Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm SBT Ngữ Văn 12 tập 2Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 109 Sách bài tập (SBT) Ngữ Văn 12 tập 2 1. Hãy xác định phương án trả lời chính xác trong những trường hợp dưới đây: (1) Bối cảnh hiện thực được phản ánh trong truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân) là gì ? A - Cảnh sống của những người dân nghèo khổ nơi xóm ngụ cư. B - Nạn đói khủng khiếp năm 1945 và số phận những người dân nghèo khổ trong thời kì tiền khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám. C - Hoàn cảnh gia đình Tràng và những người dân nơi xóm ngụ cư. D - Cuộc sống của những người dân nghèo trong thời kì trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. (2) Giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ nhặt biểu hiện rõ nhất ở những điểm nào ? A - Phản ánh đời sống nghèo khổ của những người dân nơi xóm ngụ cư và gia đình Tràng trong nạn đói năm 1945 và những phẩm chất tốt đẹp của họ. B - Tình thương yêu, lòng vị tha của bà cụ Tứ với con trai và con dâu ngay trong cảnh khốn cùng, bên bờ vực của cái chết. C - Không chỉ miêu tả tình cảnh thê thảm của những con người nghèo khổ như gia đình Tràng trong nạn đói năm 1945 mà còn khẳng định bản chất tốt đẹp của họ : niềm khát khao được sống và yêu thương ngay trên bờ vực của cái chết. D - Tình cảnh thê thảm của người nông dân Việt Nam trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 và niềm hi vọng của họ vào cách mạng, vào tương lai tươi sáng. (3) Tình huống Tràng “nhặt được vợ” có vai trò quan trọng như thế nào trong truyện ngắn Vợ nhặt ? A- Cho thấy rõ tình cảnh thê thảm, bế tắc của con người khi đối mặt với cái chết. B - Tạo nên tính hấp dẫn, sinh động của truyện ngắn. C - Là cơ sở để biểu hiện tính cách, số phận nhân vật và tạo nên tính hấp dẫn, sinh động của truyện ngắn. D - Là cơ sở để khắc hoạ bối cảnh hiện thực, biểu hiện số phận, tâm lí, tính cách nhân vật, chủ đề tư tưởng và tạo nên tính hấp dẫn, sinh động của truyện ngắn. (4) Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) được sáng tác và in năm nào ? A - Sáng tác năm 1952 và in trong tập Truyện Tây Bắc năm 1953. B - Sáng tác năm 1953 và in trong tập Truyện Tây Bắc năm 1955. C - Sáng tác năm 1952 và in trong tập Truyện Tây Bắc nãm 1954 - 1955. D - Sáng tác năm 1953 và in trong tập Truyện Tây Bắc năm 1953. (5) Hình tượng nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là ai ? A- Vợ chồng A Phủ. B - A Phủ. C - Mị. D- Mị và A Phủ. (6) Đặc điểm nghệ thuật nổi bật của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là gì ? A - Miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật. B - Khắc hoạ tâm lí, tính cách nhân vật và nghệ thuật trần thuật. c - Xây dựng bố cục, tạo tình huống truyện. D - Xây dựng tình huống truyện. (7) Dòng nào sau đây nêu đúng giá trị nội dung cơ bản nhất của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ ? A - Miêu tả rõ nét hiện thực đời sống của những người dân vùng cao trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. B - Tố cáo ách thống trị tàn bạo của bọn chúa đất cấu kết với thực dân Pháp trong giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. C - Miêu tả đời sống, tâm lí, tính cách của người dân vùng cao một cách chân thực, sinh động. D - Quan tâm sâu sắc tới số phận những người dân nghèo vụng cao trước và sau Cách mậng tháng Tám năm 1945, diễn tả chân thực nỗi cực nhục, khổ đau và vẻ đẹp, sức sống tâm hồn của họ. (8) Chi tiết nào trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ cho thấy rõ nhất sự trỗi dậy của sức mạnh phản kháng, niềm khát khao được sống, khát khao tự do trong tâm hồn nhân vật Mị ? A - Mị hồi hộp chờ đợi người yêu trong đêm tình mùa xuân, giữa tiếng sáo gọi bạn của các chàng trai Mèo. B - Mị uống rượu, nghe tiếng sáo gọi bạn ở đầu làng, thổi sáo. c - Mị cắt dây trói cho A Phủ, cùng A Phủ trốn khỏi nhà thống lí Pá Tra. D - Mị nghe tiếng sáo gọi bạn, mặc váy áo đẹp, định đi chơi. (9) Bút danh của tác giả Rừng xà nu là gì ? A - Nguyên Ngọc. B - Nguyễn Văn Báu. C - Nguyễn Trung Thành. D - Nguyễn Trung Thành (bút danh khác là Nguyên Ngọc). (10) Bối cảnh hiện thực được phản ánh trong truyện ngắn Rừng xà nu là gì ? A - Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của người dân Tây Nguyên. B - Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ của người dân Tây Nguyên. C - Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của người dân Tây Nguyên. D - Cuộc kháng chiến chống Mĩ của người dân Tây Nguyên. (11) Chất sử thi của Rừng xà nu nói riêng và văn học Việt Nam sau năm 1945 nối chung thể hiện ở đặc điểm nổi bật nào? A - Xây dựng nhân vật người anh hùng tượng trưng cho sức mạnh cộng đồng. B - Phản ánh những vấn đề lớn lao của dân tộc, cách mạng, đời sống của nhân dân. C - Sử dụng các yếu tố kì vĩ, phi thường trong chi tiết, ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm. D - Phản ánh quá trình đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc. (12) “Rừng xà nu là truyện của một đời, và được kể trong một đêm” (Nguyên Ngọc). Trong thiên truyện Rừng xà nu, câu chuyện được kể trực tiếp trong một đêm ấy là do ai kể, kể về ai ? A - Nhà văn kể chuyện về làng Xô Man và rừng xà nu. B - Cụ Mết kể về lịch sử của ỉàng Xô Man. C - Cụ Mết kể về rừng xà nu. D - Cụ Mết kể về cuộc đời Tnú - người anh hùng của làng Xô Man. (13) Những sự kiện, biến cố trong Những đứa con trong gia đình được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của ai ? A - Nhà văn. B - Việt. C - Việt và Chiến. D - Việt và nhà văn. (14) Nhân vật trung tâm của Những đứa con trong gia đình là ai ? A - Việt và Chiến. B - Má Việt và chú Năm. C - Má Việt, chú Năm, Chiến. D - Những con người trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc. (15) Chọn cụm từ xác đáng nhất để điền vào phần /.../ trong câu văn sau : Vấn đề trung tâm trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là /.../ A - số phận đau khổ của những người dân hàng chài. B - quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ. C - mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đòi. D - cách nhìn nhận, khám phá cuộc sống trong quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ. (16) Căn bệnh nan y của người dân Trung Hoa được Lỗ Tấn cảnh báo trong Thuốc là gì ? A - Bệnh lao. B - Bệnh bách hại cuồng. c - Bệnh tinh thần : mê muội, đớn hèn. D - Bệnh tinh thần : mê tín, dị đoan. (17) Hai câu thơ : “Như biển kia dẫu rộng - Mây vẫn bay về xa” trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh gợi hàm ý gì ? A - Thế giới dù rộng lớn, thời gian dù bất tận, nhưng cuộc đời con người vẫn là hữu hạn, tất cả sẽ dần trôi qua như những đám mây kia, không thể níu giữ. B - Biển cả rộng lớn muôn trùng nhưng những đám mây vẫn bay về phía chân trời xa tít. C - Cuộc đời mong manh, vô định như những đám mây trôi giữa biển trời rộng lớn. D - Thế giới rộng lớn như biển cả còn cuộc đòi con người chỉ như đám mây trôi. (18) Chọn khái niệm thích hợp để điền vào phần /.../ trong câu sau : Để đạt được /.../ và /.../ giao tiếp, mỗi /.../ tuỳ thuộc vào /.../ mà lựa chọn và thực hiện một chiến lược giao tiếp phù hợp. A - mục đích/ nhiệm vụ/ người tham gia giao tiếp/ hoàn cảnh B - mục đích/ hiệu quả/ nhãn vật giao tiếp/ ngữ cảnh C -mục đích/ hiệu quả/ nhân vật giao tiếp/ hoàn cánh D - mục đích/ nhiệm vụ/ nhân vật giao tiếp/ bối cảnh (19) Vì sao từ ngữ trong phong cách ngôn ngữ hành chính chỉ được dùng với một nghĩa đã được xác định rõ ràng ? A - Vì đặc trưng của văn bản hành chính là tính minh xác. B - Vì văn bản hành chính truyền đạt những nội dung mang tính pháp lí, cách dùng từ ngữ như vậy đảm bảo tính minh xác. C - Vì văn bản hành chính cần tránh những sai sót, hiểu lầm về nội dung thông báo. D - Vì văn bản hành chính tránh dùng các từ ngữ có tính biểu cảm. (20) Đặc trưng nào không phải của phong cách ngôn ngữ hành chính ? A - Tính minh xác. B - Tính khuôn mẫu. C - Tính khái quát, trừu tượng. D - Tính công vụ. Đáp án bài tập trắc nghiệm
