Soạn bài Ôn tập trang 113 - Văn 10 Chân trời sáng tạoSoạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Ôn tập. Xác định luận điểm, lí lẽ, bằng chứng, mục đích và quan điểm của người viết trong các văn bản nghị luận đã học dựa vào bảng sau (làm vào vở): Các yếu tố biểu cảm có tác dụng như thế nào trong các văn bản nghị luận đã học trong bài? Câu 1. Xác định luận điểm, lí lẽ, bằng chứng, mục đích và quan điểm của người viết trong các văn bản nghị luận đã học dựa vào bảng sau (làm vào vở): Hình ảnh (trang 113, SGK Ngữ Văn 10, tập hai) Phương pháp: - Đọc lại ba văn bản. - Chú ý hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng, mục đích, quan điểm của người viết trong ba bài. Lời giải:
Câu 2. Các yếu tố biểu cảm có tác dụng như thế nào trong các văn bản nghị luận đã học trong bài? Phương pháp: Đọc những văn bản nghị luận có kết hợp yếu tố biểu cảm. Lời giải: - Các yếu tố biểu cảm có tác dụng tác động vào tình cảm của người đọc, gợi suy tư, cảm xúc và thái độ đồng cảm nơi người đọc. - Tăng sức thuyết phục trong các văn bản nghị luận đã học. Câu 3. Việc nhận biết, liên hệ bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội có tác dụng gì trong việc đọc hiểu các văn bản nghị luận trong bài? Phương pháp: Nêu nhận xét về cách liên hệ bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội có tác dụng gì trong việc đọc hiểu các văn bản nghị luận. Lời giải: - Việc nhận biết, liên hệ bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội có tác dụng trong việc đọc hiểu các văn bản nghị luận trong bài: + Dễ hình dung và suy luận vấn đề trong các văn bản nghị luận. + Hiểu được mục đích, ý nghĩa của bài viết. + Chuẩn bị tốt những kiến thức nền để đọc hiểu văn bản. + Có khả năng đánh giá vấn đề trong bài viết. + Nhìn nhận đa chiều về vấn đề trong bài. Câu 4. Khi viết bài luận về bản thân, bạn cần lưu ý điều gì? Ghi lại kinh nghiệm rút ra sau khi viết bài luận về bản thân. Phương pháp: Tự rút kinh nghiệm cho bản thân. Lời giải: - Khi viết bài luận về bản thân, cần lưu ý: + Người viết trình bày được đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân. + Bài viết đưa ra được những bằng chứng để làm rõ cho những đặc điểm của bản thân. + Các thông tin đưa ra trong bài viết cần xác thực, đáng tin cậy. - Kinh nghiệm rút ra sau khi viết bài luận về bản thân: + Cần nhận thức rõ về ưu, nhược điểm của bản thân. + Khi viết bài, cần có những dẫn chứng cụ thể, xác thực. Câu 5. Hãy trình bày một số lỗi liên kết văn bản thường gặp và cách chỉnh sửa. Phương pháp: Đọc lý thuyết tại phần Tri thức Ngữ văn. Lời giải: Một số lỗi liên kết văn bản thường gặp và cách chỉnh sửa: - Lỗi không tách đoạn: Các ý không được tách ra bằng cách chấm xuống dòng (dấu hiệu hình thức). → Cách sửa: Tách đoạn phù hợp với nội dung. - Lỗi tách đoạn tùy tiện → Cách sửa: Không tách đoạn mà chỉ viết một đoạn. - Thiếu các từ ngữ liên kết hoặc sử dụng các từ ngữ liên kết chưa phù hợp → Cách sửa: Sử dụng các từ ngữ liên kết phù hợp. Câu 6. Ghi lại một số kinh nghiệm bạn rút ra được sau khi thực hiện bài thuyết trình về sự lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay. Phương pháp: Sau khi nghe nhận xét về bài thuyết trình, tự rút kinh nghiệm cho bản thân. Lời giải: Một số kinh nghiệm tôi rút ra sau khi thực hiện bài thuyết trình về sự lựa chọn của giới trẻ hiện nay: - Cần có số liệu dẫn chứng cụ thể để biết được giới trẻ hiện nay ưa thích nhóm ngành nghề nào. - Khi thuyết trình nên sử dụng bảng biểu, đồ thị và nên có những phỏng vấn ngắn. - Điều hành cuộc thảo luận theo đúng thời gian quy định, biết ngắt khi cần thiết. - Nên tạo ra cuộc trao đổi giữa người nói và người nghe. - Nói chậm hơn. Câu 7. Bạn hãy tham quan một bảo tàng, di tích lịch sử ở địa phương, sưu tầm hình ảnh, tư liệu và viết bài thu hoạch ngắn để trả lời câu hỏi: Độc lập, tự do có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi quốc gia, dân tộc và mỗi cá nhân? Phương pháp:
Chia sẻ cảm nghĩ cá nhân.
Lời giải:
Em đã có dịp được tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Hà Nội. Ở đây, em đã được trông thấy những đồ dùng, dụng cụ của Bác cùng một số tín vật của các thời đại kháng chiến. Từ những đôi dép cao su, đến những bộ đồ kaki sờn cũ hay chiếc mũ cối bạc màu. Không gian bên trong của bảo tàng khá rộng với kiến trúc 3 tầng, mỗi tầng lại trưng bày những lưu phẩm khác nhau của bác và của thời đại, đánh dấu một thời vàng son chói lọi của dân tộc ta trong sự nghiệp giải phóng đất nước, dân tộc. Ở cạnh bảo tàng Hồ Chí Minh chính là chùa Một Cột được xây dựng vào thời Lý và hiểu thêm về ý nghĩa văn hóa của ngôi chùa này. Có thể thấy, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã lưu giữ không chỉ lịch sử mà còn cả những giá trị văn hóa lâu đời. Điều đó ngầm khẳng định Việt Nam là một nước không chỉ độc lập về lãnh thổ, mà còn độc lập cả về lịch sử và văn hóa. Với tôi, độc lập, tự do là điều tối quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc và cá nhân. Để có thể độc lập, tự do, ta cần phải có sự vững vàng về kinh tế, sự dày dặn về tri thức, văn hóa. Bảo tàng Hồ Chí Minh đã cho tôi thấy được lịch sử của Việt Nam không chỉ là lịch sử chiến tranh, mà còn là lịch sử của văn hóa và con người.
Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 9. Khát vọng độc lập và tự do (Văn bản nghị luận)
|