Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ ngắn nhất - Văn 8 tập 1

Soạn bài Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 8 tập 1. Câu 3 Đọc kĩ các bài và khổ thơ sau, nhận xét về số câu, số chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần và phần nào luật bằng trắc trong câu.

I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ

1. Khái niệm và phạm vi luyện tập

- Khái niệm: Thơ bảy chữ là thể thơ có 7 tiếng trong một câu.

- Phạm vi luyện tập: Thơ bốn câu bảy chữ.

2. Xem lại bài thuyết minh thể thơ đã học (Bài 15)

3. Nhận xét:

Đọc kĩ các bài và khổ thơ sau, nhận xét về số câu, số chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần và phần nào luật bằng trắc trong câu. Về bố cục, nhìn chung trong một bài thơ bốn câu bảy chữ hoàn chỉnh, hai câu đầu thường tả sự vật, sự việc, câu thứ ba chuyển mạch, câu thứ tư biểu thị tư tưởng. Một khổ thơ bốn câu bảy chữ trong bài thơ nhiều khổ thì không nhất thiết theo bố cục trên.

a)

BÁNH TRÔI NƯỚC

Thân em vừa trắng lại vừa tròn, 
Bảy nổi ba chìm với nước non. 
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, 
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

(Hồ Xuân Hương)

b)

Đi, bạn ơi, đi! Sống đủ đầy, 
Sống trào sinh lực, bốc men say 
Sống tung sóng gió thanh cao mới 
Sống mạnh, dù trong một phút giây.

(Tố Hữu, Đi)

c)

Bà tôi ở một túp lều tre, 
Có một hàng cau chạy trước hè. 
Một mảnh vườn bên rào giậu nứa, 
Xuân về hoa cải nở vàng hoe.

(Anh thơ, Tết quê bà)

Trả lời:

Số câu, số chữ: 4 câu, mỗi câu 7 chữ.

- Cách ngắt nhịp: 4 /3 (phổ biến).

- Gieo vần: vần chân ở cuối các câu 1, 2, 4.

- Luật bằng trắc: Khởi đầu tiếng thứ hai của câu 1 là vần bằng.

4 : Sưu tầm một số bài thơ bảy chữ, chép vào vở bài tập.

   - Cảnh khuya (Hồ Chí Minh)

   - Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh)

   - Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến)

   - Muốn làm thằng Cuội (Tản Đà)

5. Tập làm một bài thơ bốn câu bảy chữ, đề tài tự chọn. Lưu ý không được chép bài có sẵn của người khác.

II. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP

Nhận diện luật thơ

Trả lời câu 1 (trang 165 SGK Ngữ văn 8, tập 1)

a.                                                             Chiều hôm thằng bé / cưỡi trâu về,

      Nó ngẩng đầu lên / hớn hở nghe.

   Tiếng sáo diều cao / vòi vọi rót,

   Vòm trời trong vắt / ánh pha lê.

- Luật bằng trắc:

      + Đối ở chữ thứ 2, 4, 6 của cặp câu 1-2, 3-4.

      + Niêm ở chữ thứ 2, 4, 6 của cặp câu 2-3.

b. Sửa bài thơ chép sai:

- Số câu số chữ đúng.

- Bỏ dấu phẩy ở câu 2 để ngắt nhịp 4 / 3.

- Gieo vần 1, 2, 4 nên phải sửa “xanh xanh” thành “xanh lè”.

Câu 2 trang 166 Văn 8, tập 1

Trả lời

a. Viết thêm:

                                            Tôi thấy người ta có bảo rằng:

                                            Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng!

                                            Một mình gốc đa trông với ngóng

                                            Hướng xuống dương gian vẫn khóc thầm.

b.

                                            Vui sao ngày đã chuyển sang hè,

                                            Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve

                                            Bằng lăng tím thắm tay mùa hạ

                                            Chuyến xe nào ngóng đợi hàng me.


Sachbaitap.com

Xem thêm tại đây: Bài 17 - Văn 8