2. Trình bày ngắn gọn ý nghĩa biểu tượng của tác phẩm Ông già và biển cả (Hê-minh-uê) Trả lời: Có thể trình bày những nội dung cơ bản sau: - Giới thiệu vắn tắt đặc điểm nổi bật của tác phẩm Ông già và biển cả : tính biểu tượng, hình ảnh biểu tượng “con người" và “biển cả”, cụ thể là “ông lão Xan-ti-a-gô” và “con cá kiếm”. - Phân tích ý nghĩa biểu trưng của cặp hình tượng này : Con người đối mặt với biển cả, hành trình trên biển thường biểu trưng cho khát vọng khám phá những giá trị, những điều mới mẻ, bí ẩn của đời sống rộng lớn. Ông lão đánh cá và con cá kiếm là sự cụ thể hoá của biểu tượng con người trong hành trình trên biển. Trong quá trình tìm kiếm, chinh phục những giá trị của đời sống, con người thượng phải đối mặt với bi kịch : sự thất bại của những nỗ lực phi thường, sự tan vỡ của ước mơ, khát vọng cao đẹp. Tuy nhiên, trong cảm quan của Hê-minh-uê, con người có thể thất bại nhưng không thể bị gục ngã, bị khuất phục. Có thể phân tích những tầng nghĩa biểu trưng khác nhau được gợi ra từ cặp hình ảnh biểu tượng: ông lão Xan-ti-a-gô và con cá kiếm. Tham khảo đoạn văn sau: /.../ Tác giả đã vẽ nên hành động của ông già ở những nét đại lược nhất, giống như một sơ đồ về hành động của người ngư phủ nói chung. Bởi thế, khi mô tả ngoại hình nhân vật, Hê-minh-uê cũng không đẩy tới độ cá thể hoá nhân vật: rất khó giữ lại một gương mặt cụ thể, riêng biệt về “con người này" ở đây. Cách Hê-minh-uê miêu tả lại bàn tay dang thành hình chữ thập thâm bầm nứt nẻ của ông già khiến cho những người liên tưởng tới hình ảnh Chúa bị đóng đinh câu rút. Ngay cái tên của ông già cũng không gợi lên sự cá thể hoá, mà giống như một biểu tượng. Xan-ti-a-gô là ghép âm của hai chữ (“Saint -Igo”). Đến lượt mình, tính chất biểu tượng cũng góp phần làm thay đổi màu sắc thời gian ở đây. Nhiều nhà nghiên cứu đã chú ý đến lối mở đầu giống như trong một ngụ ngôn cổ xưa, giống như một huyền thoại: "Ông lão đánh cá chỉ có một mình với chiếc thuyền trên dòng Gơi - Xtrim. Vậy là đã tám mươi tư ngày ông đi biển và không đánh được một con cá nào... ". Kết thúc tác phẩm, tuy đoạn đối thoại của những du khách ở khách sạn Te-ra-xơ có gọi một không khí dung tục, nhưng những câu kể chuyện cuối cùng lại tái hiện không khí của những câu mở đầu : "Dưới kia, trong túp lều tranh, ông lão đã ngủ thiếp đi. Ông vẫn ngủ sấp bụng, và chú bé dõi nhìn ông ngủ. Ông lão nằm mơ thấy sư tử”. Có lẽ chính do không khí huyền thoại xuất hiện đầu truyện mà một vài bản dịch ở Việt Nam và ở Pháp có chua thêm mấy chữ “Ngày xửa ngày xưa... ” vào câu đầu tiên. Không khí tắm trong màu sắc siêu thời gian. Tất cả những yếu tố trên góp phần khiến cho hình tượng Xan-ti-a-gô dù được gợi lên từ một ông già Cu-ba vẫn gần với một biểu tượng. Có điều chắc là cái tên của ông, bàn tay rách nát và động tác của ông dù có gọi lên hình ảnh Chúa bị đóng đinh câu rút, thì Xan-ti-a-gô vẫn không hẳn là một biểu tượng tôn giáo. “Lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng, sự hợp đồng lớn lao với biển, với đất và trời, cá và chim : tác phẩm khích lệ những tình cảm giản dị và thuần khiết ấy, dù có lấy khung cảnh nước ngoài chăng nữa, vẫn mang tính chất Hoa Kì một cách sâu sắc” (Mi-sen Mo). Cao hơn thế, Xan-ti-a-gô giống như một biểu tượng về cuộc đấu tranh của con người hiện đại trên thế giới này: suốt cuộc đời cực nhọc vẫn đuổi theo một giấc mơ kì vĩ, mà khi ông lão săn được một con cá lớn như trong huyền thoại, kéo được nó vào bến bờ của thực tại, thì những con mắt thờ ơ, lãnh đạm chỉ còn nhìn thấy được phần rách nát, xương xẩu của nó. Tuy nhiên, bên cạnh ông, vẫn còn chú bé Ma-nô-lin đang nhìn ông mơ giấc mơ sư tử, đang khóc vì bàn tay rách nát của ông... Người ta nhìn thấy qua Ông già và biển cả một bản di chúc của con người đã suốt đời lao động sáng tạo và hiểu nỗi đắng cay của con người ở giữa cuộc đời này, là Hê-minh-uê. (Đặng Anh Đào, Văn học phương Tây, NXB Giáo dục, 1997) 3. Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) qua hai tình huống sau : - Mị hồi sinh tâm hồn trong không khí của những đêm tình mùa xuân. - Mị cởi trói cho A Phủ. Trả lời: Tham khảo những gợi ý sau: a) Mở bài - Giới thiệu tác giả Tô Hoài, chuyến đi thực tế ở Tây Bắc và tình cảm của ông với đất và người Tây Bắc, đặc biệt là với đồng bào Mèo. - Giới thiệu khái quát tác phẩm Vợ chồng A Phủ và nhân vật Mị: + Vợ chồng A Phủ là một trong những tác phẩm tiêu biểu, thể hiện phong cách nghệ thuật của Tô Hoài: + Mị tiêu biểu cho phẩm chất của người thanh niên Mèo nói riêng và người lao động miền núi trước Cách mạng nói chung : yêu lao động, sống hồn nhiên, khoẻ khoắn, luôn tiềm tàng một sức sống, một khát vọng tự do mãnh liệt, cháy bỏng. Xây dựng nhân vật Mị, Tô Hoài đã thể hiện được ngòi bút nhân đạo mới mẻ và sâu sắc : phát hiện và khẳng định vẻ đẹp của nhân vật trong hoàn cảnh sống vô cùng éo le, nghiệt ngã. b) Thân bài - Phân tích diễn biến tâm trạng của Mị trong hai tình huống: + Tình huống Mị hồi sinh tâm hồn trong những đêm tình mùa xuân : Từ chỗ tưởng như đã quen với cái khổ, Mị đã có những biến đổi trong tình cảm, cảm xúc và suy nghĩ. Không khí, cảnh sắc, âm thanh ngày Tết ở Hồng Ngài đã đánh thức những cảm xúc rạo rực, đắm say trong lòng Mị, khiến cô sống lại tâm trạng của những đêm tình mùa xuân ngày trước. Sự hồi sinh tâm hồn khiến Mị muốn đi chơi Tết. Bị A Sử trói đứng vào cột nhưng Mị “như không biết mình đang bị trói”, “vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi”... Suốt đêm, lúc thì Mị bị dây trói thít lại đau nhức, “lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ”. + Tình huống Mị cởi trói cho A Phủ : A Phủ làm mất bò, bị bắt trói đứng chờ chết. Chứng kiến cảnh tượng A Phủ bị trói mấy đêm liền như thế, Mị từ thờ ơ, dửng dưng đến đồng cảm, xót thương. Mị liên tưởng đến bản thân mình cũng đã từng bị hành hạ, bị trói đứng như thế, Mị nghĩ đến cái chết của “người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này". Cô thấy sự phi lí nếu A Phủ phải chết như vậy và nhận thấy “chúng nó thật độc ác”. Ý nghĩ cứu A Phủ loé lên trong đầu Mị, Mị không thấy sợ, dù Mị đã nghĩ đến việc có thể cô sẽ bị phạt thay A Phủ. Không do dự, Mị đã cắt dây trói giải thoát cho A Phủ. “Mị đứng lặng trong bóng tối.... Rồi Mị cũng vụt chạy ra”... Hai người đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi. Qua hai tình huống trên, có thể thấy từ chỗ cam chịu, thờ ơ, Mị đã dần thức tỉnh tâm hồn và có những hành động quyết liệt. - Chỉ ra được vẻ đẹp tâm hồn ở Mị: + Đời sống nội tâm phong phú, tiềm tàng một sức sống mãnh liệt, khao khát tự do, hạnh phúc. + Sự phản kháng mạnh mẽ, quyết liệt, dự báo khả năng làm cách mạng, thay đổi cuộc đời. - Đánh giá chung : Qua hai tình huống Mị hồi sinh tâm hồn trong không khí những đêm tình mùa xuân và Mị cởi trói cho A Phủ, ngòi bút tinh tế và sâu sắc của Tô Hoài đã cho thấy sự nhất quán, lôgíc trong quá trình phát triển của tâm lí và tính cách nhân vật, góp phần phản ánh rõ nét chân dung nhân vật và cho thấy giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. - Khẳng định tài năng và phong cách nghệ thuật của tác giả trong việc diễn tả tâm trạng và xây dựng tính cách nhân vật. c) Kết bài - Trình bày vai trò của nhân vật Mị trong kết cấu nghệ thuật của tác phẩm ; tính điển hình của nhân vật Mị. - Phát biểu cảm nghĩ về sức sống của nhân vật với thời gian và trong lòng người đọc. (Vũ Hồng Thắm soạn) 4. Phân tích hình tượng xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Trả lời: Tham khảo những gợi ý sau : a) Mở bài - Nguyễn Trung Thành là nhà văn có sự gắn bó mật thiết với Tây Nguyên trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Những sáng tác của nhà văn trong thời gian này thể hiện đậm nét khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. - Truyện ngắn Rừng xà nu được coi là một bản anh hùng ca ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong cuộc chiến đấu kiên cường, bất khuất của nhân dân Tây Nguyên chống bè lũ Mĩ nguỵ. - Bên cạnh hình tượng con người, xà nu cũng là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Trung Thành ; là hình tượng vừa có ý nghĩa cụ thể, vừa có ý nghĩa biểu tượng, góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm. b) Thân bài - Rừng xà nu trước hết là bức tranh thiên nhiên đẹp thơ mộng, hùng vĩ bao bọc xung quanh làng Xô Man : + Hình ảnh cây xà nu được vẽ, được chạm khắc bằng những nét tạo hình đầy ấn tượng. Những câu văn miêu tả cây xà nu giàu tính biểu cảm vừa đẹp đẽ vừa mê đắm, thể hiện tình yêu, niềm tự hào của nhà văn khi được khám phá và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. + Những đồi xà nu, rừng xà nu, cây xà nu thực sự là một thiên nhiên thơ mộng và hùng vĩ làm nền cho hình ảnh con người xuất hiện, đem đến chất thơ và sắc thái lãng mạn đặc biệt cho truyện ngắn Rừng xà nu. - Xà nu phải chịu một số phận đau thương bởi sự tàn phá khốc liệt của bom đạn kẻ thù: + Truyện ngắn bắt đầu bằng những câu văn gợi ra không khí dữ dội, khốc liệt của chiến tranh : “Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần [...]. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu...”. + Nỗi đau của xà nu đã được miêu tả ở nhiều mức độ và sắc thái, những vết thương nhức nhối trên mình cây, từ những cây non cho đến những cây xà nu trưởng thành. + Bằng phép tu từ nhân hoá, qua hình tượng xà nu, nhà văn còn gợi liên tưởng tới những đau thương của dân làng Xô Man, cũng là những đau thương mà một thời dân tộc ta phải chịu đựng. - Bao trùm toàn bộ tác phẩm là ấn tượng về sức sống kiên cường, hiên ngang, mạnh mẽ của cây xà nu ngay dưới tầm đại bác của giặc, một sức sống vượt lên mọi sự huỷ diệt tàn bạo của bom đạn kẻ thù. + Sức sống mạnh mẽ, kiên cường của xà nu được miêu tả trước hết trong ý nghĩa cụ thể về sức sống, sức sinh trưởng và phát triển kì diệu của loài cây này. + Sức sống kì diệu của xà nu gợi sự nối tiếp kiên cường của các thế hệ người Xô Man đi làm cách mạng. + Hình ảnh những “cây con mọc lên, ngọn xanh rờn [...] hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời” gợi những suy ngẫm sâu xa không chỉ về sức sống mà còn là sức chiến đấu, sức mạnh chống trả bất khuất của xà nu, của con người Tây Nguyên trước kẻ thù tàn bạo. - Trong toàn bộ truyện ngắn, xà nu là một hình tượng thiên nhiên gắn bó mật thiết với con người. + Cây xà nu từ đuốc, dầu, nhựa, khói, lửa cho tới cả rừng cây mênh mông luôn hiện diện trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày và trong khói lửa chiến tranh, trong cả cuộc nổi dậy oanh liệt của dân làng Xô Man. + Xà nu còn là một hình tượng nghệ thuật đặc biệt gắn bó và hiện diện trong mọi biến cố của cuộc đời Tnú. Xà nu chia sẻ hạnh phúc, chứng kiến những đau thương, sự giác ngộ và trưởng thành của Tnú. c) Kết bài Vừa là đối tượng miêu tả, vừa là phương tiện biểu hiện, hình tượng xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành đã đưa đến cho người đọc cảm xúc say mê, ngưỡng mộ cùng với những suy ngẫm sâu xa về thiên nhiên, đất nước và con người Việt Nam những năm chống Mĩ. (Trịnh Thu Tuyết soạn) 5. Phân tích tình huống nghệ thuật độc đáo trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Trả lời: Tham khảo gợi ý sau : a) Mở bài - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm : + Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn. Cuộc sống và con người làng quê Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ là đề tài chính trong sáng tác của Kim Lân, cũng là đề tài ông có sự gắn bó và hiểu biết sâu sắc. + Vợ nhặt được coi là kiệt tác trong sự nghiệp sáng tác của Kim Lân, cũng là một truyện ngắn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại. - Giới thiệu vấn đề nghị luận : Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn Vợ nhặt chính là việc Kim Lân đã xây dựng thành công một tình huống truyện độc đáo. b) Thân bài - Tình huống là hoàn cảnh có vấn đề, hàm chứa những mâu thuẫn, đòi hỏi con người phải có thái độ hay hành động thích ứng, qua đó mà bộc lộ tâm hồn, tính cách, trí tuệ,... của mình. - Những yếu tố tạo nên tình huống trong truyện ngắn Vợ nhặt: + Tình huống xuất hiện ngay từ nhan đề tác phẩm. Vợ nhặt là nhan đề tạo ra những ấn tượng sâu sắc, kích thích sự tò mò, chú ý của người đọc, hé mở tình huống đặc sắc của tác phẩm. Nhan đề truyện ngắn Vợ nhặt với sự hàm chứa những mâu thuẫn, éo le góp phần phản ánh tình cảnh thê thảm và thân phận tủi nhục của những người nông dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945, thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. + Tình huống được tạo dựng trên cơ sở những mâu thuẫn, trớ trêu được đẩy tới tận cùng giới hạn. Sự trớ trêu đầu tiên xuất hiện ở nhân vật Tràng - chủ thể của hành động “nhặt vợ”. Tràng là người mà ngay trong hoàn cảnh bình thường cũng rất khó có khả năng lấy được Vợ: hắn là dân ngụ cư vói địa vị lép vế trong làng xã, lại nghèo khổ, xấu xí, thô kệch và hơi dở tính. Vậy mà Tràng lại lấy được vợ, thậm chí chóng vánh, dễ dàng đến mức