Soạn bài Nói và nghe - Luyện tập và vận dụng - Ôn tập Học kì 1 - Văn 10 KNTTSoạn bài Nói và nghe - Luyện tập và vận dụng - Ôn tập Học kì 1 trang 159 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 1. Câu 2. Giới thiệu và đánh giá về một tác phẩm văn học (thơ trữ tình, truyện thần thoại, sử thi, kịch bản chèo, tuồng dân gian....) theo danh mục được gợi ý trong các phần Củng cố, mở rộng sau mỗi bài học. Câu 1. Thảo luận về một vấn đề đời sống hoặc văn học có nhiều ý kiến khác nhau do các bạn tự chọn, dựa trên những hiểu biết và trải nghiệm riêng của mình (chú ý sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ). Phương pháp: - Giới thiệu ngắn gọn về vấn đề đời sống hoặc văn học. - Phân tích cụ thể, rõ ràng về vấn đề đời sống hoặc văn học, đồng thời có những ngữ liệu cụ thể, sinh động. - Đánh giá về vấn đề này. Trả lời: VD: Bàn về thơ, nhà phê bình văn học Belinsky (1811- 1848) cho rằng: Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó là nghệ thuật. Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? Gợi ý bài làm: 1. Mở bài: Dẫn dắt và trích dẫn câu nói cần nghị luận, nêu vấn đề nghị luận: Giá trị của thơ. 2. Thân bài - Giải thích ý nghĩa câu nói: Vai trò của cuộc đời với thơ ca, giá trị của thơ ca là cả nội dung và hình thức nghệ thuật. - Thơ trước hết là cuộc đời. + Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của văn chương là gắn bó sâu sắc với cuộc sống và vì cuộc sống - giá trị nhân đạo. + Thơ được kết tinh bởi những rung động và tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ với thế giới xung quanh nên chất liệu thơ chính là những chất liệu từ cuộc sống. Đó có thể là những sự vật hoặc từ chính cuộc đời nhà thơ. + Lấy dẫn chứng phân tích: Sang thu, Tây Tiến... phân tích chất liệu cuộc đời được sử dụng để sáng tạo bài thơ. + Đánh giá lại giá trị của thơ. - Thơ là nghệ thuật: + Nếu cuộc đời bước vào trong thơ mà không được trau chuốt sẽ thô sơ và không có tính nghệ thuật. + Tất cả chất liệu cuộc sống được phát hiện và chọn lựa đều phải được mài giũa mới trở thành hình ảnh thơ. + Nhà thơ thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật để đưa cuộc sống bình thường vào những bài thơ dạt dào cảm xúc + Dẫn chứng: thơ Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm, Huy Cận... 3. Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa câu nói và rút ra bài học tiếp nhận văn học. Câu 2. Giới thiệu và đánh giá về một tác phẩm văn học (thơ trữ tình, truyện thần thoại, sử thi, kịch bản chèo, tuồng dân gian....) theo danh mục được gợi ý trong các phần Củng cố, mở rộng sau mỗi bài học. Phương pháp: - Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm (nhan đề, tên tác giả,...). - Tóm tắt tác phẩm (vừa đủ để người đọc nắm được nội dung chính). - Phân tích cụ thể, rõ ràng về tác phẩm (chủ đề, nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động. - Đánh giá về tác phẩm dựa trên các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục. - Khẳng định giá trị của tác phẩm. Trả lời: Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là............học sinh.........trường......... Trước một tác phẩm truyện, mỗi người đọc có thể có những cảm nhận, quan điểm riêng biệt, những đánh giá về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó. Đến