Soạn bài Sự ô nhiễm nguồn nước trên bề mặt trái đất và hậu quả - Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 2Nơi bạn sống có tình trạng ô nhiễm nguồn nước không? Nếu có, hãy cho biết một vài nguyên nhân và hậu quả của nó. Văn bản trình bày thông tin theo kiểu bố cục nào? Kiểu bố cục ấy có tác dụng gì trong việc tạo nên sự mạch lạc của văn bản? Nhận xét mối quan hệ giữa nhan đề và nội dung của văn bản. Hãy thiết kế một sản phẩm sáng tạo (tranh, ảnh, poster…) để kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường nước. Trước khi đọc Câu hỏi (Trang 92, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2) Nơi bạn sống có tình trạng ô nhiễm nguồn nước không? Nếu có, hãy cho biết một vài nguyên nhân và hậu quả của nó. Phương pháp: Liên hệ kiến thức thực tế, đưa ra lời giải phù hợp Lời giải: Ô nhiễm nguồn nước là một vấn đề cấp bách toàn cầu, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. Dưới đây là một số nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm nguồn nước: - Nguyên nhân gây ô nhiễm: + Khai thác quá mức nguồn nước: Dẫn đến cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước ngầm. + Biến đổi khí hậu: Gây tăng cường ô nhiễm khi làm gia tăng lượng mưa axit và nước biển dâng cao. + Lạm dụng nguồn nước trong sản xuất và tiêu dùng: Gây ô nhiễm nguồn nước. + Rác thải sinh hoạt và y tế: Gây ô nhiễm nước mặt. + Sản xuất nông nghiệp và công nghiệp: Đổ thải chất độc hại vào nguồn nước. - Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước: + Sức khỏe con người: Nhiễm chất độc hại từ nước uống và thực phẩm. + Hệ sinh thái: Gây tắc nghẽn hệ thống thoát nước và suy thoái nguồn nước. + Sự gia tăng của tảo và vi sinh vật khác: Gây hại cho môi trường nước. Trong khi đọc Câu hỏi 1 (Trang 93, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2) Câu hỏi: Những hoá chất nào được tìm thấy trong cơ thể các loài chim, cá? Phương pháp: Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp Lời giải: Các hóa chất: Thuốc trừ sâu, tô-xơ-phen (toxaphene), DDD và DDE. Câu hỏi 2 (Trang 94, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2) Câu hỏi: Hoá chất nào được chọn để diệt loài muỗi mắt ở Hồ Cli-a? Phương pháp: Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp Lời giải: Hóa chất DDD được chọn để diệt loài muỗi mắt ở Hồ Cli-a Câu hỏi 3 (Trang 95, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2) Câu hỏi: Vì sao nồng độ thuốc DDD lại tăng ở mức độ kinh hoàng trong cơ thể chim lặn? Phương pháp: Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp Lời giải: Nồng độ thuốc DDD lại tăng ở mức độ kinh hoàng trong cơ thể chim lặn vì: Chim lặn là loài ăn cá. Cá lớn nuốt cá bé, cá bé nuốt động động vật ăn cỏ cây, động vật ăn cỏ cây nuốt sinh vật phù du, sinh vật phù du hút chất độc trong nước. Câu hỏi 4 (Trang 95, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2) Câu hỏi: Thuốc DDD tồn tại trong tự nhiên bằng những cách nào? Phương pháp: Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp Lời giải: - Thuốc DDD tồn tại trong tự nhiên bằng các cách: + Ăn sâu vào lớp cấu trúc của các sinh vật đang được nuôi dưỡng trong hồ + Tồn tại nhờ sự sống của các sinh vật trong hồ + Truyền từ thế hệ sinh vật này sang thế hệ sinh vật khác Câu hỏi 5 (Trang 96, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2) Câu hỏi: Theo bạn, thuốc diệt sinh vật gây hại và các loại hoá chất có trong đất, nước ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ của con người? Phương pháp: Đưa ra quan điểm cá nhân Lời giải: Thuốc diệt sinh vật gây hại và các loại hóa chất có trong đất, nước đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người: Sản sinh ra cả chất độc và chất gây ung thư được đưa vào nguồn nước công cộng gây ra nguy cơ mắc bệnh ung thư dẫn đến tỉ lệ tử vong vì căn bệnh này tăng cao. Sau khi đọc Câu hỏi 1 (Trang 96, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2) Câu hỏi: Xác định đề tài, bố cục và thông tin chính của từng phần. Phương pháp: Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp Lời giải: - Đề tài: Vấn đề ô nhiễm môi trường - Bố cục: 3 phần, tương ứng với 3 đề mục - Thông tin chính của từng phần: + Phần 1: Trình bày bằng chứng về sự ô nhiễm nguồn nước được thể hiện rõ ở các vùng di trú hoang dã quốc gia tại Tu-li Lây-kơ, Lâu-ơ Cla-mát, bang Ca-li-phooc-ni-a và Ấp-pơ Cla-mát Lây-kơ, nằm trên đường biên giới của bang Ô-rê-gân. + Phần 2: Cách thức hóa chất thông qua nước len lỏi vào vòng tuần hoàn của tự nhiên để gây ra sự ô nhiễm và cái chết của loài chim lặn. + Phần 3: Ảnh hưởng của hóa chất độc hại có trong nước đến sức khỏe con người.
