Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Ôn tập trang 28 Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 1

Hãy sắp xếp các tác phẩm đã học trong bài học này theo lịch sử/ tiến trình văn học. Bạn hãy rút ra những điều cần lưu ý khi Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ; Trình bày bài nói so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ. Qua các văn bản Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu), Tràng giang (Huy Cận), Tiếng thu (Lưu Trọng Lư), bạn có nhận xét gì về cách cảm nhận và tái hiện cuộc sống của các tác giả?

Câu hỏi 1 (Trang 28, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 1)

Câu hỏi:

Hãy sắp xếp các tác phẩm đã học trong bài học này theo lịch sử/ tiến trình văn học.

Phương pháp:

Đọc văn bản và sắp xếp theo tiến trình hợp lí.

Lời giải:

Hoàng Hạc lâu – Tràng Giang – Tiếng thu

Câu hỏi 2 (Trang 28, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 1)

Câu hỏi:

Các tác giả dưới đây sáng tác theo phong cách nào? Hãy ghi vài nét ngắn gọn về phong cách sáng tác của họ (làm vào vở):

Tác giả

Phong cách cổ điển

Phong cách lãng mạn

Thôi Hiệu

 

 

Huy Cận

 

 

Lưu Trọng Lư

 

 

Phương pháp:

- Tìm đọc thêm những thông tin về phong cách sáng tác của tác giả

- Lựa chọn những thông tin chính xác

Lời giải:

Tác giả

Phong cách cổ điển

Phong cách lãng mạn

Thôi Hiệu

Thể thơ thất ngôn bát cú; hệ thống ngôn từ tao nhã, hình ảnh ước lệ tượng trưng, sử dụng nhiều điển tích, điển cố,…

 

Huy Cận

 

Huy Cận là nhà thơ lớn, một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ Mới với hồn thơ ảo não. Huy Cận là một người yêu thích thơ ca Việt Nam, thơ Đường và chịu nhiều liên quan của văn học Pháp.

Lưu Trọng Lư

 

Văn xuôi của Lưu Trọng Lư đa phần mang đậm dấu ấn của một phong cách lãng mạn, mộng mơ nhưng nồng đượm tình cảm.

Câu hỏi 3 (Trang 28, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 1)

Câu hỏi:

Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ trang trọng thể hiện qua đoạn trích sau:

Thuở lâm hành oanh chưa bén liễu,

Hỏi ngày về ước nẻo quyên ca.

Nay quyên đã giục oanh già,

Ý nhi lại gáy trước nhà líu lo

(Chinh phụ ngâm, nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn,

bản diễn Nôm: Phan Huy Ích)

Phương pháp: Xem lại phong cách ngôn ngữ

Lời giải:

Đặc điểm ngôn ngữ trang trọng:

- Là tác phẩm văn học

- Từ ngữ có sắc thái nghiêm trang, tôn kính, tao nhã, mang tính ước lệ, tượng trưng.

Câu hỏi 4 (Trang 28, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 1)

Câu hỏi:

Đề bài: Bạn hãy rút ra những điều cần lưu ý khi:

a. Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ

b. Trình bày bài nói: so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ

Phương pháp: 

Xem lại kĩ năng viết, nói và nghe

Lời giải:

Những lưu ý khi:

a. Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá gai tác phẩm thơ

- Chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt giữa hai tác phẩm theo yêu cầu của đề bài.

- Kết hợp so sánh với nhận xét, đánh giá về giá trị của hai tác phẩm; phân tích sự tương đồng/ khác biệt giữa hai tác phẩm (như hoàn cảnh lịch sử, bối cảnh văn hóa – xã hội, phong cách nghệ thuật của tác giả hay trường phái, thời đại mà tác giả đại diện,…).

- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.

- Sắp xếp luận điểm, lí lẽ, bằng chứng theo trình tự hợp lí, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.

b. Trình bày bài nói: so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ

- Sử dụng kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh tác giả, tác phẩm; sơ đồ so sánh, bảng biểu;…) để tăng tính trực quan và hấp dẫn cho bài nói.

- Lựa chọn cách mở đầu và kết thúc gây ấn tượng, hấp dẫn cho bài nói.

- Kết hợp giọng điệu với nét mặt, cử chỉ, lời nói,… sao cho phù hợp. 

- Dự kiến một số vấn đề mà người nghe có thể thắc mắc và luyện tập trả lời cho thuyết phục, mạch lạc.

Câu hỏi 5 (Trang 28, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 1)

Câu hỏi:

Qua các văn bản Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu), Tràng giang (Huy Cận), Tiếng thu (Lưu Trọng Lư), bạn có nhận xét gì về cách cảm nhận và tái hiện cuộc sống của các tác giả?

Phương pháp:

- Đọc kĩ các văn bản

- Chú ý những chi tiết thể hiện cách cảm nhận và tái hiện cuộc sống của tác giả

Lời giải:

Cách cảm nhận và tái hiện cuộc sống của các tác giả qua các văn bản Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu), Tràng giang (Huy Cận), Tiếng thu (Lưu Trọng Lư):

Các tác giả đều đề cao cảm xúc, cảm nhận sâu sắc những điều xung quanh cuộc sống. Qua cảnh vật biểu hiện được tiếng lòng của con người.

Sachbaitap.com

  • Soạn bài Lão Hạc Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 1

    Soạn bài Lão Hạc Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 1

    Hãy hình dung khi con người rơi vào tình cảnh nghèo đói và túng quẫn, họ sẽ có cách phản ứng như thế nào? Câu chuyện trong đoạn này được kể qua điểm nhìn của ai? Bạn nghĩ gì về tình cảm, thái độ của lão Hạc dành cho con qua đoạn văn này? Đoạn văn này cho thấy lão Hạc là người như thế nào? Bạn có đồng tình với suy nghĩ của ông giáo về lão Hạc trong đoạn này? Tóm tắt cốt truyện Lão Hạc.

  • Soạn bài Hai đứa trẻ Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 1

    Soạn bài Hai đứa trẻ Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 1

    Khi chờ đợi một điều gì đó quan trọng với bản thân, bạn thường có tâm trạng cảm xúc như thế nào? Theo bạn, truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam được viết theo phong cách sáng tác nào? Một tác phẩm văn học có giá trị thẩm mĩ và nhân văn thường đánh thức ở người đọc ít nhất một điều gì đó sâu xa, tốt đẹp trong tư tưởng, tình cảm, Hai đứa trẻ có khả năng đánh thức như vậy không? Vì sao?

  • Soạn bài Lá diêu bông Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 1

    Soạn bài Lá diêu bông Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 1

    Những hình ảnh trong hai đoạn đầu cho bạn biết điều gì về tâm tư của người chị và cảm xúc của chủ thể trữ tình đối với chị? Theo bạn, hình ảnh lá diêu bông biểu trưng cho điều gì? Điều bạn ấn tượng nhất về bài thơ là gì?

  • Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 49 Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 1

    Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 49 Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 1

    Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về vai trò của ước mơ trong cuộc sống con người. Sau đó kiểm tra lại để đảm bảo đoạn văn không mắc lỗi câu mơ hồ. Chỉ ra điểm chung về lỗi mơ hồ trong những câu dưới đây và đề xuất phương án sửa phù hợp. Phân tích lỗi câu mơ hồ trong các trường hợp sau và nêu cách sửa.