Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa (trích) SBT Ngữ Văn 9 tập 1Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 111 SBT Ngữ Văn 9 tập 1. Tên truyện Lặng lẽ Sa Pa gợi ra cho em điều mà tác giả muốn gửi gắm trong truyện là gì ? 1. Nhà văn Nguyễn Thành Long có viết : "Nghĩ cho cùng, Lặng lẽ Sa Pa là một bức chân dung, như tôi có nói trong đó". Em hiểu như thế nào về "bức chân dung" trong truyện ngắn ấy ? Trả lời: Đó là bức chân dung người thanh niên làm công tác khí tượng, ở một mình tại trạm khí tượng trên núi cao, giữa cái lặng lẽ của Sa Pa. Vì sao tác giả lại gọi truyện của mình là "một bức chân dung" ? - Thứ nhất, vì tác giả chỉ để cho nhân vật xuất hiện trong cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với ba nhân vật khác (ông hoạ sĩ, cô kĩ sư và bác lái xe). Cuộc sống, tình cảm và suy nghĩ của anh chỉ được hiện ra qua lời kể của bác lái xe, qua sự quan sát của ông hoạ sĩ, cô kĩ sư và qua một đôi lời bộc bạch tâm sự của chính anh. Vì thế, nhân vật chính chỉ hiện ra ở một số nét đẹp trong cách sống và suy nghĩ, chưa thể được khắc hoạ rõ nét về tính cách hay số phận. - Thứ hai, truyện ngắn này có cốt truyện hết sức đơn giản, không có xung đột, cũng không có nút thắt hay cao trào như phần lớn các truyện ngắn khác. - Thứ ba, nhân vật anh thanh niên được người hoạ sĩ già quan sát và muốn thể hiện bằng một bức chân dung. 2. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa được xây dựng xoay quanh một tình huống truyện khá đơn giản mà tự nhiên. Tình huống đó là gì ? Phân tích ý nghĩa của tình huống ấy đối với việc thể hiện nhân vật và chủ đề của truyện. Trả lời: Một trong những điểm mấu chốt của nghệ thuật truyện ngắn là xây dựng tình huống truyện. Tình huống cơ bản của truyện Lặng lẽ Sa Pa chính là cuộc gặp gỡ của người thanh niên làm việc một mình ở trạm khí tượng với bác lái xe và hai hành khách trên chuyến xe ấy - ông hoạ sĩ già và cô kĩ sư lên thăm trong chốc lát nơi ở và nơi làm việc của anh thanh niên. Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc hoạ "bức chân dung" nhân vật chính một cách tự nhiên và tập trung, qua sự quan sát của các nhân vật khác và qua chính lời lẽ, hành động của anh. Đồng thời, qua "bức chân dung" (cả cuộc sống và những suy nghĩ) của người thanh niên, qua sự cảm nhận của các nhân vật khác (chủ yếu là ông hoạ sĩ) về anh và những người như anh, tác giả đã làm nổi bật được chủ đề của tác phẩm : Trong cái lặng lẽ, vắng vẻ trên núi cao Sa Pa, nơi mà nghe tên người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi, vẫn có bao nhiêu người đang ngày đêm làm việc miệt mài, say mê cho đất nước. 3. Ngoài nhân vật anh thanh niên ở trạm khí tượng, trong truyện còn có những nhân vật nào nữa ? Vai trò của từng nhân vật này trong việc khắc hoạ nhân vật anh thanh niên và thể hiện chủ đề của truyện ? Trả lời: Trong truyện, ngoài nhân vật anh thanh niên, tác giả còn xây dựng ba nhân vật khác : bác lái xe, ông hoạ sĩ, cô kĩ sư. Em tìm hiểu quan hệ của mỗi nhân vật này với nhân vật anh thanh niên, những suy nghĩ của họ được gợi ra từ cuộc gặp gờ và những lời trò chuyện của người thanh niên làm việc một mình trên núi cao với họ. Từ đó, thấy được vai trò của mỗi nhân vật trong việc khắc hoạ nhân vật chính và thể hiện chủ đề tác phẩm. 4. Tên truyện Lặng lẽ Sa Pa gợi ra cho em điều mà tác giả muốn gửi gắm trong truyện là gì ? Trả lời: Chú ý xem xét quan hệ giữa tên truyện và chủ đề của truyện. Lặng lẽ chỉ là cái không khí bề ngoài của cảnh vật. Điều mà tác giả khám phá ra và muốn truyền đến cho người đọc chính là cái không lặng lẽ ở bên trong, ở sự làm việc, ở suy nghĩ của những con người lao động tại nơi đây. Từ đó, tác giả còn muốn gợi ra những suy nghĩ triết lí về ý nghĩa của công việc, của sự cống hiến bằng lao động miệt mài, tự giác của mỗi người cho sự nghiệp chung. 5. "Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng." (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa). Điều gì trong những suy nghĩ của các nhân vật trong truyện gây được ấn tượng đậm nét cho em ? Nêu cảm nghĩ của em về điều đó. Trả lời: Em tự tìm trong những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên, điều gì gây ấn tượng nhất với mình và nêu cảm nhận của mình về điều đó. Có thể lưu ý những suy nghĩ sau : "... khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được ?”, "Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước". Sachbaitap.com
Xem lời giải SGK - Soạn văn 9 - Xem ngay >> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Xem thêm tại đây:
Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa (trích)
|
Giải câu 1, 2, 3 trang 113 SBT Ngữ Văn 9 tập 1. Tại sao khi chuyển từ cách dẫn trực tiếp sang gián tiếp như trên, chúng ta cần một số thay đổi : hôm qua - ngày hôm trước, tôi - cô ấy, đây - đấy ?