Câu hỏi 2 (Trang 96, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2) Câu hỏi: Nhận xét mối quan hệ giữa nhan đề và nội dung của văn bản. Đề xuất một nhan đề khác cho văn bản và cho biết cơ sở lựa chọn. Phương pháp: Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp Lời giải: - Nhan đề rất phù hợp và khái quát được nội dung của văn bản. Tất cả các thông tin chính của văn bản đều được trình bày để hướng đến việc làm rõ thực trạng ô nhiễm nguồn nước trên bề mặt trái đất, cách thức hóa chất gây ô nhiễm và hậu quả của vấn đề này. - Đề xuất nhan đề khác: “Ô nhiễm nước trên bề mặt Trái Đất – thực trạng, nguyên nhân và hậu quả”. Cơ sở đề xuất: Dựa trên các thông tin chính được trình bày trong văn bản. Câu hỏi 3 (Trang 96, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2) Câu hỏi: Văn bản trình bày thông tin theo kiểu bố cục nào? Kiểu bố cục ấy có tác dụng gì trong việc tạo nên sự mạch lạc của văn bản? Phương pháp: Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp Nhớ lại kiến thức phần mạch lạc của văn bản Lời giải: Văn bản trình bày thông tin theo trật tự logic; cụ thể như sau: - Liệt kê: Được sử dụng để trình bày những bằng chứng cho thấy không những nước ngầm mà ngay cả nước chảy trên bề mặt đất như ở các khe suối, sông hay nước tưới tiêu đều đang dần bị ô nhiễm. - Quan hệ nhân quả: Trình bày cách thức mà các loại hóa chất như DDT., DDD và DDE thông qua nước len lỏi vào vòng tuần hoàn của tự nhiên để gây ô nhiễm, làm chết các loài sinh vật và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Câu hỏi 4 (Trang 96, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2) Câu hỏi: Xác định (những) thông tin cơ bản và chi tiết của phần văn bản: “Khi đất và mặt nước bị nhiễm thuốc diệt sinh vật gây hại ... hòa vào vùng biển ngầm rộng lớn trong lòng đất”. Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa (những) thông tin cơ bản và thông tin chi tiết. Phương pháp: Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp Lời giải: - Thông tin cơ bản: Khi đất và mặt nước bị nhiễm thuốc diệt sinh vật gây hại cũng như các loại hóa chất khác, có nguy cơ là không chỉ là chất độc mà cả chất gây ung thư đã được đưa vào nguồn nước công cộng. - Các chi tiết: + Tiến sĩ W.C. Hiếu-pơ, Viện Ung thư Quốc gia, cảnh báo “nguy cơ mắc bệnh ung thư do việc sử dụng nước uống bị nhiễm hóa chất sẽ tăng đáng kể trong tương lai gần”. + Một nghiên cứu được thực hiện tại Hà Lan vào đầu những năm 1950 cũng đồng tình với quan điểm của tiến sĩ W.C. Hiếu-pơ, khi cho rằng nguồn nước bị ô nhiễm có nguy cơ gây ra bệnh ung thư. Những thành phố nhận được nguồn nước từ các con sông sẽ có tỉ lệ chết vì ung thư cao hơn nơi mà người dân nhận được nước uống từ nguồn ít bị ô nhiễm hơn như nước giếng. + A-xê-nít, một chất có trong môi trường và là nguyên nhân gây ra ung thư ở người, đã có mặt trong hai sự việc từng xảy ra, trong đó, những nguồn nước bị ô nhiễm là tác nhân gây ra bệnh ung thư. Câu hỏi 5 (Trang 97, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2) Câu hỏi: Tác giả thể hiện thái độ và quan điểm như thế nào về sự tác động của hóa chất có trong nước đến con người? Bạn đồng tình hay không đồng tình với quan điểm này? Vì sao? Phương pháp: Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp Lời giải: - Tác giả bày tỏ thái độ quan ngại khi chúng ta giải quyết một vấn đề nhỏ (tiêu diệt loài muỗi mắt) bằng một cách thức nguy hiểm là sử dụng các hóa chất độc hại, thậm chí có thể gây ung thư. Nói cách khác, giải pháp này đã gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn cho môi trường và sức khỏe của con người. - HS tự do trình bày ý kiến của mình (đồng tình hoặc không đồng tình) với quan điểm của tác giả, miễn là trình bày được lí do thuyết phục. Câu hỏi 6 (Trang 97, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2) Câu hỏi: Dữ liệu được sử dụng trong đoạn văn “Thật vậy, một nghiên cứu được thực hiện ... hai sự việc từng xảy ra” thuộc loại nào? Phương pháp: Nhớ lại kiến thức phần phân loại dữ liệu Lời giải: Loại dữ liệu được sử dụng trong đoạn văn cho trước là dữ liệu thứ cấp vì đây là dữ liệu do tác giả cung cấp, lấy từ liệu sơ cấp là một nghiên