Soạn bài Quy trình tạo lập văn bản SBT Ngữ Văn 7 tập 1Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 29, 30 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Nếu người tạo lập văn bản không quan tâm đến việc mình viết (nói) cho ai, viết (nói) để làm gì thì có thể xác định đúng mình phải viết (nói) cái gì không ? Và sự không quan tâm ấy có thể dẫn đến hậu quả gì ? 1. Nếu người tạo lập văn bản không quan tâm đến việc mình viết (nói) cho ai, viết (nói) để làm gì thì có thể xác định đúng mình phải viết (nói) cái gì không ? Và sự không quan tâm ấy có thể dẫn đến hậu quả gì ? Trả lời: Em hãy tham khảo những câu chuyện sau đây, để có thể tự rút ra câu trả lời cho các câu hỏi trong bài tập : “Tôi nhớ, trong kháng chiến, có một lần ở xã mà cơ quan tôi đóng, có tổ chức một cuộc mít tinh. [...] Ông chủ nhà tôi ở cũng đi dự. Ông là người Thổ [...]. Lúc ông chủ nhà tôi về, tôi hỏi khéo : - Thế nào, cụ nghe tiếng Kinh có hiểu không ? - Có chứ. - Anh ấy nói những gì ? - Anh ấy nói dài lắm. Tôi chỉ nhớ rằng : Bây giờ độc lập rồi. Chuyện cũ bỏ đi. Mỗi tháng đóng một hào. Tôi bật buồn cười... Anh cán bộ nói gần một giờ đồng hồ. Ông chủ nhà tôi chỉ nhớ bốn tiếng Chuyện cũ bỏ đi… Lại một lần nữa, ngày bắt đầu kháng chiến, làng tôi ở cũng mở cuộc mít tinh để giải thích vì sao ta kháng chiến, và kết quả là ai thắng... Diễn giả so sánh hai lực lượng ta và địch về chính trị, về kinh tế, về quân sự v.v... Chính tôi nghe cũng thấy khó hiểu quá. Cuộc mít tinh tan, nhân dân ra về. Bỗng có một bà lay cánh tay tôi, hỏi : “Anh ơi, người ta nói thế là Tây được hay Cụ Hồ được ?”. Tôi đáp : “Cụ Hồ được”. Bà ấy sung sướng : “Ừ, thế thì đánh nhau”. (Nguyễn Công Hoan) 2. Bài tập 3, trang 46-47, SGK. Trả lời: a) Cần nhớ dàn bài mới chỉ là một cái sườn, một cái khung xương, chứ chưa phải đã là văn bản. Sau khâu lập dàn bài còn có khâu viết (nói) thành lời. Khi đó, văn bản mới thực sự hình thành, cũng tựa như khung xương, phải sau khi được đắp thịt da mới trở thành cơ thể. Vì thế, dàn bài phải được viết sao cho thật rõ ý, và càng ngắn gọn càng tốt (vì đỡ mất thời gian viết, mà ý tứ lại dễ nhận ra). Từ đó, có thể dễ dàng rút ra kết luận : Lời lẽ của dàn bài không nhất thiết phải là những câu văn hoàn chỉnh, đúng ngữ pháp và liên kết với nhau. b) Hãy quan sát cách trình bày trong dàn ý dưới đây : I. Mở bài II. Thân bài 1. Ý lớn 1 : a) Ý nhỏ 1 : b) Ý nhỏ 2 : 2. Ý lớn 2 : III. Kết bài Có thể từ đây rút ra kết luận : - Phải quy định một hệ thống kí hiệu chặt chẽ cho các phần, mục lớn nhỏ của dàn bài (khi nào viết số La Mã, khi nào viết số thường, khi nào viết chữ in hoa, khi nào viết chữ thường, khi nào gạch đầu dòng v.v...). - Sau mỗi phần, mục, mỗi ý lớn ý nhỏ đều phải xuống dòng. - Các phần, mục, các ý ngang bậc nhau phải viết thẳng hàng với nhau. - Ý nhỏ hơn phải viết lùi vào phía trong ý lớn hơn. 3. Nhóm học tập của em chuẩn bị thuyết trình trước lớp về đề tài : Kể cho các bạn nghe về người mà em yêu quý nhất. Cả nhóm tranh luận sôi nổi về định hướng của bài. Bạn này thì cho rằng : Đề bài có từ kể, vậy bài trình bày phải thuộc kiểu văn bản tự sự. Bạn kia lại bảo hiểu thế không đúng, thực ra đây là một bài văn miêu tả. Còn bạn thứ ba thì khăng khăng : Bài phải có cả hai phương thức biểu đạt trên. Bạn nhóm trưởng bối rối không biết nghe ai, nên hỏi ý kiến em. Em sẽ trả lời bạn thế nào ? Trả lời: Hãy xem lại kiến thức Tập làm văn của lớp 6 để thấy rõ : Kể cho các bạn nghe về người mà em yêu quý nhất là một đề bài tự sư. Do đó, bài trình bày phải là một bài văn tự sự. Những yếu tố miêu tả được đưa vào bài chỉ có ý nghĩa và chỉ được chấp nhận khi nó giúp cho việc tự sự sinh động hơn và có hiệu quả hơn. 4. Có bạn nhắc : Đề bài yêu cầu “kể cho các bạn”, vì thế người thuyết trình phải xưng mình hoặc xưng tôi. Nhưng một bạn khác kiên quyết phản đối vì ở lớp lúc ấy còn có cô giáo, vậy phải xưng em mới đúng. Nếu là nhóm trưởng thì em sẽ quyết định thế nào ? Trả lời: Đề bài rõ ràng không yêu cầu người trình bày phải kể cho thầy, cô giáo. Sự có mặt của thầy, cô giáo chỉ để đánh giá và giúp đỡ các em tạo lập văn bản được tốt hơn. 5. Ân đã xây dựng bố cục cho bài trình bày của mình như sau : (I) Mở bài : Miêu tả người mình yêu quý nhất (hình dáng, cử chỉ, tính tình...). (II) Thân bài : (1) Kể lại một số kỉ niệm mà mình không thể nào quên về người ấy (trong sinh hoạt thường ngày, trong một vài hoàn cảnh đặc biệt,...). (2) Kể lại cho mọi người thấy mình đã yêu quý người ấy như thế nào. (III) Kết bài : Trình bày rõ vì sao mình yêu quý người ấy. Theo em, cách sắp xếp ý như trên có đạt các yêu cầu về bố cục của văn bản hay không ? Trả lời: Hãy đối chiếu dàn ý của Ân với các yêu cầu về bố cục trong văn bản. Ví dụ : Miêu tả có là nhiệm vụ của phần Mở bài trong bài trình bày ấy hay không ? Sachbaitap.com
Xem lời giải SGK - Soạn văn 7 - Xem ngay >> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Xem thêm tại đây:
Soạn bài Quy trình tạo lập văn bản
|
Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 32 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Em hãy chỉ ra những sự đối lập trong bài 1. Những đối lập ấy có tác dụng, ý nghĩa gì đối với việc thể hiện nội dung của bài ca dao này ?