với bài nói ngày hôm nay tôi xin giới thiệu, đánh giá về nội dung, nghệ thuật sử thi “Ra-ma-ya-na” và đoạn trích Ra-ma buộc tội của Ấn Độ. Tên gọi Ramayaṇa là một từ ghép tatpurusha của Rama và ayana "đi đến, tiến đến", được dịch ra là "những cuộc du hành của Rama". Ramayaṇa bao gồm 24.000 câu thơ đôi trong bảy tập và kể về câu chuyện của một hoàng tử, Rama của xứ Ayodhya, vợ là Sita bị bắt đi bởi vua quỷ (Rakshasa) vua xứ Lanka, Ravana. Trong dạng hiện tại của nó, Valmiki Ramayana có niên đại có thể từ 500 TCN đến 100 TCN. Ramayana ngợi ca chiến công và đề cao đạo đức của hoàng tử Rama, ca ngợi mối tình chung thuỷ của nàng Sita, đồng thời phản ánh sự phát triển của xã hội người Arian. Tuy là một tác phẩm ca ngợi đẳng cấp quý tộc vũ sĩ nhưng đã khắc họa được những gương mặt có tâm hồn trong sáng. Rama là nhân vật lý tưởng kiểu mẫu của đạo Hindu(nhưng lại là hình mẫu của tư tưởng trọng nam khinh nữ, quan trọng trinh tiết, ép vợ nhảy vào lửa để chứng minh trong sạch và cũng là biểu tượng của việc coi trọng danh dự hơn tính mạng người thân của đạo Hindu), của đẳng cấp vương công quý tộc đồng thời là khát vọng của nhân dân về một vị minh quân, một anh hùng tài ba, đức độ, đem lại hạnh phúc cho xã hội. Xita thánh thiện, là mẫu người phụ nữ Ấn Độ cổ đại, một người vợ tiết hạnh, một người con gái nhân hậu, quả quyết, hi sinh quên mình. Tướng khỉ Hanuman có trái tim nóng bỏng nhiệt tình, là hoá thân của lực lượng quần chúng nhân dân làm hậu thuẫn cho những anh hùng chiến đấu cho tự do và công lý, giải phóng bảo vệ đất nước.. Tác phẩm cũng đã nêu bật được khát vọng chiến thắng cái ác, đem lại nguồn an ủi cho quần chúng nhân dân bị áp bức, do đó được nhân dân rất ưa chuộng. Vì thế, những câu chuyện và những nhân vật trong Ramayana đã được nhiều văn nghệ sĩ khắc họa trong thơ ca và trong các công trình mỹ thuật - điêu khắc ở Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. Đặc điểm nổi bật khiến Ramayana sống mãi trong lòng người đọc là sức gợi cảm của nó, với sự kết hợp của yếu tố tưởng tượng kì ảo và việc phản ánh hiện thực khách quan, nét hoang đường kì ảo và việc miêu tả tính cách con người trần tục, những cảnh oai hùng và những cảnh bi tráng. Ramayana đã song hành cùng lịch sử dân tộc Ấn Độ dẫu qua nhiều sự gọt giũa của các thi sĩ vô danh, qua nhiều lời kể của các nghệ nhân dân gian, song vẫn là tiếng ca bất hủ về lòng hướng thiện, tư tưởng yêu hòa bình, đề cao sự công bình bác ái; với những triết lý mang tầm nhân loại có giá trị cho muôn đời: lẽ hài hòa, bổn phận, khát vọng. Đoạn trích Rama buộc tội nằm ở khúc ca thứ 6 chương 79 và được chia làm hai đoạn. Đoạn một nói lên cơn giân dữ và diễn biến tâm trạng của Rama và đoạn còn lại nêu được diễn biến tâm trạng của Xita muốn tự khẵng định bản thân mình trong sạch khi bước lện dàn hỏa thiêu. Đầu tiên ta phải nói tới thái độ của Rama khi gặp lại Xita. Một thái độ hết sức lạnh lùng, dửng dưng, xa cách. Đây là một thái độ không bình thường ở chỗ lẽ thường, sau một thời gian xa cách, gặp lại vợ, Rama phải vui mừng, hạnh phúc… trước đó, Rama đã bất chấp gian khổ, băng rừng vượt suối để tìm Xita, nhưng tại sao khi gặp lại Rama lại không hề có cảm giác với Xita? Có lẽ vì quá yêu thương Xita và đau nhói khi nghĩ rằng Xita đã đánh