Soạn bài Ôn tập cuối học kì 2 - Viết, nói và nghe ngắn nhất Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạoSoạn bài Ôn tập cuối học kì 2 - Viết, nói và nghe SGK Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo ngắn gọn nhất. Việc viết tường trình cần đảm bảo những yêu cầu gì? Câu 11 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2) Quy trình viết gồm có mấy bước? Người viết cần thực hiện những thao tác gì ở từng bước? Ý nghĩa của từng bước đối với quy trình tạo lập một bài viết là gì? Trả lời: Quy trình viết gồm các bước: - Bước 1: Định hướng văn bản - Bước 2: Xây dựng bố cục - Bước 3: Diễn đạt các ý ghi trong bố cục - Bước 4: Kiểm tra lại Ý nghĩa của việc tạo lập văn bản: - Người nói (viết) muốn trình bày sự vật, sự việc và bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của mình. - Người nghe (đọc) hiểu được sự vật, sự việc và tâm tư, tình cảm của người nói. Câu 12 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2) Lập bảng tóm tắt yêu cầu đối với các kiểu bài như bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (bài 6 và 7), và bài văn biểu cảm về con người (bài 10). Trả lời:
Câu 13 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2) Việc viết tường trình cần đảm bảo những yêu cầu gì? Viết tường trình cần đảm bảo những yêu cầu: - Địa điểm, thời gian xảy ra sự việc. - Những người có liên quan đến sự việc. - Trình tự, diễn biến sự việc. - Nguyên nhân sự việc. - Mức độ thiệt hại (nếu có). - Trách nhiệm của người viết trong trường hợp sự việc đó gây ra hậu quả. Câu 14 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2) Sử dụng bảng dưới đây (kẻ vào vở) để tóm tắt nội dung bài viết trong mục Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản của bài 6:
Câu 15 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2) Lập dàn ý và viết đoạn mở bài cho hai trong ba đề dưới đây: Đề 1: Viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một người bạn tốt mà em đã lâu chưa gặp lại. Đề 2: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm. Đề 3: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học. Trả lời: Đề 1: Viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một người bạn tốt mà đã lâu em chưa gặp lại Dàn ý: 1. Mở bài - Giới thiệu về người bạn thân đó của em. - Nêu cảm xúc của em khi gặp lại người bạn thân đó. 2. Thân bài - Biểu cảm kết hợp với miêu tả vài nét nổi bật trong ngoại hình, tính cách của người bạn đó. - Kể lại ngắn gọn một kỉ niệm sâu sắc nhất về tình bạn giữa em và người đó, có thể là kỉ niệm vui hay buồn; qua đó bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của người bạn dành cho em cũng như của em dành cho bạn. 3. Kết bài - Khẳng định lại tình bạn thân thiết giữa em và người đó. - Cảm nghĩ của em về người bạn. Mở bài: Tôi may mắn có cho mình một cô bạn thân rất đáng yêu tên là Lan Anh. Sau đó vì cuộc sống mà gia đình bạn ấy chuyển đi nơi khác. Hôm nay, sau 1 năm được gặp lại Lan Anh, cảm xúc của tôi thật sự rưng rưng khó tả. Đề 2: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm. 1. Mở bài Dẫn dắt, giới thiệu hiện tượng trong xã hội hiện nay. Khái quát suy nghĩ, nhận định của bản thân về vấn đề này (nghiêm trọng, cấp thiết, mang tính xã hội,…) 2. Thân bài - Giải thích hiện tượng. - Thực trạng: - Nguyên nhân: - Hậu quả: - Lời khuyên: 3. Kết bài - Khẳng định lại vấn đề. - Đúc kết bài học kinh nghiệm, đưa ra lời kêu gọi, nhắn nhủ. Mở bài: Cuộc sống con người ngày càng phát triển với những thiết bị tiện ích để phục vụ cho cuộc sống con người. Cùng với đó, máy tính hay điện thoại ra đời như một phần quan trọng và gần như không thể thay thế với chúng ta. Bên cạnh lợi ích mà đang mang lại, những thiết bị này cũng gây không ít những ảnh hưởng và phiền toái, nhất là với học sinh. Hiện tượng nghiện game điện tử ở học sinh ngày nay đang ở mức đáng báo động. Đề 3: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học. 1. Mở bài: giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật. 2. Thân bài: phân tích đặc điểm của nhân vật - Nhân vật đó xuất hiện như thế nào? - Các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật đó. - Ngôn ngữ của nhân vật - Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào? - Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác 3. Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh gái về nhân vật Mở bài: Truyện Cô bé bán diêm của An-đéc-xen đã gợi cho em một nỗi cảm thương đến xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ, khôn cùng và cái chết vô cùng thương tâm của cô bé. Cô bé đã cạn kiệt về vật chất và bị tổn thương nặng nề về tinh thần. Trong cuộc đời này còn có gì đau đớn hơn khi là một cô bé bị bỏ rơi, cô đơn, lẻ loi giữa trời.
Câu 16 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2) Theo em, để có một bài trình bày hấp dẫn, người nói cần lưu ý những điều gì? Người nói cần lưu ý: - Chú ý phần mở đầu và phần kết thúc. - Chú ý những phần được lặp đi lặp lại trong thân bài. - Chú ý tốc độ nói, giọng nói cần phù hợp với nội dung văn bản. - Chú ý từ khóa của bài nói, nhấn mạnh điểm cần thiết. - Kết hợp lắng nghe và ghi chép, tiếp thu ý kiến phản biện. Câu 17 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2) Tập trình bày các nội dung chính đã thực hiện ở câu 15. Học sinh tập trình bày với bạn theo bàn, theo nhóm tổ hoặc trước cả lớp. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Ôn tập cuối học kì 2
|