Soạn bài Hệ thống hóa kiến thức đã học - Ôn tập HK2 - Văn 10 KNTTSoạn Văn 10 kết nối tri thức tập 2 bài Hệ thống hóa kiến thức đã học - Ôn tập HK2. Loại văn bản và thể loại văn bản nào đã được học trong học kì II? Nêu nhan đề những văn bản cụ thể thuộc các loại, thể loại đó. Bài 6: Nguyễn Trãi – “Dành còn để trợ dân này” có những điểm gì đặc biệt so với các bài học khác? Câu 1. Loại văn bản và thể loại văn bản nào đã được học trong học kì II? Nêu nhan đề những văn bản cụ thể thuộc các loại, thể loại đó. Phương pháp: Nhớ lại những loại văn bản, thể loại văn bản đã học từ bài 6 đến bài 9 trong học kì II để thống kê lại các văn bản đó. Trả lời:
Câu 2. Bài 6: Nguyễn Trãi – “Dành còn để trợ dân này” có những điểm gì đặc biệt so với các bài học khác? Phương pháp: - Nhớ lại nội dung bài 6: Nguyễn Trãi – “Dành còn để trợ dân này”. - Dựa vào kiến thức đã học để chỉ ra những điểm khác biệt của bài 6 so với các bài học khác. Trả lời: - Thông thường các bài học trong sách sẽ xoay quanh một nội dung, chủ điểm nhất định, các văn bản được học cũng được tuyển chọn từ nhiều tác giả khác nhau để giúp làm nổi bật tên chủ đề được nêu ra ở bài học. Tuy nhiên, Bài 6, Nguyễn Trãi – “Dành còn để trợ dân này” được phân bố riêng để học về một tác gia văn học Nguyễn Trãi, vì thế các văn bản được giới thiệu đều do Nguyễn Trãi sáng tác, nhằm làm nổi bật các nét đã được nêu về sự nghiệp, phong cách sáng tác của tác gia này. Cũng nhờ việc dành riêng một bài học về một tác gia văn học, học sinh được tiếp xúc một cách chi tiết nhất về cuộc đời, sự nghiệp và nhiều sáng tác của ông. Câu 3. Qua những văn bản được đọc và phân tích ở Bài 7, những kiến thức nào ở thể loại truyện được chú ý bổ sung, nhấn mạnh (so với những bài học về truyện trước đó)? Phương pháp: Nhớ lại những kiến thức về thể loại truyện đã học trước đó để chỉ ra những kiến thức được chú ý bổ sung và nhấn mạnh hơn ở bài 8. Trả lời: Người kể chuyện ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba - Người kể chuyện ngôi thứ nhất là người kể xưng “tôi” hoặc một hình thức tự xưng tương đương. Tuỳ theo mức độ tham gia vào mạch vận động cốt truyện, người kể chuyện ngôi thứ nhất có thể là nhân vật chính, nhân vật phụ, người chứng kiến, người kể lại câu chuyện được nghe từ người khác hay xuất hiện với vai trò tác giả “lộ diện”. Người kể chuyện ngôi thứ nhất thường là người kể chuyện hạn trị (không biết hết mọi chuyện), trừ trường hợp ở vai trò tác giả “lộ diện” vận dụng quyền năng “biết hết" của mình. - Người kể chuyện ngôi thứ ba là người kể chuyện ẩn danh, không trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm như một nhân vật, không tham gia vào mạch vận động của cột truyện và chỉ được nhận biết qua lời kể. Người kể chuyện ngôi thứ ba có khả năng nắm bắt tất cả những gì diễn ra trong câu chuyện, kể cả những biểu hiện sâu kín trong nội tâm nhân vật, do vậy có khả năng trở thành người kể chuyện toàn tri (biết hết mọi chuyện), song người kể chuyện ngôi thứ ba có sử dụng quyền năng toàn trị hay không còn tuỳ thuộc vào nguyên tắc tổ chức truyện kể của từng tác phẩm. - Người kể chuyện, dù ở ngôi thứ nhất hay thứ ba, đều kể chuyện từ điểm nhìn nhất định, qua hệ thống lời kể. Lời người kể chuyện là lời kể, tả, bình luận của người kể chuyện, có chức năng khắc hoạ bối cảnh, thời gian, không gian, miêu tả sự việc, nhân vật, thể hiện cách nhìn nhận, thái độ đánh giá đối với sự việc, nhân vật. Lời của người kể chuyện phân biệt với lời của nhân vật, được hiểu là lời nói gắn với ý thức và cách thể hiện của nhân vật trong hình thức lời nói trực tiếp hay gián tiếp. - Từ điểm nhìn và hệ thống lời người kể chuyện, lời nhân vật, các phương diện của bức tranh đời sống và nhân vật được hiển hiện để người đọc tri nhận. Quyền năng của người kể chuyện thể hiện ở phạm vi miêu tả, phân tích, lí giải và mức độ định hướng đọc trong việc cắt nghĩa, đánh giá sự kiện, nhân vật được khắc hoạ trong tác phẩm văn học. Câu 4. Hãy thống kế các nội dung thực hành tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 10, tập hai. Những hiểu biết về phương tiện phi ngôn ngữ đã giúp bạn những gì trong việc đọc các văn bản thông tin và viết bản nội quy hay bản hướng dẫn nơi công cộng? Phương pháp: - Dựa vào phần Mục lục để thống kê các nội dung thực hành tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 10, tập hai. - Nhớ lại kiến thức đã học về các phương tiện phi ngôn ngữ cùng với kiến thức cá nhân để trả lời câu hỏi. Trả lời:
Câu 5. Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập hai gồm những kiểu bài viết nào? Hãy nhắc lại tên các kiểu bài viết và yêu cầu chung của từng kiểu bài. Phương pháp: Nhớ lại những kiểu bài viết trong SGK Ngữ văn 10, tập hai và nhắc lại yêu cầu của từng bài. Trả lời:
Câu 6. Những nội dung nói và nghe nào đã được thực hiện với các bài học trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập hai? Nội dung nói và nghe nào khiến bạn hứng thú nhất? Vì sao? Phương pháp: Nhớ lại kiến thức về những nội dung nói vè nghe đã được thực hiện và nêu ra nội dung nói và nghe khiến bạn hứng thứ nhất, giải thích lý do. Trả lời: - Những nội dung nói và nghe nào đã được thực hiện với các bài học trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập hai: + Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau + Thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau + Thảo luận về văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng + Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ - Nội dung nói và nghe khiến em hứng thú nhất: Thảo luận về văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng. Vì qua nội dung này, chúng em có thể hiểu được sự cần thiết và ý nghĩa của văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng, từ đó ghi nhớ và chấp hành một cách nghiêm túc. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Ôn tập Học kỳ II
|
Soạn Văn 10 kết nối tri thức tập 2 bài Luyện tập và vận dụng - Ôn tập HK 2. Câu 1. Hai văn bản Vật liệu thông minh và 80 năm nhìn lại... nhắc bạn nhớ tới những văn bản nào đã được đọc, tham khảo hay thực hành viết trong học kì II? Dựa vào đâu mà bạn có liên hệ như vậy?