Soạn bài Ôn tập bài 8 - Văn 10 Chân trời sáng tạoSoạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Ôn tập. Lập bảng đối chiếu chủ đề, thông điệp, tư tưởng, điểm nhìn trần thuật của các văn bản truyện đã đọc trong Bài 8 Đất nước và con người. Nêu nhận xét của bạn về một nhân vật trong văn bản Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi) hoặc Giang (Bảo Ninh). Câu 1. Lập bảng đối chiếu chủ đề, thông điệp, tư tưởng, điểm nhìn trần thuật của các văn bản truyện đã đọc trong Bài 8 Đất nước và con người. Phương pháp: Đọc lại các văn bản đã học trong Bài 8 Đất nước và con người. Lời giải:
Câu 2. Nêu nhận xét của bạn về một nhân vật trong văn bản Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi) hoặc Giang (Bảo Ninh). Phương pháp: Nêu nhận xét của bản thân về một nhân vật bạn thấy ấn tượng. Lời giải: - Nhận xét về nhân vật Giang trong Giang – Bảo Ninh + Biết quan tâm, giúp đỡ người khác có trái tim và tấm lòng nhân hậu + Là cô gái nhạy cảm và tinh tế Câu 3. Cho biết tác dụng của thành phần chêm xen và thành phần liệt kê trong đoạn văn mà bạn đã viết ở mục Từ đọc đến viết. Phương pháp: Đọc lại đoạn văn viết ở mục Từ đọc đến viết. Lời giải: - Liệt kê: “Nước hồ có màu xanh trong vắt, cây cối ven hồ đâm chồi nảy lộc như những ngọn lửa xanh biếc, không khí mát mẻ, dịu dàng.” => Tác dụng: Nhận mạnh vẻ đẹp thiên nhiên ở hồ Gươm - Chêm xen: “hồ Gươm - một điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội” => Tác dụng: Nhấn mạnh Hồ Gươm là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội Câu 4. Việc viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch có những điểm khác biệt đáng lưu ý nào so với việc viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình? Phương pháp: Đọc lại phần Tri thức kiểu bài ở hai dạng này. Lời giải: - Với các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết hay sử thi, cần tập trung cách xây dựng tình huống truyện, miêu tả nhân vật, sử dụng ngôi kể, điểm nhìn, lời của người kể chuyện, đối thoại, độc thoại của nhân vật,... - Với các tác phẩm kịch (chèo, tuồng; bi kịch, hài kịch, chính kịch) thì cần tập trung vào các yếu tố như mâu thuẫn, xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại,... Câu 5. Bạn rút ra được kinh nghiệm gì trong việc trình bày bài giới thiệu, đánh giá một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch? Phương pháp: Tự rút kinh nghiệm cho bản thân. - Với các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết hay sử thi thì cần tập trung cách xây dựng tình huống truyện, miêu tả nhân vật, sử dụng ngôi kể, điểm nhìn, lời của người kể chuyện, đối thoại, độc thoại của nhân vật,... và có dẫn chứng cụ thể trong tác phẩm. - Với các tác phẩm kịch (chèo, tuồng; bi kịch, hài kịch, chính kịch) thì cần tập trung vào các yếu tố như mâu thuẫn, xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại,... - Lí lẽ phải luôn đi kèm với bằng chứng. - Sắp xếp các luận điểm rõ ràng, hợp lí. Lời giải: - Với các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết hay sử thi thì cần tập trung cách xây dựng tình huống truyện, miêu tả nhân vật, sử dụng ngôi kể, điểm nhìn, lời của người kể chuyện, đối thoại, độc thoại của nhân vật,... và có dẫn chứng cụ thể trong tác phẩm. - Với các tác phẩm kịch (chèo, tuồng; bi kịch, hài kịch, chính kịch) thì cần tập trung vào các yếu tố như mâu thuẫn, xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại,... - Lí lẽ phải luôn đi kèm với bằng chứng. - Sắp xếp các luận điểm rõ ràng, hợp lí. Câu 6. Các văn bản Đất rừng phương Nam, Giang và Xuân về gợi cho bạn những suy nghĩ và tình cảm gì đối với quê hương đất nước, con người Việt Nam? Phương pháp: Nêu cảm nhận cá nhân. Lời giải: Các văn bản Đất rừng phương Nam, Giang và Xuân về cho thấy thiên nhiên tươi đẹp và những con người mộc mạc, ấm áp ở quê hương đất nước ta, ở mỗi mảnh đất lại có những cảnh đẹp riêng, nhưng ở bất cứ đâu ta cũng thấy ấm áp và tràn đầy tình yêu thương. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 8. Đất nước và con người (Truyện)
|
Soạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Hịch tướng sĩ. Những nhân vật lịch sử được nêu ở phần 1 có điểm gì chung? Trong phần 2, tác giả đã sử dụng từ ngữ, hình ảnh, câu văn nào để bày tỏ tình cảm của bản thân? Giọng điệu ở phần 3 là người trên nói với kẻ dưới hay là lời người đồng cảnh ngộ?
Soạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Nam quốc sơn hà. Ghi lại những suy nghĩ, cảm nhận của bạn về bài thơ Nam quốc sơn hà. Xác định những câu văn cho thấy tác giả đã liên hệ với bối cảnh văn hóa, xã hội để hiểu câu thơ sâu sắc hơn. Văn bản trên được viết ra nhằm mục đích gì? Tác giả đã thể hiện quan điểm như thế nào khi bàn về bài thơ Nam quốc sơn hà?
Soạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Đất nước. Không gian của "những ngày thu đã xa" được tái hiện qua những hình ảnh nào trong văn bản trên? Hãy ghi lại những hình dung, tưởng tượng mà các hình ảnh thơ ấy gợi ra cho bạn. Hình ảnh "mùa thu nay" khác gì với "những ngày thu đã xa"? Theo bạn, điều gì làm nên sự khác biệt đó?
Soạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Thực hành tiếng việt. Chỉ ra và nêu cách sửa lỗi không tách đoạn và lỗi tách đoạn tùy tiện trong các trường hợp dưới đây. Chỉ ra lỗi về mạch lạc trong các trường hợp dưới đây và nêu cách sửa: