Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận SBT Ngữ văn 11 tập 2Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 99 SBT Ngữ văn 11 tập 2. Sưu tầm những bài (đoạn) văn hay, trong đó tác giả sử dụng kết hợp thành công các thao tác lập luận khác nhau. 1. Bài tập 3.c, trang 114, SGK. Sưu tầm những bài (đoạn) văn hay, trong đó tác giả sử dụng kết hợp thành công các thao tác lập luận khác nhau. Trả lời: Tham khảo đoạn trích dưới đây: Tại các nước tiên tiến, việc giáo dục âm nhạc ngày càng được tổ chức cẩn trọng và đầy đủ, vì kinh nghiệm cho thấy, giáo dục âm nhạc nói riêng và giáo dục nghệ thuật nói chung không chỉ thuần tuý mang đến cho tuổi mới lớn những kiến thức về âm nhạc hay nghệ thuật mà quan trọng hon là giúp các em nhận thức sự vật bên ngoài một cách nhạy bén để có thể diễn đạt những tình cảm bên trong một cách rõ ràng và sâu sắc. Từ đó, trí phán đoán của các em được mở mang, các em sẽ lanh lợi hơn trong giao tiếp, có được bản lĩnh vững vàng và gắn bó với cộng đồng trong xã hội. Giáo dục âm nhạc trong trường học sẽ hình thành một nền tảng căn bản vững chắc cho các em. Nếu không thì vói nếp sống mới hiện nay, khi hằng ngày trẻ em có điều kiện tiếp xúc không biết bao nhiêu thế loại âm nhạc và nghệ thuật với nhiều hình thức văn hoá xa lạ qua các chương trình giải trí, quảng cáo, qua những cuộc gặp gỡ, giao lưu, các em sẽ không đủ trình độ để chọn lọc những gì hay ho và gần gũi với văn hoá dân tộc. Ngược lại, các em có thể đi xa dần, dẫn đến quên hẳn bản sắc văn hoá dân tộc. Chúng ta thấy rằng giáo dục âm nhạc rất cần thiết, tuy nhiên không phải dạy âm nhạc nào cũng được. Các em cần tiếp nhận âm nhạc truyền thống trước khi học âm nhạc bên ngoài, giống như trẻ con cần nói được tiếng mẹ đẻ trước khi học ngoại ngữ. Có hiểu mới thương yêu, có thương yêu mới mong muốn học hỏi và giữ gìn âm nhạc truyền thống. Biết mình cho rõ rồi mới biết người thì sẽ không bị cái hào nhoáng bên ngoài, cái mới lạ của người ta làm át mất cái thâm trầm tế nhị bên trong của mình và không bị tự ti, mặc cảm hay vọng ngoại. (Theo Trần Văn Khê, Đưa âm nhạc truyền thống vào học đườtig, báo Văn nghệ, ngày 28 - 6 - 2003) 2. Đọc lại bài của Nguyên Ngọc (Nhà cách mạng đầu tiên của Việt Nam) viết về nhà cách mạng Phan Châu Trinh (trong bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận, phần Gọi ý làm bài) và cho biết: a) Trong bài văn ấy, tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào ? A - Bác bỏ D - Giải thích B - Bình luận . E - Phân tích C - Chứng minh G - So sánh b) Bài văn được viết nhàm mục đích gì là chủ yếu ? A - Để phủ nhận một ý kiến lệch lạc, sai lầm về một nhà cách mạng. B - Để đánh giá chính xác hơn một danh nhân và bàn về những vấn đề mà con người đó đặt ra cho thời đại hôm nay. C - Để cho những ai chưa biết thực sự tin rằng Phan Châu Trinh là một nhà cách mạng. D - Để giảng giải cho những ai chưa hiểu được rõ vì sao có thể coi Phan Châu Trinh là nhà cách mạng đầu tiên của nước ta. E - Để tìm hiểu một cách chi tiết, cặn kẽ các mặt cụ thể trong quan điểm, tư tưởng tiến bộ, cách mạng của Phan Châu Trinh. c) Trong bài văn, thao tác lập luận nào đóng vai trò chủ yếu, những thao tác lập luận nào đóng vai trò bổ trợ ? Trả lời: Bài văn được viết chủ yếu là để đánh giá chính xác hơn một danh nhân và bàn về những vấn đề mà con người đó đặt ra cho thời đại hôm nay. Do đó, thao tác lập luận giữ vai trò chủ yếu ở đây là bình luận. Các thao tác lập luận khác có nhiệm vụ bổ trợ cho thao tác chủ yếu đó. 3. Tìm những dẫn chứng trong bài Nhà cách mạng đầu tiên của Việt Nam để chứng tỏ rằng, những thao tác lập luận làm nhiệm vụ bổ trợ đã giúp cho việc trình bày nội dung chính được rõ ràng và hấp dẫn hơn. Trả lời: Có thể lấy những dẫn chứng sau: - Lời giải thích thế nào là nhà cách mạng ; nhà cách mạng khác với nhà yêu nước hay người chiến sĩ giải phóng dân tộc ở điểm cơ bản nào (nhờ có thao tác lập luận bổ trợ mà nội dung nghị luận trở nên rõ ràng hơn). - Sự so sánh tư tưởng của Phan Châu Trinh với đỉnh núi cao và dòng sông bắt nguồn từ đỉnh núi (nhờ có thao tác lập luận bổ trợ mà nội dung nghị luận không chỉ trở nên rõ ràng mà còn gợi cảm, hấp dẫn hơn). 4. Viết một đoạn văn nghị luận ngắn, đề tài tự chọn, trong đó có vận dụng tổng hợp ít nhất là ba thao tác lập luận khác nhau. Trả lời: Tham khảo bài viết sau đây : Các bạn doanh nhân thường hỏi doanh nhân ta có tự bao giờ ? Một cách nói vui là từ thời ông bà Mai An Tiêm rơi vào hoàn cảnh bĩ cực bị đày ra đảo hoang, biết nắm bắt cơ hội khi phát hiện ra "sản phẩm mới" là dưa hấu rồi lao động cần cù và biết cách tiếp thị khôn ngoan, khắc tên vào sản phẩm làm thương hiệu rồi dùng sóng biển tiếp thị đến với thị trường... Nhưng đó chỉ là truyền thuyết nói lên nhiều khát vọng, trong đó có khát vọng làm giàu của người Việt xưa. Đó cũng là khát vọng của một cư dân vốn khép kín mình trong luỹ tre làng, quẩn quanh với mảnh ruộng và chợ quê... Cho dù trong lịch sử có nhắc đến tướng quân Trần Khánh Dư một thời đi bán than, đến dòng dõi người anh hùng Nguyễn Huệ vốn là thương lái trầu cau... thì cũng phải khẳng định rằng cho đến thời Tây sang, cuối thế kỉ XIX, ở nước ta vẫn chưa có một tầng lớp nào đáng gọi là doanh nhân. Đến nửa đầu của thế kỉ XX thì đã có một tầng lớp doanh nhân nhưng tính chất phụ thuộc và bị chèn ép khiến nó què quặt và bất đắc kì tử như số phận của những tên tuổi một thời lừng danh như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Văn Vĩnh. Đó cũng là lí do vì sao tầng lớp này đã hồ hởi đón nhận cách mạng và dấn thân cùng cách mạng. Tuần lễ Vàng, Hội Công thương Cứu quốc, Lời cam kết Chính phủ đứng bên cạnh ủng hộ giới công thương trong lá thư ngày 13-10 - 1945 của Chủ tịch nước,... là những bằng chứng. Nhưng rồi chiến tranh và sự du nhập của những tư tưởng xa lạ với bản sắc Việt Nam đã làm cho tầng lớp này bị thui chột, có lúc bị triệt hạ. Lớp tư sản lớn ngóc lên ở miền Nam trước 1975 thì bám theo những lợi ích của cuộc chiến tranh hòng để trở thành mại bản, một bộ phận các nhà tư sản nhỏ còn gắn bó ở lại với đất nước thì phải chịu đựng sự giày vò của những cuộc cải cách không mang lại sức sống cho nền kinh tế quốc gia... Nói như thế để thấy, tầng lớp doanh nhân ngày hôm nay thực sự mang tên Doanh nhân Việt Nam, còn rất trẻ, trưởng thành cùng với công cuộc đối mới chưa đầy hai thập kỉ và hành trang truyền thống duy nhất của họ là tinh thần yêu nước và ý chí tự chủ dân tộc. Khi đã ví doanh nhân giờ đây là những “chiến sĩ xung kích thời bình ” thì đừng quên rằng tính khắc nghiệt của thương trựờng củng không kém khốc liệt như trên chiến trường. Sẽ có những doanh nhân thành đạt, thậm chí ưở thành anh hùng được tôn vinh; đương nhiên cũng có những kẻ bị thải loại vì phản bội hay phạm pháp. Cũng sẽ có không ít doanh nhân trở thành “thương binh '' hay “tử sĩ” đôi khi chỉ vì một quyết định sai hay một rủi ro ngoài ý muốn... Rốt cuộc thì đấy củng chính là cái phận và cái mệnh của doanh nhân mọi thời đại. Vấn đề là làm sao để tầng lớp này ghé vai cùng đất nước trong con chuyển vần vĩ đại hôm nay. Toàn cầu hoá, WTO, sự nỗ lực thoát khỏi nguy cơ tụt hậu và phát triển đất nước,... tất cả đang đặt lên vai tầng lớp doanh nhân non trẻ của chúng ta những trách nhiệm nặng nề. (Theo Dương Trung Quốc, Ngày Doanh nhân Việt Nam, báo Lao động cuối tuần, ngày 15 - 10 - 2006) Sachbaitap.com
Xem lời giải SGK - Soạn văn 11 - Xem ngay >> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả. |
Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 103 SBT Ngữ văn 11 tập 2. Thơ mới khác với thơ trung đại như thế nào?