Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Ngắm trăng (Vọng nguyệt) SBT Ngữ Văn 8 tập 2

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 32 SBT Ngữ Văn 8 tập 2. Hãy kể tên những bài thơ viết về trăng của Hồ Chí Minh mà em đã học (và đã đọc). Chép lại những câu viết về cảnh trăng và hãy nêu rõ, trăng trong mỗi bài có nét gì khác biệt.

1. Em hãy liệt kê những tiếng trong bản phiên âm chữ Hán của bài Vọng nguyệt đã đi vào từ vựng tiếng Việt một cách phổ biến. Ví dụ : vọng trong hi vọng, vọng phu, kính viễn vọng,...

Từ đó, em có nhận xét gì về thành phần từ gốc Hán trong tiếng Việt ?

Trả lời: 

Liệt kê những tiếng trong bản phiên âm chữ Hán của bài Vọng nguyệt đã đi vào từ vựng tiếng Việt một cách phổ biến:

- Vọng : vọng phu, viễn vọng, vô vọng, hi vọng, ước vọng, thất vọng, khát vọng,...

- Nguyệt : nguyệt thực, nhật nguyệt, nguyệt san, nguyệt phí, bán nguyệt,...

- Ngục: ngục thất, lính ngục, hoả ngục, ngục tù, ngục hình, địa ngục,...

- Trung : trung tâm, trung thu, trung tuyến, trung trực, trung ương, trung đoạn, trung quân, trung trinh, trung thành, trung trực, trung thần, trung nghĩa, trung hiếu,...

- : vô đạo đức, vô tình, vô ơn, vô cùng, vô tận, vô căn cứ, vô danh, vô lí, vô lối, vô cực, vô hồn, vô cảm,...

- Tửu : tửu quán, tửu lượng, tửu sắc,...

- Hoa : hương hoa, hoa hồng, ra hoa kết trái, hoa quả, nở hoa,...

- Đối : đối đáp, câu đối, đối xứng, đối chiếu, đối ngẫu, đối thoại, đối địch, đối tác, đối phương,...

Nhận xét : Đây là vấn đề khá phức tạp, chỉ yêu cầu các em nêu được một số điểm dễ nhận thấy như sau :

- Thành phần từ gốc Hán trong tiếng Việt chiếm một tỉ lệ khá lớn.

- Một số từ gốc Hán một âm tiết đã được tiếp nhận vào tiếng Việt như thành viên của lớp từ thuần Việt (hoa trong nở hoa, đối trong đôi trong từng câu).

- Một số tiếng gốc Hán có thể ghép với nhau (nguyệt phí, trung tuyến, vô căn cứ,..).

- Một số tiếng gốc Hán có thể ghép với một tiếng thuần Việt tạo thành từ mới (câu đối, lính ngục)

2. Đọc kĩ phần chú giải nghĩa từ Hán và phần dịch nghĩa của bài thơ ; từ đó, em hãy nêu nhận xét về các câu thơ dịch trong bản dịch thơ.

Trả lời: 

Nhận xét về các câu thơ trong bản dịch thơ.

Câu thứ nhất : "Ngục trung vô tửu diệc vồ hoa" được dịch là "Trong tù không rượu cũng không hoa". Dịch như vậy là sát nghĩa.

Câu thứ hai : "Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?" (có nghĩa là "Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào ?" ). Câu thơ này thể hiện tâm trạng xốn xang, bứt rứt của người nghệ sĩ trước cảnh trăng đẹp đêm nay. Câu thơ dịch “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ” làm mất đi cái xốn xang, bối rối đó, do vậy, cũng làm giảm đi lòng yêu trăng sôi nổi của tác giả. Và dịch như vậy cũng không thật sát.

Câu thứ ba và câu thứ tư trong nguyên tác có kết câu đăng đối ; đối trong từng câu và đối hai câu với nhau. Với kết cấu này, hai câu thơ có hiệu quả nghệ thuật đáng kể.

      Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

có nghĩa là :

                        Người hướng ra trước song cửa sổ ngắm trăng sáng,

Trăng theo khe cửa, ngắm nhà thơ.

Hai câu thơ dịch :

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

đã làm giảm đi sự đăng đối tề chỉnh, cũng tức là làm giảm đi phần nào sức truyền cảm, nghệ thuật của bài thơ chừ Hán. Ngoài ra, câu thơ dịch sử dụng một từ chưa được nhã (nhòm) ; hơn nữa, hai câu thơ dịch còn làm giảm mất tính hàm súc của nguyên tác bởi sử dụng hai từ đồng nghĩa (nhòm, ngắm), nguyên tác chỉ một từ khán (ngắm), đặt tương ứng với nhau ỏ hai câu thơ.

Để phân tích tốt một bài thơ chữ Hán, nên cố gắng đối chiếu bản dịch với nguyên tác (dựa vào lời dịch nghĩa). Việc chỉ ra được những chỗ thành công và hạn chế của bản dịch so với nguyên tác sẽ giúp hiểu sâu bài thơ, nhiều khi đó chính là việc phân tích.

3. Có người nhận xét bài Ngắm trăng (Vọng nguyệt) là một cuộc vượt ngục về tinh thần của người tù cách mạng Hồ Chí Minh. Em hiểu điều đó như thế nào ? Hãy giải thích và chứng minh.

