Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Phải coi luật pháp như khí trời để thở SGK Ngữ văn 11 tập 1 Cánh diều

Đọc trước văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở và tìm hiểu thêm các bài viết về vấn đề tôn trọng và chấp hành pháp luật trong cuộc sống.Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) để trả lời câu hỏi: Vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở?

* Trước khi đọc 

Câu 1 (trang 104, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Đọc trước văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở và tìm hiểu thêm các bài viết về vấn đề tôn trọng và chấp hành pháp luật trong cuộc sống.

Phương pháp: 

Tìm kiếm các bài viết trên internet liên quan đến chấp hành pháp luật.

Trả lời: 

- Pháp luật với vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay.

- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.

- Mấy vấn đề về phổ biến, giáo dục pháp luật nhìn từ góc độ quốc phòng - an ninh. 

Câu 2 (trang 104, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở được in trong cuốn sách Người Việt: Phẩm chất và thói hư tật xấu. Từ nhan đề cuốn sách, hãy dự đoán nội dung chính của văn bản này. 

Phương pháp: 

Dựa vào nhan đề cuốn sách, tập trung vào giải thích nhan đề.

Trả lời: 

- Văn bản viết về vấn đề: luật pháp. Đây là môt vấn đề gần gũi, cần thiết trong cuộc sống.

- Mục đích của văn bản: cho người đọc thấy được tầm quan trọng của pháp luật.

Hình thức của văn bản được trình bày thành các đề mục lớn, rõ ràng.

- Nội dung văn bản mang lại cho em những thông tin bổ ích: tầm quan trọng của pháp luật với đời sống, xã hội, với sự phát triển đất nước.

- Tình cảm và thái độ của người viết thể hiện trong văn bản

- Dự đoán nội dung chính của văn bản này: những thói hư tật xấu của người Việt đó chính là việc coi thường pháp luật, không chấp hành pháp luật cần phải thay đổi.

- Một số vấn đề tôn trọng và chấp hành pháp luật trong cuộc sống:

+ Pháp luật với vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam.

+ Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông....  

* Trong khi đọc 

Câu 1 (trang 104, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Theo em, nội dung in đậm này có đúng yêu cầu của phần sa pô? 

Phương pháp: 

Đọc kĩ câu in đậm, xem nghĩa của nó để xác định có đúng yêu cầu hay không.

Trả lời: 

Theo em, nội dung in đậm đúng yêu cầu của phần sa pô. Vì nó đã khơi mở vấn đề, nằm ngay dưới tiêu đề có vai trò mở đầu, tóm tắt nội dung bài viết.  

Câu 2 (trang 104, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Quan sát toàn văn bản để biết có bao nhiêu tiểu mục được in đậm.

Phương pháp: 

Tìm các tiểu mục in đậm.

Trả lời: 

Có 4 tiểu mục được in đậm. 

Câu 3 (trang 105, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Nội dung chính của tiểu mục này là gì? 

Phương pháp: 

Giải thích ý nghĩa của tiểu mục.

Trả lời: 

Nội dung chính của tiểu mục này là bàn về vấn đề an toàn trong lao động ở Việt Nam.  

Câu 4 (trang 105, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chú ý việc nêu thông tin bằng cách kể chuyện. 

Phương pháp: 

Đọc cả đoạn và tìm ra tác dụng của việc nêu thông tin bằng cách kể chuyện. 

Trả lời: 

Việc nêu thông tin bằng cách kể chuyện làm cho thông tin thêm tính xác thực, thu hút người đọc hơn. 

Câu 5 (trang 105, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Tác dụng của các số liệu ở đây là gì? 

Phương pháp: 

Đọc cả đoạn và tìm ra tác dụng của việc sử dụng các số liệu

Trả lời: 

Việc nêu số liệu làm cho thông tin thêm tính xác thực.

Câu 6 (trang 105, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Câu văn nào thể hiện thái độ của tác giả? 

Phương pháp: 

Đọc cả đoạn và tìm ra câu văn thể hiện thái độ của tác giả

Trả lời: 

Câu văn: Hãy thử tưởng tượng…  khủng khiếp biết chừng nào!

→ Khẳng định về tác hại của tai nạn giao thông đồng thời làm dẫn chứng đanh thép cho lập luận ở trên  

Câu 7 (trang 106, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Nhan đề tiểu mục này cho biết thái độ gì của tác giả? 

Phương pháp: 

Đọc nhan đề và tìm ra thái độ của tác giả

Trả lời: 

Thái độ lên án, phê phán

Câu 8 (trang 106, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Nội dung tiểu mục này liên quan với nhan đề như thế nào?

Phương pháp: 

Đọc đoạn cuối tìm ra nội dung chính và so sánh với nhan đề.

Trả lời: 

Tên của tiểu mục đã chứa tên nhan đề bài viết. Nội dung mục này có liên quan trực tiếp tới vấn đề mà tác giả Quãng Dũng đang muốn bàn luận trong bài viết. Trong câu chuyện của Giáo sư, người khách thắc mắc về khẩu hiệu được nêu lên là "Sống và làm việc theo pháp luật", đối với anh ta con người sống và làm việc thì phải thở. Như vậy có thể coi luật pháp như khi trời để thở. 

* Sau khi đọc 

Câu 1 (trang 107, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở viết về vấn đề gì? Vấn đề ấy có phổ biến trong cuộc sống hiện nay không? 

Phương pháp: 

Đọc toàn bộ bài, tìm ra vấn đề dựa vào nhan đề. Áp dụng với những kiến thức thực tế hiện nay.

Trả lời: 

- Văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở viết về vấn đề con người phải coi pháp luật như khí trời để thở nếu muốn xã hội văn minh.

- Vấn đề ấy rất cần chú trọng trong cuộc sống hiện nay.  

Câu 2 (trang 107, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Bố cục và cách trình bày của văn bản có gì đáng chú ý? Tóm tắt nội dung chính của từng phần bằng một vài câu ngắn gọn. 

Phương pháp: 

Đọc toàn bộ bài, chú ý bố cục và cách trình bày của văn bản. Tóm tắt nội dung chính dựa vào phần in đậm.

 Trả lời: 

Cố cục và cách trình bày của văn bản được sắp xếp thành nhiều phần, các phần lớn gồm: Nhan đề, tiểu mục, tên tác giả, đơn vị, nơi thực hiện in ấn, thời gian phát hành.

Tóm tắt nội dung chính của từng phần:

- Phần 1: Phần mở đầu

- Phần 2: Bàn luận về vấn đề an toàn lao động bằng việc kể về một tai nạn lao động mà tác giả biết đến. Từ đó đưa ra đánh giá và nhận xét về vấn đề.

- Phần 3: Bàn luận về vấn đề tai nạn giao thông. Kể về một vụ tai nạn giao thông mà tác giả gặp trong lần về quê thăm bạn. Tiếp đến, đưa ra số liệu thống kê số vụ tai nạn giao thông. Từ đó rút ra ý kiến của bản thân.

- Phần 4: Bàn luận và dẫn chứng về các trò đùa tai hại. Từ đó nếu lên vấn đề về đạo đức, văn hóa ứng xử và pháp luật.

- Phần 5: Vấn đề phải coi pháp luật quan trọng như khí trời để thở. Dẫn chứng về câu chuyện của giáo sư Phan Ngọc, từ đó đưa ra kết luận về tầm quan trọng của pháp luật.

Câu 3 (trang 107, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chỉ ra tính chất tổng hợp của văn bản thông tin Phải coi luật pháp như khí trời để thở

Phương pháp: 

Đọc toàn bộ bài, tìm ra tính chất tổng hợp.

Trả lời: 

- Trong văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở tác giả đã đặt ra vấn đề về phải coi phép luật như khí trời để thở. Tác giả tiến hành phân chia đề mục từng phần khác nhau. Trong từng phần là dẫn chứng thực tế, những câu chuyện có thật, những số liện cụ thể để từ đó đúc rút ra những kết luận, bài học. 

→ Cuối cùng tổng kết được tầm quan trọng của pháp luật: "Để tiến đến văn minh, phải thượng tôn pháp luật." 

Câu 4 (trang 107, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Theo em, văn bản này nhằm mục đích gì? Mục đích ấy đã được làm sáng tỏ như thế nào? Em có nhận xét gì về thái độ và tình cảm của người viết thể hiện trong văn bản?

Phương pháp: 

Đọc toàn bộ bài, tìm ra mục đích của văn bản. Đưa ra nhận xét về thái độ và tình cảm của tác giả. 

