần chiến đấu và niềm tự hào dân tộc. * Đọc văn bản Câu hỏi 1 (trang 94 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1): Giới thiệu lai lịch, chân dung nhân vật chính. Phương pháp: Đọc văn bản để tìm ra nhân vật chính trong văn bản. Lời giải: - Lai lịch nhân vật chính: + Tên đầy đủ: Nguyễn Cơ (còn được biết đến là Bích Châu, Chế Thắng phu nhân) + Quê quán: Nam Định + Chồng: Trần Duệ Tông => Cung phi nhà Trần là con gái nhà quan - Chân dung nhân vật chính: + Ngoại hình: Bà xinh đẹp, tài sắc vẹn toàn: “mày ngài, mắt phượng, má đào, môi son”, “Dáng người lả lướt, uyển chuyển”.
+ Tính cách: Thông minh, cương trực, mạnh mẽ, yêu nước thương dân. + Tài năng: Có tài văn chương, thi ca; nữ công gia chánh còn biết binh pháp, thao lược, có khả năng lãnh đạo. Câu hỏi 2 (trang 96 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1): Những chi tiết gợi sự linh thiêng, huyền bí có tác động như thế nào tới cảm xúc của bạn? Phương pháp: Sử dụng tư duy phản biện và khả năng phân tích để trả lời câu hỏi. Lời giải: - Những chi tiết gợi sự linh thiêng, huyền bí: + Bích Châu là người xuất hiện trong giấc mơ của vua Duệ Tông với nhan sắc tuyệt mĩ và báo mộng. + Sự giúp đỡ từ thần linh: Long Quân, Bích Châu + Có cung điện dưới biển, “cá chép hóa rồng”, “vượn biến thành người”. - Tác động đến cảm xúc: + Vừa gợi cảm giác thiêng liêng, tôn kính vừa tạo nên sự ly kỳ, hấp dẫn của câu chuyện. + Ngoài ra còn gây sự xúc động trong lòng người đọc. Câu hỏi 3 (trang 98 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1): Những chi tiết gợi sự linh thiêng, huyền bí có tác động như thế nào tới cảm xúc của bạn? Phương pháp: Dự đoán về hành động, ứng xử của nhân vật Bích Châu Lời giải: Bích Châu sau khi biết về giấc mơ, với tính cách của bà thì Bích Châu sẽ lựa chọn là người hi sinh, để đổi lại được bình yên cho đất nước. Câu hỏi 4 (trang 99 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1): Dự đoán về diễn biến câu chuyện. Phương pháp: Đọc kĩ tác phẩm, sử dụng khả năng suy luận Lời giải: Bích Châu sẽ báo mộng cho vua biết về những nguy hại mà sắp tới đất nước sẽ gặp phải. Nhà vua làm theo và tránh được đại họa. Vua ghi nhớ công ơn của bà và lập đền thờ để nhân dân đời đời tưởng nhớ công lao của bà. Câu hỏi 5 (trang 101 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1): Chú ý nội dung đối thoại qua thư trao đổi giữa Quảng Lợi vương và Lê Thánh Tông. Phương pháp: Đọc kĩ tác phẩm chú ý nội dung đối thoại qua thư trao đổi. Lời giải: Hai bên mặc dù rất tôn trọng nhau nhưng lại chưa đưa ra được tiếng nói chung về vấn đề lãnh thổ. Câu hỏi 6 (trang 103 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1): Chú ý những chi tiết miêu tả việc thực thi luật pháp ở thủy cung. Phương pháp: Đọc kĩ tác phẩm, chú ý những chi tiết miêu tả việc thực thi pháp luật ở thủy cung. Lời giải: - Luật pháp ở thủy cung dựa trên sự công bằng và chính nghĩa - Áp dụng cho tất cả mọi người, không phân biệt địa vị, danh phận Câu hỏi 7 (trang 104 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1): Chú ý sự lặp lại của yếu tố “giấc mộng” trong diễn biến của câu chuyện. Phương pháp: Đọc kĩ tác phẩm, chú ý các chi tiết quan trọng. Lời giải: Đóng vai trò nhấn mạnh sự kỳ ảo của câu chuyện, khi qua “giấc mộng” có thể làm sáng tỏ “một phần” câu chuyện * Sau khi đọc: Nội dung chính: Kể về người con gái xứ Nam Định xinh đẹp, tài giỏi. Bà đã giúp vua Lê Thánh Tông tránh khỏi những hiểm họa nơi biên cương và chấn chỉnh lại đất nước thêm vững mạnh. Câu hỏi 1 (trang 105 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1): Lập bảng hệ thống các sự kiện, nhân vật, chi tiết ,… có tính chất linh thiêng, kì ảo xuất hiện trong văn bản. Phương pháp: Liệt kê các nội dung chính được đề cập trong văn bản. Lời giải:
