Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh cuộc đời và sự nghiệp - Văn 12 Cánh Diều tập 2

Những biểu hiện phong phú trong sáng tác của Hồ Chí Minh là gì? Văn chính luận của Hồ Chí Minh có những tác phẩm nào tiêu biểu? Văn bản Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh – Cuộc đời và sự nghiệp gồm mấy phần? Hãy xác định nội dung chính của từng phần.

I. Chuẩn bị:

Câu hỏi 1: (trang 5 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 2)

Tìm hiểu những thông tin về bối cảnh lịch sử, văn hóa Việt Nam cuối thế kỉ 19 – đầu thế kỉ 20, quê hương, gia đình, cuộc đời của Nguyễn Ái Quốc. Lựa chọn, ghi chép 1 số thông tin quan trọng có liên quan tới sự nghiệp văn học của tác giả. 

Lời giải:

- Bối cảnh lịch sử: 

+ Cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20 là khoảng thời gian quan trọng và ý nghĩa trong lịch sử Việt Nam, đánh dấu bước ngoặt sự chi phối ngoại quốc và sự nổi dậy của phong trào giải phóng dân tộc. 

+ Trong thời kỳ này, Việt Nam đang chịu sự chiếm đóng của các thể lực thực dân từ Pháp Và Trung Quốc, cùng với đó các vùng miền trong nước đang chịu ảnh hưởng và tác động từ nhiều nền văn hóa khác nhau.

- Văn hóa Việt Nam: 

+ Văn hóa Việt Nam trong giai đoạn cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20 chịu nhiều tác động từ các yếu tố lịch sử, xã hội và văn hóa trong và ngoài nước. Nó đã lan tỏa cái nhìn sâu sắc về cuộc sống, khát vọng tự do và nhân quyền, đồng thời tạo ra một nền văn hóa đa dạng và phong phú. 

+ Văn học, nghệ thuật và âm nhạc trong thời kỳ này phản ánh sự khát khao tự do, tiến bộ, chống lại sự áp bức của thực dân Pháp và mang tính biểu tượng cao. 

- Khái quát về Nguyễn Ái Quốc: 

+ Nguyễn Ái Quốc (1890 – 1969) thuở nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, lớn lên đi học lấy tên là Nguyễn Tất Thành, khi hoạt động cách mạng lất tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều tên khác. Từ năm 1942, Người lấy tên là Hồ Chí Minh. 

+ Quê quán: Làng Kim Liên (làng Sen), nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. 

+ Gia đình: Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước. Song thân của Người là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan. 

+ Hồ Chí Minh không chỉ là nhà yêu nước, nhà cách mạng, anh hùng dân tộc mà còn là nhà văn hóa kiệt xuất.

+ Cốt lõi của tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh là lòng yêu nước, thương dân, hết lòng phục vụ nhân dân và Tổ quốc. 

+ Các tác phẩm nổi tiếng: Nhật ký trong tù, Tức cảnh Pác Pó, Tuyên ngôn độc lập,…

+ Với những đóng góp to lớn về sự nghiệp giải phóng dân tộc và về văn hóa của Người, năm 1990, UNESCO đã ghi nhận và suy tôn Người là “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất” 

II. Đọc hiểu:

Câu hỏi 1: (trang 6 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 2)

Những chi tiết nào trong tiểu sử giúp em hiểu thêm về các tác phẩm của chủ tịch Hồ Chí Minh?

Lời giải:

Những chi tiết trong tiểu sử giúp em hiểu thêm về các tác phẩm của chủ tịch Hồ Chí Minh là: 

- Trong thời gian ở Pháp, Người tích cực viết báo, viết sách tuyên truyền chống chủ nghĩa thực dân và đoàn kết các dân tộc thuộc địa. 

- Hồ Chí Minh đã sớm hấp thụ truyền thống văn hóa của dân tộc mà giá trị tập trung nhất là lòng yêu nước thiết tha, ý chí đấu tranh cách mạng kiên cường, bất khuất, tinh thần khoan dung, nhân ái,..

Câu hỏi 2: (trang 7 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 2)

 Chú ý yếu tố gia đình và quê hương? 

Lời giải:

- Gia đình: 

+ Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước

+ Song thân của Người là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan. 

- Quê hương: 

+ Người sinh ra và lớn lên tại 1 vùng quê giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng

+ Quê Bác ở làng Kim Liên (làng Sen), nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. 

Câu hỏi 3: (trang 7 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 2)

Chú ý câu văn chuyển đoạn sang luận điểm khác 

Lời giải:

Câu văn chuyển đoạn sang luận điểm khác: “Hồ Chí Minh không chỉ là nhà yêu nước, nhà cách mạng, anh hùng dân tộc mà còn là nhà văn hóa kiệt xuất”

Câu hỏi 4: (trang 7 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 2)

Quan điểm sáng tác văn chương của Hồ Chí Minh có gì đặc sắc?

Lời giải:

- Hồ Chí Minh luôn quan niệm văn chương là “Vũ khí chiến đấu”, phân biệt rõ văn chương nghệ thuật và văn chương tuyên truyền, xác định rõ mục đích, đối tượng hướng tới. Từ đó mới quyết định nội dung và cách viết. 

Với quan điểm sáng tác như vậy, các tác phẩm mà Bác viết có khả năng tác động mạnh mẽ tới tư tưởng và cảm xúc của con người. Qua đó gợi lên những suy nghĩ sâu sắc và thúc đẩy con người ra khỏi những quan điểm cũ rập khuôn và tìm ra các ý tưởng mới. Nó hình thành và tạo nên sức mạnh của văn chương trong việc lan truyền thông điệp, giá trị, niềm tin và lý tưởng, tạo ra những kết nối giữa con người.

Câu hỏi 5: (trang 8 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 2)

Những biểu hiện phong phú trong sáng tác của Hồ Chí Minh là gì? 

Lời giải:

+ Người viết bằng nhiều thể loại với những bút pháp và phong cách khác nhau 

+ Viết bằng nhiều ngôn ngữ, khi viết bằng tiếng Pháp, lúc viết bằng tiếng Hán, nhiều sáng tác bằng tiếng Việt (chữ Quốc ngữ),…

+ Thể loại: Văn chính luận, truyện và kí, thơ ca. 

Câu hỏi 6: (trang 8 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 2)

Văn chính luận của Hồ Chí Minh có những tác phẩm nào tiêu biểu?

Lời giải:

+ Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” (Le Procès de la Colonisation Francaise)

Tác phẩm đã vạch trần chính sách vô nhân đạo, tội ác và sự lừa dối của thực dân Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa từ những bằng chứng xác thực, lí lẽ đanh thép, lời văn sắc bén,..

+ Bản “Tuyên ngôn Độc lập” 

Với lời văn ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục, cảm hứng hào sảng, mạnh mẽ, lời văn đanh thép mà đầy cảm xúc,…

+ Tác phẩm “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)” 

 Kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên bảo vệ nền độc lập non trẻ vừa giành được. 

Câu hỏi 7: (trang 9 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 2)

Chú ý hoàn cảnh ra đời của các lời kêu gọi.

Lời giải:

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thực dân Pháp dã tâm dùng vũ lực hòng đặt lại ách thống trị trên đất nước ta một lần nữa. Trước vận mệnh đất nước đang ở tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” vì thù trong, giặc ngoài, nạn đói, nạn dốt hoành hành khắp nơi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ việc động viên sức mạnh của toàn thể dân tộc Việt Nam là điều rất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ cấp bách của cách mạng: xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân.

Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Với ý chí “thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", toàn dân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng lên kháng chiến, chống thực dân Pháp xâm lược.

Câu hỏi 8: (trang 9 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 2)

Những sự kiện nào được Nguyễn Ái Quốc viết thành truyện ngắn?

Lời giải:

- Nhận tin quốc vương nước Nam là Khải Định sắp làm “khách của nước Pháp”, Người viết nên tác phẩm “Lời than vãn của bà Trưng Trắc”; “Vi hành”

- Nhà cách mạng Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt cóc, đang giam ở Hỏa lò, chuẩn bị xử bắn. Người viết nên tác phẩm “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”.

Câu hỏi 9: (trang 9 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 2)

Chú ý cái tôi Hồ Chí Minh ở các tác phẩm kí. 

Lời giải:

Cái tôi hồn nhiên, trẻ trung, giản dị, thể hiện một tình cảm chân thành, nồng hậu

Câu hỏi 10: (trang 10 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 2)

Vì sao Nhật ký trong tù được nhắc đến đầu tiên?

Lời giải:

+ Hoàn cảnh ra đời: Được Bác viết trong khoảng thời gian Bác bị giam giữ tại nhà tù Quốc dân đảng Trung Quốc tại Tỉnh Quảng Tây từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943. 

+ Nội dung: Bức tranh hiện thực đầy bất công, tàn bạo, được người tái hiện 1 cách sống động, chân thực nhằm tố cáo mạnh mẽ chế độ nhà tù của Quốc dân đảng

Thông qua tác phẩm, độc giả thấy được ở Bác là 1 người có tình cảm nhân đạo, tinh thần lạc quan cách mạng từ trong ngục tối, luôn nhìn ra ánh sáng và hướng đến 1 tương lai mang lại sự tự do và độc lập cho dân tộc.

Câu hỏi 11: (trang 10 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 2)

Những bài thơ viết từ sau năm 1941 có đặc điểm gì?

Lời giải:

- Là những bài thơ tuyên truyền vận động cách mạng

- Thể hiện tình cảm sâu nặng của Hồ Chí Minh đối với đất nước, ca ngợi, động viên những con người kháng chiến.

- Thể hiện một tâm hồn nghệ sĩ phong phú, tinh tế trước vẻ đẹp của tạo vật và tình người.

Câu hỏi 12: (trang 11 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 2)

Chú ý tên của mỗi tiểu mục là một luận điểm.

Lời giải:

+ Luận điểm 1: Hồ Chí Minh – Anh hùng dân tộc 

+ Luận điểm 2: Hồ Chí Minh – Danh nhân văn hóa kiệt xuất 

+ Luận điểm 3: Hồ Chí Minh có một sự nghiệp văn học lớn lao và phong phú 

+ Luận điểm 4: Hồ Chí Minh có một phong cách nghệ thuật đa dạng mà thống nhất.

Câu hỏi 13: (trang 11 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 2)

Luận điểm được triển khai như thế nào? 

Lời giải:

Các luận điểm được triển khai lô gích, chặt chẽ với hệ thống dẫn chứng cụ thể, tăng sức thuyết phục cho lí lẽ nêu ở trên.

Câu hỏi 14: (trang 11 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 2)

Chú ý cách lí giải về tính thống nhất của phong cách Hồ Chí Minh.

Lời giải:

- Tính thống nhất từ việc tất cả các sáng tác của người đều hướng đến mục đích lớn nhất – sự nghiệp giải phóng dân tộc

- Nội dung sáng tác của Người tập trung vào đề tài chống thực dân, phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc.

Câu hỏi 15: (trang 12 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 2)

Phần kết nêu lên các nội dung gì?

Lời giải:

- Vai trò của Người: Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng dân tộc mà còn là danh nhân văn hóa kiệt xuất.

- Giá trị mà người để lại: Sự nghiệp văn học của Nguyễn Ái Quốc là tài sản tinh thần vô giá đối với dân tộc Việt Nam.

III. Sau khi đọc:

Câu hỏi 1: (trang 12 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 2)

Văn bản Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh – Cuộc đời và sự nghiệp gồm mấy phần? Hãy xác định nội dung chính của từng phần. 

Lời giải:

Gồm 4 phần: 

+ Phần 1: Hồ Chí Minh – Anh hùng dân tộc 

+ Phần 2: Hồ Chí Minh – Danh nhân văn hóa kiệt xuất 

+ Phần 3: Hồ Chí Minh có một sự nghiệp văn học lớn lao và phong phú 

+ Phần 4: Hồ Chí Minh có một phong cách nghệ thuật đa dạng mà thống nhất.

Câu hỏi 2: (trang 12 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 2)

Dựa vào văn bản trên, em hãy trình bày những điểm nổi bật về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh bằng 1 sơ đồ?

Lời giải:

 

Câu hỏi 3: (trang 12 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 2)

Từ nội dung bài học, phân tích và làm sáng tỏ hai điểm sau: 

a. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh luôn gắn chặt với sự nghiệp cách mạng của Người 

b. Đó là một sự nghiệp văn học lớn lao

Lời giải:

a) Sự nghiệp văn học của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh luôn gắn chặt với sự nghiệp cách mạng của Người biểu hiện :

- Tất cả các sáng tác của người đều hướng đến mục đích lớn nhất – sự nghiệp giải phóng dân tộc.

- Nội dung sáng tác của Người tập trung vào đề tài chống thực dân, phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc.

- Thơ của người thương thể hiện tình cảm sâu nặng đối với đất nước, ca ngợi, động viên những con người kháng chiến.

b) Sự nghiệp văn học lớn lao và phong phú :

- Người viết bằng nhiều thể loại với bút pháp và phong cách khác nhau. Nổi bật trong sự nghiệp của Người là các tác phẩm văn nghị luận, truyện và kí, thơ ca.

- Các tác phẩm của Người được viết bằng nhiều ngôn ngữ ( tiếng Pháp, tiếng Hán, chữ Quốc ngữ)

- Sự nghiệp văn học của Người mang lại giá trị tinh thần to lớn, để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn người dân Việt và bạn bè quốc tế

Câu hỏi 4: (trang 13 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 2)

Vì sao có thể nói: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là 1 phong cách đa dạng mà thống nhất?

Lời giải:

- Sự đa dạng trong phong cách nghệ thuật được thể hiện ở đề tài, mục đích, nội dung, thể loại và cách viết rất khác nhau.  Như truyện ngắn “Vi hành” được bác viết bằng tiếng Pháp với lối viết hài hước, châm biếng kiểu Pháp, áng văn xuôi theo phong cách châu Âu hiện đại hay tập thơ “Nhật kí trong tù” được Bác viết bằng chữ Hán theo thể thơ Đường luật rất cô đọng và hàm súc. 

- Thống nhất được thể hiện đó là tất cả các tác phẩm mà Bác viết chủ yếu đều hướng tới mục đích lớn nhất là vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và vì hạnh phúc của nhân dân. Bên cạnh đó, sự thống nhất còn được thể hiện ở lối viết giản dị, ngắn gọn, phù hợp với đối tượng, sáng tạo trong việc sử dụng các thể loại, ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật khác nhau để có hiệu quả biểu đạt cao nhất.

Câu hỏi 5: (trang 13 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 2)

Em hiểu như thế nào về nhận xét: “Sự nghiệp văn học của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá đối với dân tộc Việt Nam” 

Lời giải:

Sự nghiệp văn học của Người là tài sản vô giá của dân tộc là bởi chúng mang đậm tinh thần Việt và dấu ấn dân tộc. Những tác phẩm ấy đã thể hiện tinh thần bất khuất, kiên cường của con người Việt Nam và đặc biệt là lòng yêu nước mạnh mẽ và tâm hồn cao cả, giàu lòng nhân ái. Qua những tác phẩm của người đã gợi nhắc về một thời kì lịch sử vàng son mà hào hùng của dân tộc. Đóng một vai trò to lớn trong việc hình thành khuôn mẫu cho nhiều thể loại văn học Việt Nam như văn nghị luận, truyện kí và thơ.

Câu hỏi 6: (trang 13 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 2)

Hãy nêu dàn ý cho bài thuyết trình về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Chủ tịch Hồ Chí Minh nếu em được chuẩn bị cho buổi sinh hoạt câu lạc bộ văn học.

Lời giải:

1. Mở bài: Chào thầy/cô và các bạn. Như chúng ta đã biết thì Bác Hồ được coi là vị lãnh tụ của toàn dân tộc Việt Nam. Nhân dịp kỉ niệm 135 năm ngày sinh của Bác hãy cùng mình đi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác nhé!