Trả lời: 

- Văn bản nhằm mục đích chứng minh cho độc giả thấy được tầm quan trọng của pháp luật, muốn xã hội văn minh phải tôn trọng, thực thi đúng pháp luật hay “thượng tôn pháp luật”.

- Mục đích được làm sáng tỏ bằng cách chia văn bản thành nhiều mục với từng nội dung nổi bật đang phổ biến trong xã hội như: vấn đề an toàn lao động, tại nạn lao động, một số trò đùa tai hại của cá nhân, tập thể. Tác giả dẫn chứng bằng những câu chuyện có thức, những số liệu cụ thể để tăng sức thuyết phục. Ngoài ý kiến nhận xét của cá nhân, tác giả còn kết hợp nhận xét, đánh giá của một số người nhằm tăng tính khách quan của văn bản.

- Văn bản trên thể hiện sự quan tâm, am hiểu pháp luật của tác giả. Qua văn bản, tác giả phê phán, lên án những hành vi làm trai pháp luật, không tôn trọng pháp luật.

Câu 5 (trang 107, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Nội dung văn bản mang lại cho em những thông tin và nhận thức bổ ích gì? Hãy kể lại một vài hiện tượng vi phạm pháp luật mà em biết trong cuộc sống (được chứng kiến, nghe kể hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng).

Phương pháp: 

Chỉ ra những thông tin và nhận thức bổ ích. Dựa vào kiến thức thực tế để kể lại một số hiện tượng vi phạm pháp luật.  

Trả lời: 

- Thông qua văn bản em biết có cái nhìn trực quan về xã hội, biết thêm nhiều các câu chuyện thực tế, các vấn đề vi phạm pháp luật để từ đó hiểu hơn và ý thức tầm quan trọng của pháp luật với đời sống. Đồng thời rút ra bài học cho mình là phải cố gắng tu dưỡng đạo đức, tuân thủ pháp luật để xây dựng một xã hội văn minh hơn.

- Một vài hiện tượng vi phạm pháp luật trong cuộc sống mà em đã gặp hoặc biết được:

+ Hiện nay, nhiều cá nhân khi tham gia giao thông không chấp hành tốt luật giao thông, vượt đèn đỏ và gây ra nhiều những tai nạn thương tâm. 

+ Ba cô tiếp viên hàng không bị bắt do vận chuyển ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam.  

Câu 6 (trang 107, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) để trả lời câu hỏi: Vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở?

Phương pháp: 

Dựa vào nội dung chính của văn bản, trình bày thành đoạn văn làm rõ vấn đề. 

Trả lời: 

Pháp luật được hiểu là  một hệ thống các quy tắc xử sự chung được Nhà nước đề ra và mang tính bắt buộc thực hiện với mọi cá nhân trong xã hội. Nội dung của pháp luật thể hiện ý chí, bản chất của giai cấp thống trị trong bộ máy chính quyền Nhà nước. Pháp luật không cấu thành nên các quan hệ xã hội, nhưng pháp luật là một phương thức hữu hiệu để định hướng và phân phối sự phát triển của các quan hệ xã hội. Đặc biệt, trong thời kì hội nhập hóa, hiện đại hóa, đời sống xã hội đang có nhiều sự thay đổi lớn, khi đó vai trò của pháp luật càng được thể hiện rõ. Sau mỗi cuộc cải cách hay cách mạng xã hội, những yếu tố mới được xác lập thường gặp phải sự phản kháng và lực cản từ nhiều phía. Ngược lại, những yếu tố cổ hủ, không còn phù hợp nhưng chưa hoàn toàn bị tiêu diệt. Trong điều kiện đó, “Luật pháp được xem như một phương thức hữu hiệu đế điều tiết các động thái xã hội và các quan hệ phát sinh từ các biến đổi xã hội quan trọng đó”. Dưới sự kiểm soát của pháp luật, những yếu tố mới, tích cực, tiến bộ sẽ được đề cao, nhờ đó sự tồn tại của chúng được hiện hữu, trở nên chính thức và chắc chắn, không thể xoay chuyển. Có thể nói, mọi chủ trương cải cách, đổi mới nếu không có pháp luật đảm bảo thì khó có thể thành công, pháp luật thật sự rất cần thiết và quan trọng với cuộc sống như khí trời để thở vậy.

Sachbaitap.com 

Xem thêm tại đây: Bài 4. Văn bản thông tin