Câu hỏi 2 (trang 105 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1): Thông qua lời can gián, suy nghĩ và hành động của nàng Bích Châu, bạn có nhận xét gì về phẩm chất, đức tính của mẫu hình người phụ nữ mà tác giả xây dựng trong truyện. Phương pháp: Tìm hiểu về nhân vật Bích Châu hiểu rõ về vẻ đẹp và phẩm chất của nàng, vận dụng khả năng suy luận để thực hiện yêu cầu. Lời giải: Bích Châu là người phụ nữ với những nét đẹp sáng ngời cả về ngoại hình và phẩm hạnh. Bà là người phụ nữ lễ giáo và vô cùng phép tắc; là người vợ thủy chung, son sắt và giàu đức hy sinh. Tác giả đã xây dựng một hình mẫu phụ nữ chuẩn mực theo thước đo của thời xưa: Công, dung, ngôn, hạnh. Câu hỏi 3 (trang 105 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1): Sự đan xen giữa yếu tố lịch sử và yếu tố kì ảo trong câu chuyện đã đóng vai trò như thế nào trong việc thể hiện thông điệp của tác phẩm? Phương pháp: Hiểu rõ khái niệm, vận dụng khả năng phân tích. Lời giải: Sự đan xen giữa yếu tố lịch sử và yếu tố kì ảo trong câu chuyện đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện thông điệp của tác phẩm. Nhờ có sự đan xen đó mà câu chuyện có sự hấp dẫn, lôi cuốn đối với người đọc, giúp những thông tin lịch sử không bị khô khan mà lại vô cùng ly kỳ. Câu hỏi 4 (trang 105 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1): Trong các chi tiết, sự việc kì ảo trong Đền thiêng cửa bể, theo bạn, chi tiết hoặc sự việc nào hấp dẫn hơn cả? Vì sao? Phương pháp: Vận dụng khả năng phân tích, và tư duy phản biện để trả lời câu hỏi. Lời giải: Theo em/ tôi, chi tiết kì ảo gây hấp dẫn cho người đọc chính là sự xuất hiện của con rùa vàng. Sự xuất hiện này vừa tạo nên tính bất ngờ cho câu chuyện và cũng mang tính biểu tượng sâu sắc do rùa là một trong tứ linh của đời sống tâm linh. Câu hỏi 5 (trang 105 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1): Nêu suy nghĩ của bạn về quan điểm hiện thực của tác giả thể hiện qua: -Việc miêu tả “bộ máy nhà nước” của Quảng Lợi vương. -Nội dung hai bức thư trao đổi của vua Lê Thánh Tông và Quảng Lợi vương. Phương pháp: Đọc kĩ tác phẩm, chú ý các chi tiết diễn biến xảy ra trong câu chuyện. Lời giải: a. Qua việc miêu tả “bộ máy nhà nước” của Quảng Lợi Vương cho thấy, tác giả đang có cái nhìn rất khách quan về vấn đề này (bộ máy vẫn còn sơ khai, vua là người nắm giữ mọi quyền hành, chưa phân quyền cấp rõ ràng,..). Để đưa ra được cái nhìn này cho thấy tác giả là người có kiến thức và tìm hiểu chuyên sâu về lịch sử nước nhà. b. Qua nội dung của hai bức thư trao đổi giữa vua Lê Thánh Tông và Quảng Lợi Vương cho thấy tác giả là người có góc nhìn đa chiều trong một vấn đề, cung cấp cho người đọc rất nhiều kiến thức về lịch sử. Đồng thời đề cao tinh thần độc lập của một quốc gia, dân tộc. Câu hỏi 6 (trang 105 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1): Trình bày nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đối thoại trong văn bản. Phương pháp: Vận dụng tri thức Ngữ văn và tư duy tổng hợp – phân tích. Lời giải: Việc khéo léo áp dụng ngôn ngữ đối thoại trong văn bản Hải Khẩu Linh Từ không chỉ làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm mà còn đóng góp vào sự giàu có về ý tưởng và nghệ thuật, tạo nên một công trình văn học đáng giá và đầy tính chất nghệ thuật. Câu hỏi 7 (trang 105 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1): Bình luận về chi tiết