Soạn bài Hiểu rõ bản thân SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2Tác giả quan niệm như thế nào về “quá trình hiểu rõ bản thân”?Chỉ khi nhận thức rõ về bản thân, chúng ta mới có thể “mỉm cười”. Theo em, ngoài việc tự trả lời những câu hỏi như văn bản gợi ý, chúng ta có thể làm gì để hiểu bản thân rõ hơn? * Suy ngẫm và phản hồi Nội dung chính: Văn bản bàn về quá trình làm thế nào để hiểu rõ bản thân. Câu 1 trang 104, SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2 Tác giả quan niệm như thế nào về “quá trình hiểu rõ bản thân”? Phương pháp: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời giải: Tác giả quan niệm về “quá trình hiểu rõ bản thân”: giống như việc khám phá bạn là ai - yêu hay ghét điều gì, thích cái gì, cảm nhận thấy gì, tin và ủng hộ điều gì và bạn nghĩ mình có thể làm được gì cho thế giới này. Câu 2 trang 104, SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2 Liệt kê một số câu hỏi dùng để tự đánh giá bản thân mà em yêu thích trong văn bản. Sau đó, trả lời những câu hỏi em đã chọn. Phương pháp: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời giải: Một số câu hỏi để tự đánh giá bản thân mà em yêu thích trong văn bản là: Mục tiêu hiện tại của bạn là gì? - Mục tiêu hiện tại thi học kì được kết quả cao. Mục tiêu tương lai của bạn là gì? - Mục tiêu tương lai thi được vào trường cấp 3 mình mơ ước. Hiện tại bạn cảm thấy như thế nào? Tại sao lại như vậy? - Hiện tại bản thân cảm thấyvui vẻ và luôn nỗ lực cố gắng vì muốn thi đỗ vào ngôi trường mơ ước thì không ngừng cố gắng. Câu 3 trang 104, SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2 Em có đồng tình với lời khuyên của tác giả: “Tuy nhiên, đừng trả lời câu hỏi một lần rồi bỏ quên chúng. Hãy đặt ra các câu hỏi giống nhau tại những thời điểm khác nhau của cuộc sống – một tháng, sáu tháng tính từ thời điểm hiện tại, hay thời điểm bắt đầu năm học mới.”? Hãy lí giải câu trả lời của em. Phương pháp: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời giải: Em đồng tình với lời khuyên của tác giả: “Tuy nhiên, đừng trả lời câu hỏi một lần rồi bỏ quên chúng. Hãy đặt ra các câu hỏi giống nhau tại những thời điểm khác nhau của cuộc sống – một tháng, sáu tháng tính từ thời điểm hiện tại, hay thời điểm bắt đầu năm học mới.” Bởi lẽ ở mỗi thời điểm khác nhau, mỗi chúng ta sẽ có những trải nghiệm khác nhau, câu hỏi là giống nhau nhưng mỗi thời điểm sẽ cho chúng ta câu trả lời hoàn toàn khác. Hãy luôn đặt những câu hỏi giống nhau ở từng thời điểm khác nhau để chúng ta thấy được sự thay đổi của chính bản thân mình để rồi thay đổi cho phù hợp, trưởng thành, thành công trong tương lai. Câu 4 trang 104, SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 2 Chỉ khi nhận thức rõ về bản thân, chúng ta mới có thể “mỉm cười”. Theo em, ngoài việc tự trả lời những câu hỏi như văn bản gợi ý, chúng ta có thể làm gì để hiểu bản thân rõ hơn? Phương pháp: Vận dụng những trải nghiệm thực tế của bản thân Lời giải: Ngoài việc tự trả lời những câu hỏi như văn bản gợi ý, chúng ta có thể hỏi mọi người xung quang về mình, xem thái độ và cảm nhận của mọi người xung quanh về chính bản thân mình. hoặc tham gia các câu lạc bộ, tham gia các lớp học khác nhau để hiểu sở thích, niềm đam mê, hay điểm yếu của để hiểu bản thân rõ hơn. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 10. Cười mình, cười người
|
Có thể thay từ “bác” bằng từ “bạn” trong câu thơ sau không? Vì sao?Thay thế từ “cheo leo” trong câu thơ sau bằng một hoặc một số từ có nghĩa tương tự. Từ đó, chỉ ra cái hay trong việc sử dụng từ ngữ của Hồ Xuân Hương.
Tìm những từ ngữ, hình ảnh mà tác giả đã sử dụng để tự phác họa bức chân dung về bản thân trong sáu câu thơ đầu. Bức chân dung đó như thế nào? Theo em, tác giả đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong hai câu thơ cuối? Điều đó giúp ta hiểu gì về nhà thơ?
Chỉ ra luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong bài viết và mối quan hệ giữa các yếu tố này. Từ bài văn trên, hãy ghi lại một số lưu ý khi viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm văn học
Ở bài Sắc thái của tiếng cười (Ngữ văn 8, tập một), em đã học cách thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống. Trong phần bài học này, em sẽ sử dụng những kĩ năng đã có để thảo luận về vấn đề ý nghĩa của sự tự nhận thức bản thân, từ đó, từng bước hoàn thiện chính mình.