2. Thân bài: 

Trước hết là về cuộc đời của Bác (có thể nêu 1 số ý sau): 

- Sinh ngày:19/05/1890

- Sống trong gia đình trí thức có truyền thống yêu nước.

- Bác đã gắn bó và hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng và cho dân tộc Việt Nam 

Tiếp theo là về sự nghiệp của Bác (có thể nêu 1 số ý sau) 

- Năm 1910: Dạy học ở trường Dục Thanh. ít lâu sau vào Sài Gòn sau đó đi nước ngoài tìm đường cứu nước 

- Năm 1918: tham gia Đảng xã hội Pháp, thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước

- 6/1 - 7/2/1930: Chủ trì hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 

- 02/1941: Người về nước, thành lập mặt trận Việt Minh 

- 02/09/1945: Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

- Để lại 1 số tác phẩm nổi tiếng: Nhật kí trong tù, Cảnh rừng Việt Bắc, Bài ca du kích,...

Sau khi nói về cuộc đời và sự nghiệp của Bác có thể liên hệ đến bản thân và thế hệ trẻ ngày nay đã kế thừa và hành động ra sao để thể hiện sự tri ân và công lao của Bác. 

Bên cạnh đó, trong quá trình thuyết minh có thể đặt 1 số câu hỏi cho người nghe để tăng thêm phần tương tác cho bài thuyết trình.

3. Kết bài: Khái quát lại về cuộc đời và sự nghiệp của Bác, dành lời cảm ơn đến người nghe và đặt 1 vài câu hỏi để củng cố lại bài nói vừa trình bày.

Sachbaitap.com

  • Soạn bài Tuyên ngôn độc lập Văn 12 Cánh Diều tập 2

    Soạn bài Tuyên ngôn độc lập Văn 12 Cánh Diều tập 2

    Chỉ ra và làm rõ thành công về nghệ thuật của bản Tuyên ngôn từ các phương diện: cấu trúc câu, biện pháp tu từ, câu khẳng định và câu phủ định. Theo em, bản Tuyên ngôn Độc lập và hai tác phẩm Sông núi nước Nam (Khuyết danh) và Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) có chung tư tưởng và cảm hứng gì? Từ đó, nêu khái quát ý nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập.

  • Soạn bài Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh) Văn 12 Cánh Diều tập 2

    Soạn bài Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh) Văn 12 Cánh Diều tập 2

    Nhận biết nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng có trong phần phiên âm (ngục, trung, vô, tửu, hoa, nhân, hướng, song, tiền, khán, minh, nguyệt, thì, gia), từ đó đối chiếu với phần Dịch nghĩa và Dịch thơ để nhận xét về bản dịch thơ. Hai câu thơ đầu thể hiện tâm trạng gì của người tù? Tâm trạng ấy cho thấy tác giả là người như thế nào? (Chú ý giọng điệu ở câu thơ thứ hai: nại nhược hà?)

  • Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Vi hành - Văn 12 Cánh Diều tập 2

    Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Vi hành - Văn 12 Cánh Diều tập 2

    Nhận xét về nội dung, ý nghĩa của đoạn văn từ “cái vui nhất là ngay đến Chính phủ” đến “sự kiêu hãnh có được một vị hoàng đế”. Theo em, việc tác giả chọn hình thức viết thư cho cô em họ có ý nghĩa gì đối với nghệ thuật trần thuật của truyện? Nêu ý tưởng vẽ minh họa cho một nội dung trong truyện “Vi hành”

  • Soạn bài Viết bài nghị luận về quan niệm yêu nước của tuổi trẻ - Văn 12 Cánh Diều tập 2

    Soạn bài Viết bài nghị luận về quan niệm yêu nước của tuổi trẻ - Văn 12 Cánh Diều tập 2

    Theo em, thế hệ trẻ ngày nay quan niệm như thế nào về lòng yêu nước? Quan niệm ấy có gì giống và khác so với quan niệm yêu nước truyền thống? Hãy viết một đoạn văn chứng minh thơ văn của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh thể hiện rõ lòng yêu nước nồng nàn.