chính hắn cũng không tin nổi. Sự trớ trêu thứ hai chính là hoàn cảnh “nhặt vợ” của Tràng. Hôn nhân là biểu tượng của cuộc sống gia đình, của sự sinh con đẻ cái, của sự sống. Vậy mà việc “nhặt vợ” của Tràng lại diễn ra vào thời điểm khủng khiếp nhất của nạn đói Ất Dậu, khi không khí chết chóc đang bao trùm khắp nơi. Tình huống trớ trêu ấy đã gây ngạc nhiên cho tất cả mọi người : dân xóm ngụ cư thì thầm phỏng đoán ; bà cụ Tứ không tin nổi vào mắt mình và ngay cả Tràng cũng ngờ ngợ, bàng hoàng như đang trong một giấc mơ. .. - Giá trị của tình huống : + Tình huống kì lạ, độc đáo của tác phẩm phản ánh chân thực bức tranh hiện thực của làng quê Việt Nam trong nạn đói năm 1945 với những âm thanh, hình ảnh, mùi vị,... gợi cảnh chết chóc thê thảm. + Không dừng lại ở việc phản ánh bề mặt của hiện thực với những hình ảnh hay âm thanh, Kim Lân còn phản ánh bề sâu của hiện thực khi sự đói khát khiến giá trị của con người trở nên rẻ rúng, những điều đẹp đẽ, thiêng liêng cúa cuộc sống trở nên bi hài, chua chát đến tội nghiệp. Sự đói khát đã khiến cho hình hài, bộ dạng con người trở nên tiều tuỵ, thê thảm. Trẻ con xóm ngụ cư ủ rũ như những ông già ; người lớn mặt mày u tối, hốc hác ; người “vợ nhặt” mặc bộ quần áo rách tả tơi như tổ đỉa, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn hai con mắt... Sự đói khát đã huỷ hoại cả nhân cách con người. Điều này thể hiện chua xót nhất trong nhân vật người “vợ nhặt” khi miếng ăn ngày đói đã trở thành sự khởi đầu và đích đến của một mối quan hệ thiêng liêng, trở thành yếu tố chi phối khốc liệt đối với nhân cách con người. Sự đói khát khiến cuộc sống trở nên đau đớn, kì quái, con người không được sống cho ra con người. Vợ nhặt là câu chuyện về một cuộc hôn nhân của những con người khốn khổ đến với nhau bắt đầu là vì miếng ăn, còn sau là hi vọng có thể chạy trốn cái đói. Tất cả những sự việc liên quan đến cuộc hôn nhân này đều bị hạ giá thê thảm : cô dâu cắp chiếc nón “rách tàng”, mặc bộ quần áo “tả tơi như tổ đỉa” về nhà chồng ; hai hào dầu đã là xa xỉ, hoang phí cho đám cưới... + Không chỉ xót thương cho thân phận con người qua bức tranh hiện thực ngày đói, nhà văn còn thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc trong việc khẳng định, ngợi ca, trân trọng và thể hiện niềm tin vào bản chất tốt đẹp của những con người biết vượt lên trên cái đói, cái thảm đạm để sống, để yêu thương, để vui và hi vọng. Sự đói khát không làm con người mất đi lòng nhân ái, những khát vọng hạnh phúc cũng như những hi vọng vào một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn. c) Kết bài Tạo dựng một tình huống đặc sắc với sự tập trung cao độ những yếu tố tương phản, những éo le, trớ trêu khi con người bị đẩy đến vực thẳm của đói khát, Kim Lân đã bộc lộ nỗi xót thương cho số phận con người, sự căm phẫn với bọn thực dân Pháp, phát xít Nhật đẩy nhân dân ta vào nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử ; đặc biệt là thể hiện niềm tin và sự trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của con người. (Trịnh Thu Tuyết soạn) 6. Những thành công nghệ thuật nổi bật của truyện ngắn Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi). Trả lời: Có thể triển khai bài luận dựa trên những nội dung cơ bản sau : - Nghệ thuật kể chuyện của tác phẩm, vai trò của nghệ thuật kể chuyện đối với kết cấu tác phẩm, diễn tả tâm lí, tính cách nhân vật, biểu hiện tư tưởng nghệ thuật của tác giả. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: nét chung và nét riêng của các nhân vật trong tính cách, ngôn ngữ, tâm lí. - Nghệ thuật sử dụng ngôn từ: phương ngữ Nam Bộ, xây dựng đối thoại, độc thoại. 