Soạn bài Những chú bé giàu trí tưởng tượng trang 44, 45 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh DiềuSoạn bài Những chú bé giàu trí tưởng tượng trang 44, 45 SGK Tiếng Việt 4 Cánh Diều tập 1. Vì sao Mi-sa và Xa-sa bỏ về, không muốn ngồi cùng I-go? 4. Theo em, tính cách của Mi-sa và Xa-sa có gì đáng yêu? Nội dung chính Những chú bé giàu tưởng tượng: Bằng những câu chuyện tưởng tượng, tán dóc mà vừa có thể mua vui, gây tiếng cười cho nhau; vừa có thể giúp xoa dịu, an ủi những người xung quanh nhờ câu chuyện vui của mình; Mi-sa và Xa-sa đã biến trí tưởng tượng của mình trở nên thiết thực, hữu ích hơn bao giờ hết. Những chú bé giàu trí tưởng tượng Mi-sa và Xa-sa ngồi chơi ngoài sân chung cư. Hai cậu thi tán dóc. Mi-sa bảo: – Có lần, tớ giẫm phải một chiếc xe buýt. Vừa nghe đánh “roạt” một cái, xe đã bẹp rúm. – Xạo quá! Làm sao cậu giẫm bẹp được chiếc xe buýt? – Thì nó là đồ chơi, nhỏ xíu ấy mà. Đến lượt Xa-sa: – Một đêm, tớ bay lên Mặt Trăng. Mi-sa cười phá lên: – Thế cậu trông thấy gì nào? – Tớ bay ban đêm nên không thấy gì. Bay mãi... bay mãi... rồi rơi huych xuống đất. Thế là tỉnh dậy. – Sao cậu không nói ngay từ đầu là cậu ngủ mê? Nghe hai bạn tán dóc, l-go xen vào: – Các cậu khoác lác quá thể! – Nhưng chúng tỏ có lừa dối ai đâu! Chỉ tưởng tượng thôi, như kể chuyện cổ tích ấy mà. I-go xì một cái, tỏ vẻ coi thường. Chúng cãi nhau. Rồi Mi-sa và Xa-sa bỏ về. Qua quầy kem, hai cậu bé lục hết các túi, vừa đủ tiền mua chung một gói kem. Mi-sa bảo: – Chúng mình về nhà lấy dao cắt cho đều. Đến cầu thang, hai cậu bé gặp I-ra. Mắt cô bé đỏ hoe. Mi-sa hỏi: - Vì sao em khóc? – Em bị mẹ mắng. Anh I-go ăn vụng mút, lại bảo là em ăn. Xa-sa bảo:
– Thôi, đừng khóc nữa! Về nhà đi, anh sẽ cho em phần kem của anh. - Thế các anh không thích kem à? – Hôm nay, bọn anh ăn phải đến mười que kem rồi ấy chứ! I-ra đề nghị: – Tốt nhất là chia kem ra làm ba phần. Về đến nhà Mi-sa, ba anh em chia kem làm ba phần. Mi-sa gật gù: – Có lần tớ ăn hết nhẵn cả một thùng kem. I-ra cười to: – Úi dà, anh lại bịa chuyện rồi! Ai mà tin được! – Thì thùng kem nhỏ bằng cái cốc ấy mà! Theo NÔ-XỐP (Hoàng Anh dịch) Đọc hiểu: Câu 1 trang 45 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh Diều: Những câu chuyện của Mi-sa và Xa-sa có gì thú vị? Phương pháp: Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi. Lời giải: Những câu chuyện của Mi-sa và Xa-sa đều là những câu chuyện tưởng tượng và không có thật. Câu 2 trang 45 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh Diều: Vì sao Mi-sa và Xa-sa bỏ về, không muốn ngồi cùng I-go? Phương pháp: Em dựa vào bài đọc để trả lời. Lời giải: Mi-sa và Xa-sa bỏ về, không muốn ngồi cùng I-go vì Mi-sa và Xa-sa thấy vui với những câu chuyện tán dóc, không có thật nhưng giàu trí tưởng tượng. Còn I-go thì không cho là thú vị, vì vốn những điều đó không có thực. Bọn họ không cùng quan điểm với nhau. Câu 3 trang 45 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh Diều: Việc I-go làm có gì khác với trò chơi tán dóc của Mi-sa và Xa-sa? Phương pháp: Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi. Lời giải: Việc I-go là nói dối chứ không phải tưởng tượng, khác với trò chơi tán dóc của Mi-sa và Xa-sa. Câu 4 trang 45 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh Diều: Theo em, tính cách của Mi-sa và Xa-sa có gì đáng yêu? Phương pháp: Em suy nghĩ và trả lời. Lời giải: Mi-sa và Xa-sa biết lấy những câu chuyện tán dóc để yêu thương, đùm bọc mọi người. Không vì những câu chuyện tán dóc mà làm liên luỵ, ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh. Đó là một cách tạo câu chuyện thú vị! Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 3. Như măng mọc thẳng
|
Soạn bài Luyện tập về nhân hóa trang 46, 47 SGK Tiếng Việt 4 Cánh Diều tập 1. Viết 3 câu tả đồ vật hoặc con vật, cây cối có hình ảnh nhân hóa.
Soạn bài Cây tre Việt Nam trang 47, 48, 49 SGK Tiếng Việt 4 Cánh Diều tập 1. Những hình ảnh nào nói lên sự gắn bó thân thiết của cây tre với người dân Việt Nam? Tìm các ý đúng. Viết một đoạn văn ngắn (4 - 5 câu) tả cây cối, trong đó có hình ảnh nhân hoá.
Soạn bài Những thư viện đặc biệt trang 50, 51, 52 SGK Tiếng Việt 4 Cánh Diều tập 1. Kể tên một vài câu chuyện về kho báu mà em đã được học hoặc được nghe.
Soạn bài Luyện tập tả cây cối trang 52, 53 SGK Tiếng Việt 4 Cánh Diều tập 1. Dựa vào kết quả quan sát ở Bài 3, tìm ý và lập dàn ý cho bài văn tả một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh) mà em yêu thích.