cứu được thực hiện ở Hà Lan vào đầu những năm 1905. Nghiên cứu này cho rằng nguồn nước bị ô nhiễm có khả năng gây ra bệnh ung thư. Câu hỏi 7 (Trang 97, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2) Câu hỏi: Dữ liệu và thông tin được cung cấp trong văn bản có đảm bảo yêu cầu về tính mới mẻ, cập nhật và có độ tin cậy không? Vì sao? Phương pháp: Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp Lời giải: Dữ liệu và thông tin trong văn bản có tính mới mẻ, cập nhật ở thời điểm nó ra đời (năm 1962) vì đã lần đầu tiên làm rõ những thiệt hại nghiêm trọng về môi trường sống do thuốc trừ sâu gây ra và bày tỏ sự quan ngại khi chính phủ Mỹ cho phép những hóa chất độc hại được sử dụng tràn lan trước khi chúng được đánh giá chính xác tác động đối với môi trường. Nhờ đó, năm 1972, thuốc trừ sây sử dụng hóa chất DDT đã bị cấm sử dụng ở Mỹ. Dữ liệu được cung cấp trong văn bản cũng có độ tin cậy cao vì nó được mô tả, tổng hợp, diễn giải từ các nguồn dữ liệu sơ cấp có uy tín và giá trị, những bằng chứng về sự ô nhiễm nguồn nước trên bề mặt Trái Đất được trình bày rõ ràng; với những cố liệu cụ thể. Câu hỏi 8 (Trang 97, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2) Câu hỏi: Theo bạn, tác giả có dụng ý gì khi trình bày bằng chứng về sự ô nhiễm nguồn nước trên bề mặt Trái Đất trước khi cung cấp thông tin về hậu quả của nó? Phương pháp: Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp Lời giải: Tác giả trình bày bằng chứng về sự ô nhiễm nguồn nước trên bề mặt Trái Đất để người đọc tin tưởng đây là một hiện tượng có thật, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên và sức khỏe con người, từ đó, người đọc sẽ dự đoán được những hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra. Việc trình bày theo kiểu này vừa đáo ứng mục đích chính là cung cấp thông tin cho người đọc về thực trạng ô nhiễm nguồn nước trên bề mặt Trái Đất và hậu quả vừa làm tăng tính thuyết phục, hấp dẫn cho văn bản. * Bài tập sáng tạo Câu hỏi (Trang 97, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2) Hãy thiết kế một sản phẩm sáng tạo (tranh, ảnh, poster…) để kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường nước. Phương pháp: Tìm kiếm bài tham khảo trên sách, báo, internet,... Dựa vào sự sáng tạo của bản thân >> Học sinh tự thiết kế Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 9: Khám phá tự nhiên và xã hội (Văn bản thông tin)
|
Tâm trạng đợi mưa của các chiến sĩ trên đảo Sinh Tồn được thể hiện như thế nào? Cách thể hiện ấy có gì đặc sắc? Cơn mưa trong tâm tưởng của các chiến sĩ và trong thực tế có (những) điểm gì khác nhau? Theo bạn, vì sao các chiến sĩ trên đảo Sinh Tồn mong mưa như thế? Nhan đề của bài thơ gợi cho bạn suy nghĩ gì về hòn đảo và những người lính trên đảo? Qua bài thơ, tác giả muốn gửi thông điệp gì đến với người đọc?
Chỉ ra một số biểu hiện của sự tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong ngữ liệu tham khảo ở phần Viết (tr. 108 - 112). Nhận xét tác dụng của việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong các đoạn trích dưới đây và cho biết khi sử dụng những phương tiện này, người viết đã chú thích nguồn như thế nào. Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày những thông tin được cung cấp trong biểu đồ dưới đây.
Xác định kiểu bố cục của văn bản. Nhận xét mức độ phù hợp giữa nhan đề với nội dung của văn bản. Đề xuất một nhan đề khác cho văn bản và lí giải cơ sở đề xuất của bạn. Những thông tin, dữ liệu được nêu trong văn bản có ý nghĩa thời sự trong thời điểm hiện tại hay không? Xác định thông tin cơ bản và thông tin chi tiết của phần văn bản Sông đói “ngoạm bờ”.Nếu văn bản không sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ thì hiệu quả biểu đạt của thông tin sẽ như thế nào?
Đề tài của bài báo cáo nghiên cứu là gì? Tìm bố cục của bài báo cáo. Xác định câu hỏi, phương pháp và phạm vi nghiên cứu của bài báo cáo. Bài báo cáo đã sử dụng những loại dữ liệu nào? Để tham dự hội thi Những nhà khoa học trẻ do Đoàn trường tổ chức, bạn hoặc nhóm của bạn hãy chọn một vấn đề về tự nhiên hoặc xã hội ở địa phương được nhiều người quan tâm để tìm hiểu và viết báo cáo nghiên cứu ấy.