Trả lời: 

Bài Ngắm trăng (Vọng nguyệt) đúng là một cuộc vượt ngục về tinh thần của người tù cách mạng Hồ Chí Minh.

Bài thơ Ngắm trăng được viết trong nhà tù. Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh bị đoạ đày trong nhà tù vô cùng cực khổ. Người không có những điều kiện tối thiểu để thưởng trăng. Không những không có rượu, không có hoa để tận hưởng cảnh trăng đẹp (nhà nho xưa thường uống rượu ngắm hoa dưới trăng, lòng tràn đầy cảm hứng), mà còn không có cả tự do. Thế nhưng người tù cách mạng này đã thưởng trăng một cách trọn vẹn, đầy đủ, không hề vướng bận bởi sự thiếu thốn về vật chất và về tình trạng bị giam cầm. Hồ Chí Minh ung dung thưởng thức cảnh trăng đẹp với một tâm hồn rất nghệ sĩ. Như vậy, nhà tù chỉ có thể giam cầm được thân thể của Hồ Chí Minh nhưng không thể giam cầm được tinh thần của Người, đúng như Người đã viết: “Thân thể ở trong lao - Tinh thần ở ngoài lao”. Bài thơ cho thấy, tuy bị giam cầm nhưng trước cảnh trăng đẹp, tâm hồn người tù cách mạng Hồ Chí Minh đã vượt ra ngoài song cửa buồng giam để đến với vầng trăng sáng. Vì vậy, có người đã nói rất đúng rằng bài thơ là một cuộc vượt ngục về tinh thần của người tù cách mạng Hồ Chí Minh.

4. Hãy kể tên những bài thơ viết về trăng của Hồ Chí Minh mà em đã học (và đã đọc). Chép lại những câu viết về cảnh trăng và hãy nêu rõ, trăng trong mỗi bài có nét gì khác biệt.

Trả lời: 

Những bài thơ viết về trăng của Hồ Chí Minh mà em đã học ở lớp 7 và lớp 8 là : Ngắm trăng (Vọng nguyệt), Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu), cảnh khuya.

Chép lại những câu viết về cảnh trăng và so sánh để thấy được một vài nét riêng của trăng ở từng bài. Chẳng hạn :

- Ngắm trăng : trăng được nhân hoá trở thành người bạn tri âm thân thiết, từ giữa bầu trời bao la đã theo khe cửa nhà lao đến với Hồ Chí Minh.

- Rằm tháng giêng : (Bản dịch của Xuân Thuỷ, Rằm xuân lồng lộng trăng soi- Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân - Giữa dòng bàn bạc việc quân - Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền). Trăng viên mãn tròn đầy, ánh trăng tràn ngập cả sông nước, đất trời bao la đêm xuân, tất cả đều đầy ắp sức sống mùa xuân.

- Cảnh khuya : Câu thơ viết về trăng : Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Trăng lồng bóng cây già trong rừng khuya, có vẻ đẹp lộng lẫy và đầy thơ mộng, mang sắc thái cổ điển.

5. Có ý kiến cho rằng : Hai bài Ngắm trăng ( Vọng nguyệt) và Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh được sáng tác trong những hoàn cảnh khác nhau, có nội dung cụ thể khác nhau, nhưng lại có những nét giống nhau (về nội dung và hình thức nghệ thuật) .

Hãy chứng minh nhận xét đó.

Trả lời: 

Hai bài Tức cảnh Pác BóNgắm trăng (Vọng nguyệt) của Hồ Chí Minh được sáng tác trong những hoàn cảnh khác nhau. Trong những ngày sống và làm việc rất gian khổ tại hang Cốc-Bó thuộc bản Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tính Cao Bằng (khi Người mới về nước - năm 1941), Người đã sáng tác bài Tức cảnh Pác Bó. Còn bài Ngắm trăng (Vọng nguyệt) được viết khi Người bị giam trong nhà tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch (Trung Quốc) những năm 1942 - 1943. Đề tài của hai bài thơ cũng khác nhau. Nhưng hai bài thơ có những nét giống nhau về nội dung (đều toát lên tinh thần lạc quan, phong thái ung dung và tình yêu thiên nhiên sâu sắc của người chiến sĩ - thi sĩ Hồ Chí Minh) và hình thức nghệ thuật (sử dụng thành công thể thơ tứ tuyệt - tuy một bài là chừ Hán, một bài tiếng Việt - bút pháp giản dị, tự nhiên mà hàm súc).

Sachbaitap.com

Xem lời giải SGK - Soạn văn 8 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

  • Soạn bài Đi đường (Tẩu lộ) SBT Ngữ Văn 8 tập 2

    Soạn bài Đi đường (Tẩu lộ) SBT Ngữ Văn 8 tập 2

    Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 36 SBT Ngữ Văn 8 tập 2. Em hãy tìm những điệp ngữ trong nguyên tác bài Tẩu lộ (Đi đường). Việc sử dụng điệp ngừ như vậy có hiệu quả nghệ thuật gì ? Em đánh giá như thế nào về bản dịch thơ ?