7. Quan niệm nhân sinh của Lưu Quang Vũ qua tình huống “cuộc xung đột giữa hồn và xác" trong đoạn trích vở kịch Hồn TrươngBa, da hàng thịt. Trả lời: Có thể trình bày vấn đề dựa trên những gợi ý sau : - Tóm tắt tình huống kịch : Cuộc xung đột giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt, sự bành trướng của những nhu cầu bản năng trong thân xác, nỗi đau khổ của tâm hồn vì nguy cơ đánh mất chính mình trước những đòi hỏi thái quá của xác thịt, sự lựa chọn của hồn Trương Ba,... - Phân tích quan niệm nhân sinh của Lưu Quang Vũ được biểu hiện qua tình huống kịch này: Khát vọng hướng tới sự hài hoà giữa trạng thái của tồn tại (thân xác) và ý nghĩa, mục đích của tồn tại (vẻ đẹp tinh thần), vấn đề nhân tính và nguy cơ đánh mất nhân tính trước những tác động của ngoại cảnh và sự bành trướng của dục vọng trong chính bản thân con người, thái độ ứng xử cần phải có của con người để hướng tới cuộc sống xứng đáng hơn, cao đẹp hơn. 8. Suy nghĩ của anh (chị) về trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với một số vấn đề của đòi sống cộng đồng như : bảo vệ môi trường ; giúp đỡ người tàn tật, trẻ em lang thang, cơ nhỡ; giữ gìn trật tự, an toàn giao thông ; bảo vệ truyền thống văn hoá. (Có thể tự chọn một vấn đề mà anh (chị) am hiểu và hứng thú nhất.) Trả lời: Có thể triển khai bài luận dựa trên những định hướng sau : - Anh (chị) hiểu biết gì về thực trạng vấn đề môi trường hoặc ngưòi tàn tật, trẻ em lang thang, cơ nhỡ, người nhiễm HIV,... trong xã hội hiện nay ? - Anh (chị) hiểu biết gì về hoạt động của cộng đồng nhằm giải quyết những vấn đề này ? Tại sao có thể khẳng định : Đây là những vấn đề của tất cả mọi người, của từng cá nhân ? - Anh (chị) đã hành động hoặc có dự định gì để góp phần giải quyết những vấn đề này ? Hãy cố gắng viết bài văn dựa trên những suy nghĩ, trải nghiệm của chính mình. Tìm hiểu kĩ thông tin để chuẩn bị viết bài một cách chủ động, sáng tạo, tránh lối viết chung chung, sáo rỗng, rập khuôn, cần hiểu biết và nhập cuộc cùng đời sống cộng đồng qua chính bài luận. Không nên trình bày vấn đề như một người quan sát, người ngoài cuộc. THAM KHẢO Vấn đề môi trường a) Môi trường là gì ? Mấy chục năm gần đây, cùng với quá trình ô nhiễm môi trường và phá hoại sinh thái ngày một nghiêm trọng, vấn đề môi trường ngày càng nổi bật và trở thành vấn đề bàn luận hằng ngày của nhân dân và các nhà chính trị đứng đầu các nước. Đồng thời với việc triển khai công tác bảo vệ môi trường, các cơ quan chính phủ và các tổ chức quần chúng hữu quan liên tiếp ra đời tại các nước và làm xuất hiện một ngành khoa học mới: khoa học môi trường. [...] Nói một cách đơn giản, môi trường là tất cả mọi thứ xung quanh chúng ta. [...] Môi trường tự nhiên là tổng thê các nhân tô tự nhiên xung quanh chúng ta như: bầu khí quyển, nước, thực phẩm, động vật, thổ nhưỡng, nham thạch, khoáng sản, bức xạ mặt ười,... Môi trường nhãn tạo là hệ thống môi trường được tạo ra do con người lợi dụng tự nhiên, cải tạo tự nhiên. Vì môi trường nhân tạo được sáng tạo và phát triển trên cơ sở môi trường tự nhiên, bởi vậy, môi trường nhân tạo bị môi trường tự nhiên chi phôi và ngược lại, nó củng ảnh hưởng nhiều tới môi trường tự nhiên. b) Vì sao cần bảo vệ môi trường ? Bảo vệ môi trường tức là bảo vệ môi trường sinh tồn của loài người khói bị ô nhiễm và phá hoại, khiến cho môi trường tự nhiên càng phù họp với sản xuất và đời sống của loài người; đồng thời bảo vệ tốt các loài sinh vật trong thế giới tự nhiên, loại trừ những nhân tố bất lợi phá hoại môi trường, ảnh hưởng xấu tới đời sống và sinh tồn của loài người. Vấn đề môi trường vừa là một vấn đề kinh tế vừa là một vấn đề xã hội. Kinh tế tăng trưởng, xã hội phát triển không những cần có khoa học kĩ thuật tiên tiến mà cả nguồn tài nguyên môi trường hỗ trợ. [...] Nếu như không có nguồn tài nguyên môi trường giúp đỡ đắc lực thì bất cứ nước nào củng không thể đẩy nền kinh tế tiến lên được. Bởi vậy, nói tới bảo vệ môi trường tức là bảo vệ sức sản xuất. Môi trường sán xuất, môi trường đời sống và môi trường sinh tồn tốt đẹp chính là cơ sở của sự phát triển kinh tế xã hội. Nếu cơ sở này phá hoại, không những sẽ ảnh hưởng tới phát triển kinh tế mà còn ảnh hưởng tới ổn định xã hội. c) Vì sao 5 cuộc khủng hoảng lớn hiện nay trên thế giới đều liên quan tới môi trường ? Hiện nay thế giới đang đứng trước một loạt khó khăn, trong đó có 5 cuộc khủng hoảng lớn là dân số, lương thực, năng lượng, tài nguyên và sinh thái. Năm cuộc khủng hoảng lớn này đều liên quan rất chặt chẽ với môi trường. Gốc rễ của mọi vấn đề là sự bùng nổ dân số. Hiện nay dân số thế giới đã vượt quá 5 tỉ người và đang tiếp tục tăng nhanh với tốc độ hon 100 triệu người một năm. Dân số quá đông không những đòi hỏi cần nhiều lương thực