Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Phiếu học tập số 2 ngắn nhất Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức

Soạn bài Phiếu học tập số 2 SGK Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức ngắn gọn nhất. Câu 2 Hình ảnh đất nước hiện lên như thế nào trong cảm nhận của nhà thơ?

Đọc

Chọn phương án đúng

Câu 1 (trang 134 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Cách trình bày các dòng thơ trong đoạn trích có gì đặc biệt?

A. Không sử dụng dấu chấm, dấu phẩy trong các dòng thơ

B. Không viết hoa tên riêng trong các dòng thơ

C. Không viết hoa tiếng mở đầu, không sử dụng dấu câu

D. Không sử dụng dấu chấm, dấu phẩy cuối dòng thơ

- Đáp án: C

Câu 2 (trang 134 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong từ ngữ in đậm sau đây: “tôi yêu đất nước này áo rách”?

A. Nhân hoá

B. Hoán dụ

C. Ẩn dụ

D. So sánh

- Đáp án: C

Câu 1 (trang 134 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Tình cảm của nhà thơ với đất nước được thể hiện đậm nét ở những từ ngữ, hình ảnh, dòng thơ nào?

Lời giải chi tiết:

Tình cảm của nhà thơ với đất nước được thể hiện đậm nét ở những từ ngữ, hình ảnh, dòng thơ: “yêu đất nước này áo rách”, “yêu nhau trong từng hơi thở”, “thương cây nhớ cội hoài”, “tôi yêu đất nước này như thế”.

Câu 2 (trang 134 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hình ảnh đất nước hiện lên như thế nào trong cảm nhận của nhà thơ?

Lời giải chi tiết:

- Trong cảm nhận của nhà thơ, đất nước hiện lên với những hình ảnh gần gũi, giản dị: đất nước áo rách, căn nhà dột, đèn đêm, cây cỏ trong vườn.

- Đất nước còn gắn với những hình ảnh yêu thương, gần gũi của con người: mẹ tôi chịu khó, chịu thương, yêu một giọng hát hay.

- Đất nước gắn liền với những nét văn hóa đẹp đẽ: âm nhạc dân gian (mái đẩy, vọng cổ); tục lệ thờ cúng ông Táo của người dân.

=> Tất cả những nét đẹp đó đã in sâu trong tâm trí tác giả để khi nghĩ về đất nước, những đặc điểm gần gũi, thân thương ấy lại hiện về

Câu 3 (trang 134 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài”

Lời giải chi tiết:

Câu thơ trên sử dụng biện pháp ẩn dụ. “Cây” và “cội” được nhắc tới ẩn dụ cho quê hương, đất nước, cho những điều thân thuộc mà tác giả tự nhủ sẽ không bao giờ quên.

Câu 4 (trang 134 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Các dòng thơ “căn nhà dột phên không ngăn nổi gió vẫn yêu nhau trong từng hơi thở” gợi cho em những liên tưởng gì về đất nước, con người Việt Nam?

Lời giải chi tiết:

Các dòng thơ “căn nhà dột phên không ngăn nổi gió vẫn yêu nhau trong từng hơi thở” gợi cho em liên tưởng về một đất nước Việt Nam nghèo khó, phải đương đầu với nhiều thử thách, khó khăn nhưng con người vẫn luôn yêu thương, đùm bọc, quan tâm lẫn nhau

Viết

Viết đoạn văn (khoảng 10 – 15 câu) nêu cảm nhận của em về tình cảm của nhà thơ với đất nước, con người được bộc lộ trong đoạn trích trên

Lời giải chi tiết:

 Yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Tình yêu quê hương, đất nước đã trở thành mạch nguồn dồi dào cho những sáng tác thi ca nhạc họa. “Bài thơ của một người yêu nước mình” của tác giả Trần Vàng Sao cũng nằm trong mạch nguồn ấy. Ngay từ nhan đề bài thơ đã thông báo, truyền tải đến độc giả về một tình yêu thiêng liêng, sâu đậm: tình yêu nước. Tiếp đó là những câu thơ bình dị, không viết hoa đầu dòng, không có dấu chấm, dấu phẩy. Hình thức thơ độc đáo này như một sự khẳng định về mạch nguồn chảy mãi, không ngắt quãng, không chịu dừng lại. Tình yêu đất nước trong thơ Trần Vàng Sao gắn liền với tình thân gia đình, những rung động với từng cảnh vật, con người trên quê hương, trở đi trở lại qua điệp từ “tôi yêu”:

tôi yêu đất nước này áo rách

tôi yêu đất nước này như thế

Ý thơ hoà quyện giữa khung cảnh thanh bình và hiện thực tàn khốc. Làng quê đất nước hiện lên thơ mộng nhưng cũng mang đậm giá trị hiện thực “đất nước áo rách”, “căn nhà dột phên”. Và, cuộc sống của những con người ở đó, nơi chiến trinh lửa đạn đi qua đầy những cơ cực nhưng cũng để lại muôn vàn thương yêu. Từng chi tiết bình dị, thân thuộc đi vào trong thơ ông một cách tự nhiên nhất: “cây cỏ trong vườn”, “bài mái đẩy”, “câu vọng cổ”… Tất cả đã đi vào trong thơ của Trần Vàng Sao một cách tự nhiên và chan chứa yêu thương

Nói và nghe

Chọn một trong hai câu sau:

Câu 1. Đọc thuộc lòng và diễn cảm một số bài thơ đã học ở một trong các bài: Bầu trời tuổi thơ, Khúc nhạc tâm hồn, Cội nguồn yêu thương, Giai điệu đất nước.

Lời giải chi tiết:

Nhớ lại và đọc diễn cảm bài thơ Ngàn sao làm việc

Bóng chiều tỏa ra nhanh

Trên các bờ bụi rậm

Đồng quê đang xanh thẫm

Bỗng chốc trở tối mò

 

Trâu tôi đã ăn no

Bước giữa trời yên tĩnh

Trâu tôi đi đủng đỉnh

Như bước giữa ngàn sao


Sông Ngân hà nao nao

Chảy giữa trời lồng lộng

Sao Thần Nông tỏa rộng

Một chiếc vó bằng vàng

Đón những sao dọc ngang

Như tôm cả bơi lội


Phía đông nam rời rợi

Ai đặt một chiếc nơm

Rờ rỡ ngôi sao Hôm

Như đuốc đèn soi cá


Bên trời đang rộn rã

Cả nhóm Đại Hùng Tinh

Buông gàu bên sống Ngân

Suốt đêm lo tát nước...


Ngàn sao vui làm việc 

Mải đến lúc hừng đông

Phe phẩy chiếc quạt hồng

Báo ngày lên, về nghỉ

Câu 2. Trình bày cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ hoặc đoạn thơ yêu thích.

Lời giải chi tiết:

Trình bày cảm xúc của em sau khi đọc một đoạn thơ bất kì trong bài Mùa xuân nho nhỏ

Trước mùa xuân của đất nước, nhà thơ tâm niệm về mùa xuân riêng của mỗi cuộc đời và dạt dào một khát vọng hiến dâng:

Ta làm con chim hót

  Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

        Một nốt trầm xao xuyến.

     Nếu ở đầu bài thơ tác giả miêu tả những hình ảnh làm đẹp thêm, tô điểm thêm cho mùa xuân là âm thanh náo nức vang trời của tiếng chim chiền chiện và sắc màu tím biếc dịu dàng của cánh lục bình nhỏ trên sông thì ở đây tứ thơ được lặp lại, tạo ra sự đối ứng chặt chẽ. Tác giả mong muốn được làm bông hoa toả ngát hương, con chim mang tiếng hót và nốt trầm xao xuyến để hiến dâng nhưng không làm mất đi nét riêng của mỗi người. Đó thực sự là lời tâm niệm chân thành, tha thiết, khiêm nhường và khát khao được cống hiến phần tinh tuý nhất của mình làm đẹp thêm mùa xuân của quê hương, xứ sở mà không bị giới hạn bởi thời gian, tuổi tác.

Sachbaitap.com

Xem thêm tại đây: Ôn tập học kì I