nàng Bích Châu hiển linh giúp vua thắng trận và việc nàng được lập đền thờ. Phương pháp: Tìm hiểu chi tiết, vận dụng tri thức Ngữ văn và khả năng phân tích để thực hiện yêu cầu. Lời giải: Đề cao niềm tin vào tâm linh của người dân Việt Nam và đồng thời cũng đề cao tinh thần bày tỏ lòng biết ơn của nhân dân với những người có công lao với đất nước. Đây là chi tiết quan trọng và là điểm sáng trong tác phẩm, giúp làm nổi bật được chủ đề và thể hiện được quan niệm của tác giả về cuộc sống. Kết nối đọc - viết Câu hỏi (trang 105 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu cảm nhận của bạn về hình tượng nhân vật Bích Châu trong tác phẩm. Phương pháp: Tìm hiểu chi tiết, vận dụng tri thức Ngữ văn và khả năng phân tích để thực hiện yêu cầu. Lời giải: Bài kham khảo 1 Nhân vật Bích Châu trong "Hải Khẩu Linh Từ" được mô tả như một hình tượng phức tạp và đầy ấn tượng. Không chỉ là một cô gái xinh đẹp và dịu dàng, Bích Châu còn được tôn vinh như một vị thần linh cao quý, biểu tượng của lòng yêu nước và tinh thần dũng cảm. Ban đầu, nàng là một cô gái bình thường, nhưng với tình yêu và lòng căm hận sâu đậm đối với kẻ thù ngoại xâm, Bích Châu đã hy sinh bản thân để bảo vệ đất nước. Sau khi qua đời, nàng trở thành một vị thần linh linh thiêng, luôn âm thầm hỗ trợ và bảo vệ vua chúa và nhân dân trong cuộc chiến chống giặc. Hình tượng của Bích Châu thể hiện niềm tin vào sức mạnh siêu nhiên và lòng yêu nước sâu sắc. Ngoài ra, đồng thời cũng tôn vinh lòng dũng cảm và quyết tâm của nhân dân trong việc đấu tranh vì tự do và chủ quyền. Bích Châu là biểu tượng cao quý, đẹp đẽ, và mang giá trị nhân văn sâu sắc, đại diện cho tinh thần yêu nước và dũng cảm của dân tộc. Bài kham khảo 2 Như một đóa hoa sen thanh tao vươn lên từ bùn lầy, nàng Bích Châu trong "Hải Khẩu Linh Từ" hiện lên với vẻ đẹp kiêu sa, rực rỡ, đồng thời ẩn chứa nội lực mạnh mẽ, phi thường. Nàng không chỉ là một người con gái xinh đẹp, nết na mà còn là một biểu tượng cho lòng yêu nước và tinh thần dũng cảm của người phụ nữ Việt Nam. Bích Châu xuất thân là một cô gái bình thường, nhưng vì lòng yêu nước và căm thù giặc ngoại xâm, nàng đã dũng cảm hy sinh bản thân để bảo vệ quê hương. Sau khi chết, nàng hóa thành vị nữ thần linh thiêng, luôn âm thầm giúp đỡ và phù trợ cho vua và quân dân ta trong cuộc chiến chống giặc. Hình tượng Bích Châu trong "Hải Khẩu Linh Từ" là một biểu tượng cao đẹp cho lòng yêu nước và tinh thần dũng cảm của người phụ nữ Việt Nam. Nàng là minh chứng cho sức mạnh phi thường của ý chí và nghị lực, sẵn sàng hy sinh bản thân vì độc lập tự do của quê hương. Nàng là nguồn cảm hứng bất tận cho thế hệ mai sau noi theo, tiếp nối truyền thống yêu nước, dựng xây và bảo vệ đất nước. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 4: Yếu tố kì ảo trong truyện kể
|
Nêu một số tác phẩm văn học hiện đại có yếu tố kì ảo mà bạn biết. Hãy chia sẻ cảm nghĩ của bạn về yếu tố kì ảo ở một tác phẩm trong số đó.
Dựa vào việc tìm hiểu các cước chú trong văn bản Đền thiêng cửa bể, hãy xác định các điển cố trong đoạn trích sau. Nhận xét về tác dụng của việc dùng điển cố trong đoạn văn sau
Theo tác giả bài viết, trong truyện ngắn Sự tích những ngày đẹp trời, Hòa Vang đã kế thừa và làm biến đổi những phương diện cơ bản nào của mẫu gốc.
Bài học đã đưa lại cho bạn những hiểu biết gì về đặc điểm nổi bật của truyện truyền kì thời trung đại? Yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì và yếu tố kì ảo trong một số thể loại văn học khác (truyền thuyết, cổ tích, truyện ngắn hiện đại…) có những điểm giống, khác nhau như thế nào?