mà còn tiêu thụ nhiều năng lượng, tài nguyên; khí thải do con người thải ra ngày càng tăng làm ô nhiễm bầu khí quyển ; nước thải, rác công nghiệp cũng tăng không ngừng theo tốc độ tăng dân số. Ngoài ra, các vấn đề như giao thông chen chúc, nạn thiếu nhà ở,... đều gắn với dân số. Tất cả những vấn đề đó đều trở thành sức ép rất lớn đối với môi trường. Sản xuất lương thực đòi hỏi có nhiều ruộng đất. Việc khai hoang bừa bãi khó tránh khỏi khiến một sô nơi bị sa mạc hoá và đất trồng trọt bị xói mònviệc tưới tiêu không thích hợp khiến cho đất trồng trọt bị chua mặn ; việc sử dụng bừa bãi thuốc trừ sâu, phân hoá học khiến nông sản bị ô nhiễm và còn làm ô nhiễm cả môi trường chung. Việc sử dụng ngày càng nhiều năng lượng làm cho không khí bị ô nhiễm. Nồng độ khí cacbonic tăng lên khiến khí hậu trên Trái Đất nóng dần. Các hợp chất chứa lưu huỳnh và nitơ là nguyên nhân gây ra các trận mưa axit, ảnh hướng tai hại đến môi trường sinh thái của nhân loại trên Trái Đất. Nguồn tài nguyên đang cạn kiệt cũng làm môi trường xấu đi, các khoáng sản hết dần khiến con người phải đi tìm và khai thác các mỏ quặng non, hàng núi đất đá đào bới ra có lẫn chất quặng đang là vấn đề môi trường nan giải đối với các nước. Nguồn tài nguyên sinh vật có thể tái sinh cũng đang bị con người chặt phá, đánh bắt quá mức, phá hoại nghiêm trọng các môi trường sinh thái ở rừng, đồng cỏ, hồ, biển,... Các vấn đề dân số, lưong thực, năng lượng, tài nguyên, ô nhiễm môi trường đang đẩy nhanh tiến trình phá hoại sinh thái. Các hiện tượng sinh vật bị tuyệt chủng, sa mạc lan rộng, đất bị xói mòn, đất trồng trọt bị chua mặn, diện tích rừng bị thu hẹp, thảo nguyên cằn cỗi,... đang phát triển với nhịp độ khó mà ngăn chặn được và đe doạ trực tiếp tới môi trường sinh tồn của loài người. d) Vì sao nói chỉ có một Trái Đất’’ ? /.../ Loài người là đứa con cưng của Trái Đất. Trái Đất là chiếc nôi có một không hai của loài người, trái Đất có bầu khí quyển bao la chứa nhiều oxi thừa đủ cho loài người hít thở, có các đại dương mênh mông, những lục địa rộng lớn, cỏ các nguồn khoáng sản phong phú, các loài sinh vật muôn màu, muôn vẻ, đặc biệt là Trái Đất có nhiệt độ khí hậu ấm áp hiếm có trong vũ trụ. Nhiệt độ trên Trái Đất cao nhất không quá 50 độ C, lạnh nhất không dưới -88 độ C, chênh lệch nhiệt độ giữa phần lớn các địa phương không quá 80 độ C. Với nhiệt độ vừa phải như vậy, loài người và vạn vật trên Trái Đất mới sinh tồn và phát triển được. Vì vậy, nói Trái Đất là cái nôi của loài người quả không ngoa chút nào. [...] Các thiết bị thám hiểm vũ trụ cũng cho biết trên các tinh cầu khác không có đủ điều kiện cho con người sinh sống. Ví dụ, xưa nay dân gian có truyền thuyết nói rằng trên Mặt Trăng có cung Quảng Hàn, có thỏ ngọc, có chị Hằng Nga, có cây đa, chú Cuội,... Nhưng kết quả thăm dò cho thấy trên Mặt Trăng không có không khí như trên Trái Đất, cũng không có nước, ngay cả đất cũng có rất ít, nói gì đến các sinh vật sống ! Nói trên Mặt Trăng có cung Quảng Hàn chỉ đúng một nửa vì trên đó chẳng có “cung điện" nào hết nhưng “hàn" thì có thừa, vì bề mặt sau của Mặt Trăng không có ánh sáng Mặt Trời, lạnh tới -183 độ C, trong khi nửa Mặt Trăng hướng về phía Mặt Trời lại nóng tới 127 độ C. Với nhiệt độ cao như vậy, con người làm sao có thể sống nổi. Ngay cả Sao Hoả lâu nay người ta vẫn hi vọng có sự sống, nhưng kết quả thăm dò đã khiến hi vọng đó tan thành mây khói. Nhiệt độ thấp nhất trên Sao Hoả là -132 độ C, cao nhât là 28 độ C. Thực ra điều này không có gì đặc biệt, vấn đề đáng quan tâm là trên Sao Hoả không có nước, chỉ có một chút xíu không khí, nhưng không khí đó không thể dùng để thở vì thành phần chủ yếu gồm khí cacbonic và khí argon. Cũng vậy, những tinh cầu láng giềng gần gũi của Trái Đất không có đủ điều kiện cho sinh vật bậc cao tồn tại. Xem ra cách nói “chỉ có một Trái Đất” rất phù hợp với thực tế. Chúng ta - lớp con cháu sống trên Trái Đất - lẽ nào lại không yêu mến và bảo vệ cái nôi duy nhất của loài người. (Theo Bộ sách 10 vạn câu hỏi vì sao, Bảo vệ môi trường, NXB Khoa học và KI thuật, Hà Nội, 2001) Sachbaitap.com Xem lời giải SGK - Soạn văn 12 - Xem ngay >> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |