Soạn bài Ôn tập học kì 1 Văn 9 Kết nối tri thức tập 1Nêu sự khác biệt giữa thể loại truyện truyền kì và truyện thơ Nôm trên một số tiêu chí: chữ viết được sử dụng, các loại nhân vật được miêu tả, đặc điểm ngôn ngữ. Trong học kì I, em đã được học những kiến thức tiếng Việt mới nào? Nêu những khái niệm cần nắm vững để giải quyết bài tập ở các bài học. Câu 1 (trang 143 sgk Ngữ văn 9 KNTT Tập 1): Xem lại văn bản đọc chính trong 5 bài học ở học kì I, lập bảng vào vở và ghi các thông tin cơ bản. Phương pháp: Gợi nhớ kiến thức về văn bản đọc để điền thông tin phù hợp. Lời giải:
Câu 2 (trang 143 sgk Ngữ văn 9 KNTT Tập 1): Nêu sự khác biệt giữa thể loại truyện truyền kì và truyện thơ Nôm trên một số tiêu chí: chữ viết được sử dụng, các loại nhân vật được miêu tả, đặc điểm ngôn ngữ. Phương pháp: Gợi nhớ kiến thức để chỉ ra sự khác biệt Lời giải: - Điểm khác biệt: * Truyện thơ Nôm: - Viết bằng chữ Nôm, trình bày bằng thơ. - Có cấu trúc phức tạp hơn, có thể bao gồm nhiều câu thơ, tạo thành cốt truyện dài. - Kể về các chủ đề lịch sử, nhân vật lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng dân gian. * Truyện truyền kì: - Trình bày bằng thể văn xuôi tự sự. - Có yếu tố kì ảo và hiện thực. - Truyện truyền kì sử dụng nhiều điển tích, điển cố. - Nhân vật trong truyện truyền kỳ đa dạng: thần tiên; người trần; yêu quái. Các nhân vật thường có nét kì lạ, biểu hiện ở nguồn gốc ra đời, ngoại hình hay năng lực siêu nhiên. Câu 3 (trang 143 sgk Ngữ văn 9 KNTT Tập 1): Không khí lịch sử, bối cảnh xã hội xuất hiện trong một số truyện truyền kì hoặc truyện thơ Nôm có giúp ích gì cho việc đọc hiểu tác phẩm không? Vì sao? Phương pháp: Gợi nhớ kiến thức và đưa ra ý kiến của bản thân Lời giải: Không khí lịch sử, bối cảnh xã hội trong truyện truyền kì và truyện thơ Nôm đóng vai trò quan trọng trong việc đọc hiểu tác phẩm. Bối cảnh lịch sử và xã hội là bức tranh nền bao quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung, ý nghĩa và giá trị của tác phẩm. Nhờ có sự hiểu biết về bối cảnh này, người đọc có thể hình dung rõ nét hơn về thời đại mà tác phẩm được sáng tác, từ đó cảm nhận sâu sắc hơn những thông điệp mà tác giả muốn truyền tải. Lấy ví dụ về tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ. Bối cảnh xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ được thể hiện rõ nét qua chi tiết Vũ Nương bị nghi oan, không có cơ hội để minh oan cho bản thân và buộc phải tự vẫn. Hiểu được bối cảnh này, người đọc sẽ càng cảm thông cho số phận bi thảm của Vũ Nương và đồng thời lên án mạnh mẽ xã hội phong kiến bất công. Hay trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, bối cảnh xã hội đầy rẫy những bất công, thối nát đã góp phần tạo nên bi kịch cuộc đời của Thúy Kiều. Nàng bị vùi dập, chà đạp bởi xã hội, buộc phải bán mình chuộc cha và trải qua muôn vàn cay đắng. Hiểu được bối cảnh này, người đọc sẽ càng thêm thấu hiểu cho số phận oan nghiệt của Thúy Kiều, đồng thời căm phẫn xã hội phong kiến bất nhân. Như vậy, việc nắm bắt không khí lịch sử, bối cảnh xã hội là một bước quan trọng để đọc hiểu tác phẩm một cách hiệu quả. Nhờ đó, người đọc có thể hiểu rõ hơn về nội dung, ý nghĩa và giá trị của tác phẩm, đồng thời có thể cảm nhận sâu sắc hơn những thông điệp mà tác giả muốn truyền tải. Câu 4 (trang 143 sgk Ngữ văn 9 KNTT Tập 1): Trong học kì I, em đã được học những kiến thức tiếng Việt mới nào? Nêu những khái niệm cần nắm vững để giải quyết bài tập ở các bài học. Phương pháp: Gợi nhớ kiến thức tiếng Việt để đưa ra những kiến thức mới cần nắm vững. Lời giải: - Điển tích điển cố - Các yếu tố Hán Việt đồng âm - Các yếu tố Hán Việt gần âm - Biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần - Lời đối thoại và lời độc thoại trong văn bản truyện - Chữ Nôm và chữ quốc ngữ - Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp - Một số lưu ý về cách tham khảo, trích dẫn tài liệu - Câu rút gọn và câu đặc biệt Câu 5 (trang 143 sgk Ngữ văn 9 KNTT Tập 1): Qua việc thực hiện các bài viết trong học kì I, em hãy nêu những điểm khác nhau trong việc sử dụng lí lẽ và bằng chứng ở kiểu bài nghị luận xã hội và kiểu bài nghị luận văn học. Phương pháp: Gợi nhớ kiến thức về phần viết để chỉ ra điểm khác nhau Lời giải: - Điểm khác nhau: + Nghị luận xã hội: Sử dụng các lí lẽ dẫn chứng thực tế cuộc sống để phân tích chứng minh vấn đề. + Nghị luận văn học: Sử dụng các lí lẽ dẫn chứng trong chính các tác phẩm văn học để phân tích chứng minh vấn đề. Câu 6 (trang 143 sgk Ngữ văn 9 KNTT Tập 1): Nêu những nét giống nhau và khác nhau giữa kiểu bài trình bày ý kiến về một vấn đề và kiểu bài thảo luận về một vấn đề. Phương pháp: Gợi nhớ kiến thức về phần nói và nghe để chỉ ra điểm giống và khác nhau. Lời giải: - Giống: Đều sử dụng lời nói kết hợp với ngôn ngữ hình thể để làm rõ vấn đề. - Khác nhau: + Trình bày ý kiến về một vấn đề: Đưa ra ý kiến, nêu lên suy nghĩ nhận xét đưa ra lí lẽ bằng chứng cụ thể để làm rõ ý kiến của mình. + Thảo luận về một vấn đề: Sẽ có nhiều ý kiến của nhiều người để cùng nhau thảo luận. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Ôn tập học kì 1
|
Tâm trạng của tác giả được thể hiện như thế nào trong đoạn trích? Em cần làm gì để biết ý nghĩa của các điển tích được tác giả sử dụng trong đoạn trích? Phân tích tác dụng của các điển tích đó.
Có thể xem văn bản Một nét nổi bật trong sáng tác của Nam Cao thuộc loại văn bản nghị luận văn học được không? Vì sao? Tác giả đã lí giải như thế nào về sự thành công của Nam Cao trong sáng tác văn học?