mất trinh tiết của mình vào tay ác quỷ. Cơn ghen của Rama trước hết được bắt nguồn từ một tình yêu mãnh liệt đối với Xita: "Thấy người đẹp khuôn mặt bông sen với những cuộn tóc lượn sóng đứng trước mặt mình, lòng Rama đau như cắt". Khi Xita chuẩn bị bước lên giàn hoả thiêu, sắc mặt Rama "khủng khiếp như thần chết", chàng "dán mắt xuống đất" không dám nhìn Xita. Cái khác thường là ở chỗ, cơn ghen của chàng gắn liền với danh dự, bổn phận của một quý tộc: "Để trả thù sự lăng nhục, ta đã làm những gì mà một con người phải làm…phải biết chắc điều này, chẳng phải là vì nàng mà ta đã đạt tới chỗ kết thúc chiến tranh…ta làm như thế là vì nhân phẩm của ta, để xoá bỏ vết ô nhục vì uy tín và danh dự của dòng họ lừng lẫy tiếng tăm của mình…". Đặc sắc của nghệ thuật thể hiện tâm trạng nhân vật là ở chỗ tác giả đã đặt nhân vật vào một tình thế đầy mâu thuẫn – mâu thuẫn giữa tình yêu cá nhân và bổn phận, danh dự của một quý tộc. Rama đã đặt danh dự của một quý tộc lên trên tình yêu, đặt cái chung lên cái riêng. Mọi hành động của chàng đều vì bổn phận: “Ta đã làm tròn lời hứa, và bây giờ ta không còn vướng mắc với chính mình. Thái độ của Rama khi Xita bước lên giàn lửa thiêu không nói một lời, Rama tỏ thái độ kiên quyết, dám hy sinh tình yêu để bảo vệ danh dự. Nhìn vào thái độ cử chỉ của chàng “Rama vẫn ngồi, mắt dán xuống đất lúc đó mon chàng khủng khiếp như thần chết vậy”. Như vậy, coi trọng danh dự, hành động vì danh dự là một phẩm nổi bật của Rama. Và đó cũng là phẩm chất lý tưởng của người anh hùng và đó cũng là tính chất cộng đồng trong sử thi cổ đại. Điều thứ hai là diễn biến tâm trạng của Xita. Trước lời buộc tội của Rama, Xita mở tròn xoe đôi mắt đầm đìa giọt lệ…đau đớn đến nghẹt thở, như một giây leo bị vòi voi quật nát. Xita xấu hổ cho số kiếp của nàng, và nàng muốn tự chôn vùi cả hình hài của mình. Những lời của Rama xuyên vào trái tim nàng như một mũi tên…nước mắt nàng đổ ra như suối…Vì Rama buộc tội nàng trước đám đông – Xita bị đẩy vào một tình huống bi kịch, tuyệt. Trước những lời buộc tội của Rama, Xita tìm cách thuyết phục, giãi bày nỗi niềm, hi vọng Rama sẽ hiểu mình. Xita nói trong nước mắt: "Thiếp đâu phải là…". Đó là những lời giãi bày gan ruột, vừa có lý, vừa có tình. Nhưng những lời giãi bày của Xita không làm cho Rama thay đổi. Xita rơi vào tình thế tuyệt vọng. Trong hoàn cảnh đó, Xita đã lựa chọn cái chết để chứng minh cho sự trong sáng, thuỷ chung của mình. Sự lựa chọn của Xita là một sự lựa chọn dũng cảm, được bắt nguồn từ niềm tin vào phẩm hạnh của mình. Đó là sự lựa chọn giữa sống và chết, còn và mất, danh dự và nhân phẩm của một người phụ nữ trước sự chứng kiến của cộng đồng. Những lời nàng nói với thần lửa Anhi như được cất lên từ sự đớn đau, tuyệt vọng và một niềm tin mãnh liệt vào lẽ phải. (Thần Lửa Anhi trong quan niệm của người Ấn Độ cổ đại là vị thần gần gũi, biểu tượng của công lý. Vì thế trước khi bước vào ngọn lửa, Xita xin thần Lửa Anhi chứng dám cho tấm lòng trinh bạch của mình: "Nếu con trước sau một lòng một dạ với Rama thì cúi đầu xin thần hãy tìm hết cách bảo vệ con. Rama đã coi một phụ nữ trinh tiết như một kẻ gian dối; nhưng nếu con trong trắng, xin thần Anhi phù hộ con". Và cuối cùng, tấm lòng trong sáng thuỷ chung của Xita đã được thần Lửa và cộng đồng chứng dám. Danh dự và nhân phẩm của nàng đã được bảo toàn. Như vậy, vẻ đẹp lý tưởng của Xita đã được hoàn thiện: Xita không chỉ có một tình yêu trong sáng thủy chung mà còn có một lòng dũng cảm để bảo vệ tình yêu. Vẻ đẹp lí tưởng đó của Xita chứa đựng một triết lí nhân sinh sâu sắc (người Ấn cho rằng, cuộc đời không phải là một sự phẳng lặng, yên ả, mà luôn tiềm ẩn những bất trắc. Chỉ có lòng dũng cảm mới giúp con người ta vượt qua được thử thách. Họ cho rằng, trong mọi chiến thắng, chiến thắng mình là chiến thắng vĩ đại nhất!). Đây chính là phẩm chất nổi bật của hình tượng Xita qua đoạn trích và cũng là một phẩm chất lý tưởng của người phụ nữ Ấn Độ cổ xưa. Cố nhiên, đây là vẻ đẹp lý tưởng theo quan niệm cộng đồng, do vậy phải được cộng đồng chứng dám và thừa nhận. Điều này cắt nghĩa vì sao khi Xita bước lên giàn hoả thiêu lại có đủ các thần linh trên trời, dưới đất, bè bạn , dân chúng chứng kiến. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Tính cách của Rama đó chính là trọng danh dự, hy sinh cả tình yêu. Còn về Xita, nàng đã chứng minh, khẳng định tấm lòng thuỷ chung nên đã hy sinh tình yêu. Cả hai đều hy sinh tình yêu để bảo vệ danh dự và nhân phẩm.Tác phẩm mang đậm đà tính giáo huấn, tính xung đột gắy gắt về đạo lý, tính đa dạng về hệ thống nhân vật. Như vậy, qua đoạn trích Rama buộc tội, ta đã hiểu được phần nào phẩm chất con người Ấn Độ trong xã hội cổ xưa. Tình yêu của họ thật thiêng liêng và cao quý biết chừng nào. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi rất vinh hạnh nếu được nghe chia sẻ giới thiệu, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của nhiều những tác phẩm truyện khác mà mọi người quan tâm. Câu 3. Lớp học của bạn đã có những hoạt động trải nghiệm gì trong thời gian qua? Hãy lập đề cương cho bản báo cáo kết quả của một trong những hoạt động trải nghiệm đó và trình bày trước nhóm học tập Phương pháp: - Bao quát được diễn biến của cuộc thảo luận về cuộc trải nghiệm (những ý kiến đã nêu, những điều đã được làm rõ, những điều cần được trao đổi thêm...). - Thể hiện được thái độ tán thành hay phản đối trước những ý kiến đã phát biểu. - Tôn trọng người đối thoại để cùng tìm tiếng nói chung về vấn đề. Trả lời: 1. Mở bài - Giới thiệu về trải nghiệm của lớp học + Trải nghiệm ấy diễn ra vào thời gian, thời điểm nào + Nêu ấn tượng chung về trải nghiệm đáng nhớ đó 2. Thân bài - Giới thiệu chung về trải nghiệm đó: + Thời gian cụ thể xảy ra trải nghiệm (ngày nào/ mùa nào/ năm nào) + Không gian xảy ra trải nghiệm (trung tâm, lớp học, nơi tham quan…) + Lúc xảy ra trải nghiệm, em đang ở cùng với những ai? (ai đã chứng kiến và tham gia vào trải nghiệm của em?) - Kể lại các sự việc đã xảy ra trong trải nghiệm theo một trình tự hợp lí: + Sự kiện mà em ấn tượng nhất + Lí do khiến em nhớ về trải nghiệm này + Kết quả của trải nghiệm đó là gì? (mặt tốt/ xấu) + Tác động của trải nghiệm đó đến em và mọi người xung quanh + Kết thúc trải nghiệm, em có những suy nghĩ, bài học như thế nào 3. Kết bài - Nêu những ý nghĩa của trải nghiệm đó đối với bản thân em: + Em cảm nhận như thế nào về trải nghiệm đó? (quan trọng, khó quên…) + Trải nghiệm đó giúp em thay đổi bản thân như thế nào? Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Ôn tập Học kỳ I
|