Soạn bài Hội thoại (tiếp theo) ngắn nhất - Văn 8 tập 2Soạn bài Hội thoại (tiếp theo) ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 8 tập 2. Câu 3. Dựa vào những điều đã biết vể truyện Bức tranh của em gái tôi (Ngữ văn 6, tập hai, tr. 30) và vào đoạn trích dưới đây, hãy cho biết sự im lặng của nhân vật “tôi” biểu thị điều gì Câu 1 trang 102 - Văn 8 Tập 2 Câu hỏi: Qua cách miêu tả cuộc thoại giữa các nhân vật cai lệ, người nhà lí trưởng, chị Dậu và anh Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngữ văn 8, tập một, tr. 28), em thấy tính cách của mỗi nhân vật được thể hiện như thế nào ? Trả lời: - Chị Dậu: Thương chồng con, đảm đang, mạnh mẽ - Cai lệ: Hung hăng, hống hách - Người nhà lí trưởng: Nịnh bợ, khúm núm trước cai lệ nhưng lại lên mặt với chị Dậu - Anh Dậu: Ngại va chạm, sợ sệt Câu 2 trang 103 - Văn 8 Tập 2 Câu hỏi: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới. (SGK, t.2, tr. 103- 104): "Thoáng thấy mẹ về đến cổng, thằng Dần mừng nhảy chân sáo....rồi lủi thủi đội mế nón lên đầu và cắp gói áo vào nách." ( Ngô Tất Tố, Tắt đèn) Câu hỏi: a) Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu với cái Tí phát triển ngược chiều nhau như thế nào ? b) Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại như vậy có hợp với tâm lí nhân vật không ? Vì sao ? c) Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc thoại lấm tăng kịch tính của câu chuyện như thế nào ? Trả lời: a) - Lúc đầu, cái Tí nói nhiều (giọng hồn nhiên), chị Dậu im lặng - Lúc sau (khi nói chuyện bán cái Tí), chị Dậu nói nhiều hơn, cái Tí nói ít hẳn. b) Hợp lí. Vì: - Khi Tí chưa biết mình bị bán thì nói chuyện vô tư nhưng sau khi biết vì quá buồn và sợ nên nói ít hẳn. - Chị Dậu ban đầu chưa biết nói với con thế nào nên chỉ im lặng, sau đó khi đã thông báo tin con bị bán thì lại nói nhiều hơn để an ủi và thuyết phục các con. c) Làm chị Dậu càng xót xa hơn vì phải bán đứa con ngoan ngoãn. Còn cái Tí thì sẽ càng thấy tuyệt vọng và nặng nề hơn trong sự giằng xé vì hoàn cảnh gia đình và số phận của mình. Câu 3 trang 107 - Văn 8 Tập 2 Câu hỏi: Dựa vào những điều đã biết vể truyện Bức tranh của em gái tôi (Ngữ văn 6, tập hai, tr. 30) và vào đoạn trích dưới đây, hãy cho biết sự im lặng của nhân vật “tôi” biểu thị điều gì? " Trong tranh một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ....Đấy là tâm hồn và lòng nhan hậu của em con đấy" Trả lời: Sự "im lặng" của nhân vật tôi biểu thị: - Sự ngỡ ngàng, bất ngờ, xấu hổ trào dâng trong lòng của nhân vật "tôi" khi im lặng không trả lời mẹ. - Sự xấu hổ vì trước đó nhân vật tôi toàn nhìn thấy điểm xấu của em gái, trong khi người em lại luôn yêu thương mình. Câu 4 trang 107 - Văn 8 Tập 2 Câu hỏi: Tục ngữ phương Tây có câu : Im lặng là vàng. Nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết: Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối Và dại khờ là những lũ người câm Trên đường đi như những bóng âm thầm Nhận đau khổ mà gởi vào im lặng. (Liên hiệp lại) Theo em, mỗi nhận xét trên đúng trong những trường hợp nào ? Trả lời: Cả hai nhận xét trên đều đúng nhưng mỗi nhận xét đúng trong một hoàn cảnh khác nhau. - Câu: Im lặng là vàng đúng trong trường hợp cần giữ bí mật, im lặng để tôn trọng người khác khi họ nói, ... - Còn sự im lặng trước những sai trái, bất công (theo lời thơ của Tố Hữu) thì đó là sự im lặng dại khờ, hèn nhát. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 27 - Văn 8
|
Soạn bài Luyện tập Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 8 tập 2. Câu 1 Để làm sáng tỏ vấn đề trên, cách sắp xếp các luân điểm theo trình tự dưới đây có hợp lí không? Vì sao? Nên sửa như thế nào?
Soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 8 tập 2. Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ trong những bộ phận câu và câu in đậm dưới đây.
Soạn bài Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 8 tập 2. Câu 2 Nếu viết bài tập làm văn theo để bài “Nêu ý kiến của em về vẻ đẹp của bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen" thì em có cần vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài làm không ?